Mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng trong đất và trong nông sản

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất, nước phục vụ mở rộng vùng trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn việtgap tại xã quảng thắng, thành phố thanh hóa (Trang 40 - 43)

nông sản

Theo Đặng Thu Hoà [12] : Hàm lượng Pb, Cd dễ tiêu trong đất càng cao thì mức độ tích luỹ Pb, Cd trong cây càng lớn. Hàm lượng Pb trong đất

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 33

trồng là 10 ppm, Cd là 1 ppm thì sự tích luỹ Pb, Cd trong rau xà lách và rau muống đã vượt ngưỡng cho phép. Trong khi đối với dưa chuột, tại ngưỡng nồng độ Pb trong đất là 50 ppm thì sự tích luỹ Pb trong quả chưa vượt ngưỡng cho phép và tại nồng độ Cd trong đất là 5 ppm bắt đầu gây sự tích luỹ Cd trong quả vượt ngưỡng cho phép. Sự tích luỹ Pb, Cd trong quả dưa chuột đều thấp hơn so với xà lách và rau muống. Điều này có thể do hàm lượng Pb, Cd đã tích luỹ lượng lớn trong rễ, thân, lá.

Hàm lượng Pb, Cd trong nước tưới có quan hệ chặt chẽ với hàm lượng Pb trong rau và đất trồng. Nước tưới có nồng độ Pb và Cd là 0,1 ppm bắt đầu gây ra sự tích luỹ Pb, Cd trong rau xà lách và rau muống vượt ngưỡng cho phép. Trong khi đối với dưa chuột, tại ngưỡng nồng độ Pb trong nước tưới là 5 ppm sự tích luỹ Pb trong quả chưa vượt ngưỡng cho phép, còn nồng độ Cd trong nước tưới là 1ppm sự tích luỹ Cd trong quả bắt đầu vượt ngưỡng cho phép.

Trong thực tế hiện nay, đất nông nghiệp ở vùng lân cận các khu nhà máy, khu công nghiệp đã bị ô nhiễm kim loại nặng ở nhiều mức độ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng Pb tích luỹ trong sản phẩm khác nhaụ Các loại rau ăn lá có khả năng hấp thụ kim loại nặng lên cây khá dễ dàng. Nồng độ kim loại nặng trong đất càng tăng thì hấp thụ lên cây càng lớn.

Như vậy, các cây trồng khác nhau, khả năng tích luỹ Pb, Cd trong sản phẩm là khác nhau: rau ăn lá có mức độ tích luỹ Pb, Cd lên cây cao hơn nhiều lần so với cây rau ăn quả.

Hàm lượng Pb, Cd tích luỹ trong rau tăng biến thiên thuận theo chiều tăng của nồng độ Pb, Cd trong đất. Điều này có thể giải thích có sự di chuyển mạnh các ion Pb, Cd vào câỵ

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bích Thu [27] về sự tích luỹ một số kim loại nặng trong lúa và rau cải ngọt cũng như đất có tưới nước thải công nghiệp tại Cụm công nghiệp Phước Long năm 1994 cho thấy: khi tưới nước thải công nghiệp dệt và công nghiệp bột giặt, cho cây cải ngọt thì sự tích luỹ As, Cu, Cd, Pb cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng được tưới

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34

nước sạch, nhất là As và Cd là cao hơn so với tiêu chuẩn rau an toàn của Bộ Y

tế. Ngoài ra hàm lượng nitrat trong rau cũng cao gấp 3 lần so với đối chứng và gấp 2 lần so với tiêu chuẩn rau an toàn.

Nông sản được trồng ở vùng đất, nước bị ô nhiễm như khu vực khai thác mỏ pyrit, đồng, kẽm, khu đất thải sau khai thác than, khu đất chịu chứa thải sau nhiều năm của công nghiệp, bãi chôn rác thải rắn hoặc nông sản được tưới bằng nước bị ô nhiễm như nước thải thành phố, nước thải công nghiệp, nhất là các trường hợp dùng bùn thải để trồng nông sản được nhiều tác giả như: Hồ Thị Lam Trà, Nguyễn Đình Mạnh, Nguyễn Khắc Thời, Vũ Thị Đào [38] nhận xét là làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong sản phẩm.

Ngoài ra việc dùng thuốc Bảo vệ thực vật có chứa kim loại nặng cũng làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong sản phẩm. Tuy nhiên vấn đề này đã được giảm thiểu vì cấm sử dụng.

Quá trình chế biến, bao gói, bảo quản cũng làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong sản phẩm rau quả. Đặc biệt là đối với rau quả có một lượng lớn axít hữu cơ, rau quả muối chuạ Kim loại nặng được đưa vào thông qua nước rửa, các thiết bị sành, sứ tráng men có chứa chì monoôxít cao, các loại hộp sắt mạ thiếc, hàn thiếc…

Từ tổng quan vấn đề nghiên cứu chúng tôi thấy nhu cầu rau sạch của người dân ngày càng tăng cao, nhưng cùng với sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp, làng nghề… làm cho đất, nước ngày càng bị ô nhiễm. Bởi vậy vấn đề nghiên cứu tính chất đất của từng vùng từ đó đưa ra những phương án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cho từng địa phương là vấn đề cần thiết.

Đối với xã Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa, địa phương được coi là vùng trọng điểm trong phát triển rau của thành phố Thanh Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung, vấn đề sản xuất rau theo tiêu chuẩn ViệtGAP càng cần được quan tâm. Sản xuất rau an theo tiêu chuẩn ViệtGAP đem lại lợi ích lớn cho cả người sản xuất và người tiêu dùng: tăng thêm thu nhập cho người sản xuất và cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn cho sức khỏẹ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất, nước phục vụ mở rộng vùng trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn việtgap tại xã quảng thắng, thành phố thanh hóa (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)