Điều kiện tự nhiên:

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất, nước phục vụ mở rộng vùng trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn việtgap tại xã quảng thắng, thành phố thanh hóa (Trang 48 - 52)

4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1.Điều kiện tự nhiên:

4.1.1.1. Vị trí địa lý:

Xã Quảng Thắng nằm về phía Nam thành phố Thanh Hóa, có vị trí giáp ranh như sau:

+ Phía Bắc giáp phường Đông Vệ

+ Phía Nam giáp xã Đông Vinh (huyện Đông Sơn) và xã Quảng Thịnh (Quảng Xương).

+ Phía Đông giáp phường Đông Vệ.

+ Phía Tây giáp xã Đông Hưng (Đông Sơn)

Vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hóa: Gần đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45 và cảng Lễ Môn, cách Khu kinh tế Nghi Sơn và cảng Nghi Sơn khoảng 40 km, cách bãi biển Sầm Sơn - Thanh Hóa khoảng 16 km. Thành phố Thanh Hóa có hệ thống giao thông phát triển, là nơi thu hút tập trung khối lượng hàng hóa dịch vụ lớn nhất của cả tỉnh để phân phối đi các huyện trong tỉnh, trong nước và xuất khẩụ Xã Quảng Thắng vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện khác trong tỉnh, với các tỉnh khác trong nước. Tỉnh Thanh Hóa có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Khách du lịch và khách vãng lai là các đối tượng không chỉ đòi hỏi tiêu thụ số lượng lớn rau mà đặc biệt là rau an toàn.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Quảng Thắng nằm trong khu vực đồng bằng với địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ cao trung bình từ 5 -10 m so với mực nước biển.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 41

4.1.1.3. Thủy văn:

- Nguồn nước mặt: dồi dào, phía Bắc có sông nhà Lê và dòng kênh Bắc chạy giữa xã theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; chưa bị ô nhiễm đáng kể.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm: khá phong phú và đa dạng, thuộc hai dạng chính là nước ngầm lỗ hổng trong các tầng trầm tích và nước trong các tầng chứa khe nứt.

Hình 4.1: Trích Bản đồ địa chất các tầng lỗ hổng - tỉnh Thanh Hóa

4.1.1.4. Đặc điểm yếu tố khí hậu, thời tiết

Xã Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa khá rõ, trong đó hai mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Lượng mưa lớn, tổng tích ôn cao, có mùa đông lạnh vừa phải, là điều kiện thuận lợi để trồng đa dạng các loại cây trồng từ cây nhiệt đới đến á nhiệt

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 42

đớị Lợi thế là mùa đông lạnh có thể trồng các loại rau quả thực phẩm ôn đới mà các tỉnh phía Nam không thể có.

- Nhiệt độ:

Tổng nhiệt độ trung bình năm khoảng 8.600 0C, nhiệt độ trung bình năm từ 23,3 – 23,6 0C, trong đó có những ngày nhiệt độ lên tới 40 0C và có những ngày nhiệt độ thấp lạnh tới 7 0C.

- Độ ẩm không khí:

Độ ẩm trung bình cả năm khá cao khoảng 80 – 85 %, độ ẩm xuống thấp cực điểm khi có gió mùa Đông Bắc hanh 50 % vào những ngày có gió Tây khô nóng 45 %; đồng thời có lúc độ ẩm lên cao tới 90 %.

-Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.730 -1.980 mm, tuy nhiên có năm lượng mưa đạt 2.560 mm và cũng có năm lượng mưa chỉ thấp 870 mm. Mưa chia làm 2 mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm 85 % tổng lượng mưa cả năm, còn lại từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 15 %. Trung bình hàng năm có 140 ngày mưạ

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình cả năm 1.730 giờ, tổng lượng bức xạ trung bình ngày đạt 280 – 320 cal/cm2/ngàỵ

- Gió bão: Gió mùa Đông và các luồng gió từ biển Đông thổi vàọ Tốc độ gió trung bình khoảng 1,8 m/s. Hướng gió chính là hướng gió Đông và Đông Nam. Hàng năm có khoảng trên 20 ngày có gió Tây khô nóng thổi vào mang theo hơi nóng rất có hại cho mùa màng, cho sản xuất và đời sống.

4.1.1.5. Hạ tầng cơ sở:

Hệ thống kênh mương tưới, tiêu dài 34 km được kiên cố hóa nâng cao hiệu suất tướị Hệ thống giao thông thuận lợi, đường giao thông trên địa bàn xã dài khoảng 15 km, tiếp giáp với Quốc lộ 1A, quốc lộ 45,…

Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường nội tỉnh và Vinh – Nghệ An; Bán buôn tại các chợ đầu mối, và bán lẻ tại các chợ nội thành.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 43

4.1.1.6. Thực trạng môi trường trên địa bàn huyện ạ Về chất thải rắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải được quan tâm và đầu tư đúng mức. Khối lượng rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp, công nghiệp, bệnh viện trên địa bàn ngày càng tăng. Hiện nay, các bãi rác trên địa bàn xã và thành phố đã hết công suất, đang xảy ra tình trạng quá tải và gây ô nhiễm môi trường. Đặc thù của xã Quảng Thắng là trên địa bàn xã gần 5 bệnh viên lớn của tỉnh (Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Da liễu), rác thải y tế tại các bệnh viện đã có bệnh viện đa khoa xử lý bằng lò đốt 2 cấp. Việc xử lý chất thải rắn đang là một vấn đề cần quan tâm và đầu tư với quy trình công nghệ tiên tiến.

b. Hiện trạng môi trường nước

Hiện trạng môi trường nước mặt:

Các nguồn thải chính bao gồm: nước thải từ sinh hoạt, nước thải từ chăn nuôi trong khu dân cư, nước thải từ các xưởng sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, bệnh viện. Hầu hết nước thải chưa được xử lý, 90% nước thải này đều đổ thải vào các ao hồ trong khu dân cư sau đó chảy ra sông, một phần ngấm xuống đất.

Các sông trên địa bàn xã, thành phố ngày càng bị ô nhiễm, nhiều chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép.

Hiện trạng môi trường nước ngầm: Chất lượng nước dưới tầng đất nông phục vụ sinh hoạt tại một số điểm dân cư tập trung đã bị ô nhiễm và ngày càng tăng, một số chỉ tiêu đã vượt chỉ tiêu cho phép.

Mật độ dân số ngày càng tăng. Việc đầu tư, xây dựng, cải tạo trong thời gian qua vẫn chưa xử lý được tình hình ô nhiễm môi trường, nhiều xóm, làng vẫn còn tồn tại các rãnh thoát nước thải bị ô nhiễm nặng.

c. Hiện trạng môi trường không khí:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 44

chất lượng không khí tại khu vực ngã ba Voi, khu vực trước cổng bệnh viện tỉnh cho thấy nồng độ bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 6 đến 12 lần.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất, nước phục vụ mở rộng vùng trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn việtgap tại xã quảng thắng, thành phố thanh hóa (Trang 48 - 52)