của chính quyền các cấp trong việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Quan tâm củng cố, phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể ở các cơ sở y tế, nhất là tại các trạm y tế cơ sở cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đưa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe nhân dân triển khai thực hiện tại các cơ sở y tế của tỉnh, nhất là tại các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Quan tâm củng cố, phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể nhằm đi sâu, bám sát tình hình cụ thể của từng đơn vị cơ sở, địa phương, từ đó có những biện pháp và chính sách phù hợp để triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
Luôn đảm bảo sự lãnh đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng, sự quan tâm của các cấp chính quyền, chú trọng công tác tuyên truyền, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể… nhằm nâng cao nhận thức, chăm lo cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và của Tỉnh ủy về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đoàn thể đối với việc tổ chức thực hiện, triển khai các nghị quyết. Tiếp tục đưa mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân vào chiến lược, chính sách phát triển khinh tế - xã hội và xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, ngành, đơn vị. Có như vậy việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Phát huy tối đa sự năng động, sáng tạo của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, nâng cao sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Thực tiễn công tác này cho thấy, sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành là điều kiện đảm bảo thắng lợi của công tác chăm sóc, bảo vệ
và nâng cao sức khỏe nhân dân. Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, ngoài vai trò nòng cốt của ngành y tế, cần có sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Dân số, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các huyện, thành, thị, xã, phường, thôn, bản trong quá trình cổ động và triển khai thực hiện.
Cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe trong cộng đồng. Phát huy nội lực, tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá, nhận xét một cách khách quan những thành tựu và hạn chế của quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh Phú Thọ, tác giả luận văn đã nêu rõ những nguyên nhân của thành tựu, hạn chế đó.
Ngoài ra, chương 3 của luận văn cũng đúc kết 5 kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về chăm sóc sức khỏe nhân dân. Những kinh nghiệm đó là thiết thực và có ý nghĩa tham khảo cho Đảng bộ tỉnh trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân ở giai đoạn sau.
KẾT LUẬN
Phú Thọ là tỉnh có truyền thống yêu nước và cách mạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Phú Thọ đã góp phần viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, Bộ Y tế, sự phối hợp các ngành liên quan, ngành y tế Phú Thọ đã từng bước tháo gỡ những khó khăn, trở ngại để củng cố và phát triển, đáp ứng yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ở tỉnh Phú Thọ đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Việc tìm hiểu vấn đề này là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Qua 3 chương, luận văn đã khái quát được những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, những kết quả đã đạt được trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2010, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của những thành công đó.
Những thành công và hạn chế để lại cho Đảng bộ tỉnh và ngành y tế tỉnh những kinh nghiệm quý báu để tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, phấn đấu sớm đưa Phú Thọ trở thành trung tâm y tế lớn của khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế đóng vai trò nòng cốt. Ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, đồng thời cùng cả nước tiến lên trong thời kỳ hội nhập, ngành y tế Phú Thọ luôn phấn đấu vươn lên để chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tốt hơn, xứng đáng là “Thầy thuốc như mẹ hiền” của nhân dân.
Nhận thức được vai trò quan trọng đó, Đảng bộ và ngành y tế Phú Thọ đã xác định phương hướng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn 2010 – 2015 là: Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực. Phấn đấu để mọi người dân được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất, tinh thần. Bảo đảm sức khỏe để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện mục tiêu chung, phải tiến hành các mục tiêu cụ thể: nâng cấp hệ thống khám chữa bệnh trên cơ sở hoàn thiện và phát huy mạng lưới y tế cơ sở, tập trung đổi mới trang thiết bị và có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo đủ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu để đến năm 2015, Phú Thọ trở thành tỉnh có hệ thống khám chữa bệnh hiện đại và hiệu quả; Bảo đảm việc cung ứng thuốc có chất lượng cho nhân dân, tăng cường quản lý giá thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. Nâng cao chất lượng thuốc sản xuất trong tỉnh để đáp ứng nhu cầu thuốc của nhân dân; Tăng tỷ trọng đầu tư cho y tế từ ngân sách nhà nước; Thực hiện thanh toán khám chữa bệnh thông qua bảo hiểm y tế, giảm dần các hình thức chi phí trực tiếp; Khuyến khích các loại hình đầu tư phát triển dịch vụ y tế. Kiện toàn bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Thực hiện chính sách thu hút cán bộ y tế giỏi về công tác tại Phú Thọ và bác sỹ, dược sỹ đến nhận công tác tại tuyến y tế cơ sở. Chăm lo tốt hơn đời sống và điều kiện sinh hoạt của cán bộ, nhân viên ngành y tế.
