Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách chắm sóc sức khỏe nhân dân tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 86 - 94)

* Thành tựu

Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là kể từ khi mới tách tỉnh, mặc dù nền kinh tế tỉnh nhà còn gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, ngành Y tế Phú Thọ đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, thể hiện ở các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe: giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, cải thiện giống nòi. Bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng gismr đi rõ rệt, nhất là các bệnh truyền nhiễm có vacxin tiêm chủng ở trẻ em như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Lao, Bại liệt… Bệnh sốt rét được thanh toán, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm, sức khỏe của đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, người nghèo, đối tượng chính sách đã được chú ý chăm sóc tốt hơn. Các nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe do thay đổi lối sống như môi trường, tệ nạn xã hội, như AIDS, mại dâm, tai nạn giao thông, nạn nghiện hút, bệnh nghề nghiệp đã được chú ý phòng ngừa.

Phú Thọ luôn tích cực quan tâm thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân. “Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân của tỉnh đã có

chuyển biến tích cực. Các chương trình, dự án y tế quốc gia được triển khai

đồng bộ. Công tác y tế dự phòng thu được những thành tựu quan trọng, khống chế, đẩy lùi và thanh toán được một số bệnh dịch nguy hiểm, không để

bệnh dịch lớn xảy ra. Mạng lưới y tế được củng cốvà phát triển. Các chế độ chính sách đối với cán bộ y tế cơ sởđược quan tâm giải quyết; hoạt động của y tếcơ sở có bước chuyển biến; hệ thống khám chữa bệnh được quan tâm đầu

bộ, nhân viên y tế có nhiều tiến bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

bộđược tăng cường; từng bước chẩn chỉnh công tác quản lý nhà nước về y tế và quản lý bệnh viện. Việc khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người có thẻ bảo hiểm y tế được quan tâm. Công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân được chú trọng. Hệ thống y học cổ truyền tiếp tục

phát triển. Mạng lưới cung ứng thuốc dược kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ phòng bệnh và chữa bệnh. Công tác dân số gia đình và trẻ em được quan tâm; tỷ lệ tăng dần dân số tự nhiên và suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm liên tục hàng năm; gần 100% số phụ nữ thai được tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván. Sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện, nhiều chỉ số sức khỏe cộng đồng đạt, một số đã vượt chỉ tiêu đề ra

trong các nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI”. [73; tr.1]. Những thành tựu nổi bật thể hiện trên các mặt:

- Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển: Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2010, mạng lưới y tế đã không ngừng được củng cố và phát triển. Từ rất nhiều khó khăn với hệ thống y tế lạc hậu, yếu kém, nhiều xã ở các huyện miền núi không có trạm y tế, cơ sở vật chất, đặc biệt là các bệnh viện, các trạm y tế, phương tiện phòng chống dịch xuống cấp nghiêm trọng thì đến năm 2010, ngành Y tế Phú Thọ đã có 07 bệnh viện tuyến tỉnh, 10 bệnh viện đa khoa huyện và 09 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 13 trung tâm y tế tuyến huyện, 02 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Ngoài ra còn có 13 trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh; có 277 trạm y tế xã, phường, thị trấn; 1005% các thôn, bản có nhân viên y tế. Cùng với các cơ sở y tế nhà nước, nhờ đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, các cơ sở y tế tư nhân phát triển khá mạnh. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 01 bệnh viện tư nhân, 46 phòng khám đa khoa, 29 phòng khám

chuyên khoa, 71 nhà thuốc tư nhân, 539 đại lý bán thuốc, 11 doanh nghiệp kinh doanh thuốc và 43 phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân.

Đến tháng 12 năm 2010, toàn tỉnh đã có 257 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2001-2010 (trừ 02 xã mới thành lập là xã Phú Mỹ huyện Phù Ninh và xã Vân Lĩnh huyện Thanh Ba), đạt 99% tổng số xã, phường, thị trấn.

Với những kết quả đạt được, đến năm 2010, ngành y tế Phú Thọ đã vinh dự đón nhận nhiều bừng khen, cờ thi đua và những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Đó cũng chính là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao để ngành y tế Phú Thọ tiếp tục phấn đấu nhiều hơn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Công tác y tế dự phòng được đẩy mạnh và đạt được những thành tựu to lớn.

Để bảo vệ sức khỏe nhân dân, thì công tác y tế dự phòng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Xác định rõ vấn đề, trong những năm qua, công tác y tế dự phòng luôn được quan tâm, củng cố kiện toàn; chủ động các phương án, kế hoạch phòng chống dịch bệnh. Mặc dù thời gian qua, nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trên địa bàn, đặc biệt là dịch cúm H1N1, sốt xuất huyết... nhưng đều được phát hiện và khống chế kịp thời. Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được triển khai có hiệu quả, nhờ đó đã hạn chế thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm.