Để hoàn thành luận văn, bản thân tác giả cũng đã có nhiều cố gắng, tìm tòi, tích lũy, tham khảo nhiều tài liệu. Tuy nhiên, luận văn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế về nội dung và hình thức. Rất mong nhận được sự góp ý của các thành viên Hội đồng bảo vệ luận văn cũng như những người có quan tâm để luận văn tiếp tục được hoàn thiện, xứng đáng với một luận văn thạc sỹ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Ban Khoa giáo trung ương (2006), Một số văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác khoa giáo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban chỉ đạo đề án 1816, Kế hoạch 565/KH-BCĐ về việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ Bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh theo quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 25/6/2008 của Bộ Y tế.
3. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020. 4. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
5. Bộ Y tế (1994), Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình, Nxb Y học, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (1996), Kỹ năng tư vấn và chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ
trẻ em, Nxb Y học, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (1997), Chủ tịch HồChí Minh với công tác bảo vệ sức khỏe, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2001), Quản lý y tế, Nxb Y học, Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2002), Các chính sách và giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, Nxb Y học, Hà Nội.
10.Bộ Y tế (2002), Viện phí, bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ y tế, Nxb Y học, Hà Nội.
11.Bộ Y tế (2003), Thông tư 02/2003/TT-BYT hướng dẫn chương trình phối hợp hoạt động để đẩy mạnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
12. Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng (2005), Thông tư liên tịch 08/2005/TTLT-BYT- BQP triển khai thực hiện Chỉ thị 25/2004/CT-TTg về tăng cường công tác kết
hợp quân - dân y chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và bộ đội trong giai đoạn mới.
13. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (1993), Thông tư liên tịch
04/TTLB năm 1993 hướng dẫn Pháp lệnh đo lường và Pháp lệnh chất lượng hàng hóa trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe nhân dân.
14. Bộ trưởng Bộ Y tế (2007), Quyết định 1467/QĐ-BYT về quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình sức khỏe”, “Làng sức khỏe”, “Tổ dân phố sức khỏe” và “Khu dân cư sức khỏe”.
15. Bộ Y tế (2007), Thông tư 13/2007/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe. 16. Bùi Hồng Lĩnh: Nhìn lại ba năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Tạp chí Lao động và xã hội, số 362 (từ 1 - 15-7-2009).
17. Chính phủ (1964), Nghị định 194-CP năm 1964 ban hành điều lệ giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe do Hội đồng Chính Phủ ban hành
18. Chính phủ (1996), Nghị quyết số 37/CP về định hướng chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời gian 1996-2000 và chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam.
19. Cơ quan đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam (2002): Đưa các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đến với người dân, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam(1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Sự thật, Hà Nội
23. Đảng Cộng sản Việt Nam(1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội
24. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Hà Nội, 1996
25. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996
26. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001
27. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006
28. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
30. GS.TS. Đỗ Nguyên Phương (1999), Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới, Nxb Y học, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 2, tr.261-262.
32. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 2, tr.270.
33. Hội đồng Nhân dân Tỉnh Phú Thọ (2008), Nghị quyết số 153/2008/NQ-
HĐND ngày 13/10/2008 của HĐND tỉnh khóa XVI kỳ họp bất thường về việc quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
34. Hội đồng Nhân dân Tỉnh Phú Thọ (2009), Nghị quyết số 189/2009/NQ-
HĐND về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009-2015
35. Hội Chữ thập đỏ Tỉnh Phú Thọ (2011), Báo cáo 27/BC-CTĐ Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012. 36. Quốc hội (1989), Luật của Quốc hội số 21-LCT/HDDNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân.
37. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc, “Những bài học lớn trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
39. PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc: “Phát huy dân chủ và nhân tố con người”, Báo Tiền Phong, 01/2011.
40. Phạm Xuân Nam, “Quản lý phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001
41. PGS.TS. Phạm Xuân Nam, Tổng quan về xã hội Việt Nam trong quá trình đổi mới đểphát triển và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Nguyễn Thị Kim Ngân: Bảo đảm mức sống, từng bước cải thiện cuộc sống người có công trong điều kiện kinh tế thị trường và lạm phát, Tạp chí
Lao động và xã hội, số 350.
43. Nguyễn Thị Hằng (8.2000), “Tiếp tục đổi mới và thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa trong thời kỳ mới”, Tạp chí Cộng sản, (15).
44. Nguyễn Thị Hằng (11.2000), “Chính sách xã hội trong đổi mới đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (21).
45. Nguyễn Tiến Khôi, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
46. Sở Lao động thương binh – Xã hội tỉnh Phú Thọ (12/2012), “Công văn số 4960 V/v Đôn đốc thực hiện chính sách đối với người lao động”.
47. Sở Y tế Phú Thọ (2002), Kế hoạch củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Phú Thọ.
48. Sở Y tế Phú Thọ (2006), Báo cáo số 769-BC/SYT Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng "Về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở" và Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị "Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới"
49. TS. Nguyễn Thị Thanh, “Chính sách xã hội của Đảng trong hơn hai mươi năm đổi mới”, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 12/2011.
50. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg Phê duyệt