Để đạt được những kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự đầu tư kinh phí, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh. Đặc biệt trong thời gian qua, ngành y tế Phú Thọ đã thực hiện có hiệu quả công tác củng cố mạng lưới y tế xã, thôn, bản. Đặc biệt trong thời gian qua, ngành y tế Phú Thọ đã thực hiện có hiệu quả công tác củng cố mạng lưới y tế xã, thôn, bản. Đây có thể nói là yếu tổ rất quan trọng, vì y tế cơ sở là đơn vị gần dân nhất, là tai, mắt để có thể

phát hiện sớm, can thiệp kịp thời những biểu hiện của dịch bệnh đồng thời có những thông tin cần thiết để ngành có biện pháp giải quyết, ngăn chặn không để dịch lan rộng.

Bằng những nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế trong việc thực hiện chương trình cung cấp muối I-ốt, công tác phòng chống các rối loạn thiếu I-ôt của tỉnh Phú Thọ đã mang lại nhiều hiệu qủa rõ rệt. Năm 2010, ngành y tế Phú Thọ đã thanh toán thành công bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu I-ốt.

Hoạt động tiêm chủng được thực hiện trên diện rộng khắp các huyện, thành thị đến các xã, thôn, bản thuộc vùng sâu, vùng xa. Việc bảo quản, vận chuyển vắc xin lên miền núi được đảm bảo. Các điểm tiêm chủng được tổ chức một cách hợp lý, khoa học và mang lại hiệu quả cao.

Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em được quan tâm và đạt nhiều kết quả quan trọng. Tỷ lệ tai biến sản khoa, tỷ lệ tử vong giảm. Tỷ lệ chết mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống năm 2009 là 8,53, giảm so với năm 2001 là 18,2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 18,68%, giảm 12% so với năm 2001. Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai giảm, dinh dưỡng bà mẹ cho con bú được bảo đảm. Trọng lượng tăng trung bình của bà mẹ mang thai là 10kg, tăng gần 3 kg so với năm 1997.

Trong những năm từ 1997 đến 2010, “dịch HIV/AIDS ở tỉnh Phú Thọ vẫn diễn biến phức tạp, số người bị nhiễm vẫn có xu hướng tăng; phạm vi, đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS lan rộng ở cả vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trước thực tế đó, ngành y tế đã đẩy mạnh các hoạt động thông tin, giáo dục, tuyên truyền, tư vấn thông qua các chiến dịch truyền thông, tổ chức tốt ngày thế giới phòng chống AIDS, đảm bảo an toàn, vô trùng trong dịch vụ y tế, giám sát xét nghiệm… không để xảy ra lây chéo HIV. Tuy nhiên số người nhiễm HIV vẫn tiếp tục tăng và chưa có biện pháp ngăn chặn. Đây trở thành một thách thức lớn đối với ngành y tế nói riêng và cộng đồng nói chung.

- Trên lĩnh vực khám chữa bệnh, phục hồi chức năng: cùng với việc đầu tư phát triển hệ thống y tế, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo ngành y tế thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để không ngừng nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh phục vụ nhân dân. Đến nay, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã triển khai được 100% các danh mục kỹ thuật của bệnh viện hạng I và làm chủ được 43% các kỹ thuật của bệnh viện hạng đặc biệt; 12 bệnh viện đa khoa tuyến huyện và bệnh viện chuyên khoa đã triển khai được 100% các danh mục kỹ thuật theo phân hạng bệnh viện. Mạng lưới khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền cũng đã được củng cố, phát triển từ tuyến tỉnh đến tuyến xã và chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao nhờ được đầu tư các trang thiết bị hiện đại. Với những kết quả đạt được, công tác điều trị bệnh của ngành y tế Phú Thọ đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong long nhân dân, được các cấp, các ngành đánh giá cao.

Hoạt động y học cổ truyền đã phát huy tác dụng tích cực trong việc điều trị các bệnh thông thường và nhiều bệnh mãn tính với chi phí thấp, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

- Công tác dược, trang thiết bị và các công trình y tế: việc cung ứng thuốc thiết yếu đảm bảo kịp thời, chất lượng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Từ năm 2006 đã triển khai thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc, vật tư dạng thuốc cho các cơ sở y tế theo đúng quy định. Thường xuyên chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc trên địa bàn, không để tình trạng thiếu thuốc xảy ra trên địa bàn, không để biến động lớn về giá thuốc, không có thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên địa bàn.

Trong giai đoạn này, ngành y tế tỉnh Phú Thọ nhận được sự quan tâm của Bộ Y tế, của Ủy ban Nhâ dân tỉnh và các tổ chức viện trợ nước ngoài, đặc biệt là từ dự án Hỗ trợ y tế Quốc gia, nguồn vay của ngân hàng thế giới để nâng cấp, bổ sung nhiều trang thiết bị y tế tại cơ sở. 100% Trung tâm y tế huyện, thành thị, xã, phường, thị trấn đã được trang bị những thiết bị y tế cơ

bản. Hệ thống y tế dự phòng cũng được cung cấp những trang thiết bị cần thiết như: Điểm kính, máy phun hóa chất, máy quang phổ từ ngoại, máy đo khí độc, máy xét nghiệm đa thông số, máy điều trị lazer, máy vi phẫu thuật mắt…

Các công trình y tế được quan tâm chỉ đạo đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây mới đảm bảo đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân.

- Công tác đào tạo: Một trong những nhiệm vụ cấp bách trong thực hiện chiến lược phát triển của ngàng y tế Phú Thọ là đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cả về cán bộ phổ cập và cán bộ chuyên sâu. Từ năm 2006 đến nay, toàn ngành đã được bổ sung thêm 1000 biên chế và 277 định biên chế cho y tế cấp xã. Đến nay, toàn tỉnh đã có 30,428 cán bộ y tế công lập/ 1 vạn dân. Trong đó số có trình độ sau đại học chiếm 7,03%; số có trình độ đại học chiếm 21,37%; cao đẳng 5,73%, trung cấp 59,55%; tỷ lệ điều dưỡng đạt 3,1 điều dưỡng/1 bác sỹ. Đến năm 2010, 100% số trạm y tế xã đã có bác sỹ phục vụ. Ngoài ra, y tế ngoài công lập còn có 270 người về lĩnh vực y và 1.325 người về lĩnh vực dược với 8 tiến sỹ và nhiều thạc sỹ, bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa.

Trong công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, ngành có chính sách hỗ trợ các bác sỹ có trình độ về công tác tại đơn vị y tế cơ sở; tạo điều kiện thuận lợi để y, bác sỹ nâng cao trình độ chuyên môn. Từ năm 2008 đến nay, đã cử hàng trăm lượt cán bộ y tế các cấp đi đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa I, II, bác sỹ đa khoa tại các co sở đào tạo trong và ngoài nước. Riêng năm 2010, có 50 bác sỹ về công tác tại bệnh viện tuyến tỉnh, huyện; cử gần 50 y sỹ, dược sỹ đi đào tạo liên thông lên đại học.

Cùng với các hoạt động chuyên môn. Công tác nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật; ứng dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại trên lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đã được tỉnh tạo mọi điều

kiện thuận lợi. Trong thời gian qua, Hội đồng Khoa học của tỉnh đã tổ chức nghiệm thu 6 đề tài cấp tỉnh, các đề tài này đều xếp loại khá và xuất sắc. Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng đã chỉ đạo ngành y tế cùng ba bệnh viện trung ương thực hiện ba nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Tại các đơn vị y tế cũng đã nghiệm thu 356 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, chủ yếu tập trung vào ứng dụng các trang thiết bị hiện đại, các kỹ thuật tiên tiến vào chẩn đoán, điều trị bệnh.

- Công tác xã hội hóa các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân: được đẩy mạnh, tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế với các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân; giữa lực lượng quân y và dân y; giữa y học hiện đại với y học cổ truyền; giữa y tế công lập và ngoài công lập và công tác khám chữa bệnh với công tác y học dự phòng. Nhờ xã hội hóa mà hiện nay 17 bệnh viện công lập đã có 910 giường bệnh xã hội hóa. Hệ thống các cơ sở hành nghề y dược tư nhân đã có: Bệnh viện tư nhân có quy mô 100 giường bệnh, Trường cao đẳng dược, 11 doanh nghiệp kinh doanh thuốc; 71 nhà thuốc, 539 đại lý bán thuốc; 146 cơ sở hành nghề y tư nhân và 45 cơ sở cung cấp dịch vụ y tế khác. Trung bình mỗi năm các cơ sở hành nghề y tư nhân đã tiếp nhận khám và điều trị hàng vạn lượt bệnh nhân, góp phần đáng kể trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giảm tỷ lệ tử vong, giảm số lượt bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên, giúp cho người dân tiết kiệm chi phí, thời gian.

Nhìn chung ở Phú Thọ, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được chú ý, đầu tư, hệ thống y tế được củng cố, đội ngũ thầy thuốc, cán bộ, nhân viên y tế phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các chương trình, mục tiêu y tế quốc gia về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm; phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh xã hội như lao, tâm thần, an toàn vệ sinh thực phẩm… được triển khai đồng bộ và thu được những kết quả quan trọng. Toàn tỉnh hiện có 14 đơn vị y tế tuyến tỉnh, trong đó có 07 bệnh viện đa khoa và chuyên

khoa, 07 trung tâm y tế; 23 đơn vị y tế tuyến huyện, trong đó có 10 bệnh viện đa khoa, 13 trung tâm y tế và 277/277 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách chắm sóc sức khỏe nhân dân tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)