2.3.1.1 Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam
Nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ xa xưa, trước cả nghề trồng lúa nước, Việt Nam chính là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau trồng, nhất là các cây thuộc họ bầu bí. Song do chịu ảnh hưởng của một nền nông nghiệp lạc hậu và tự túc trong nhiều thế kỷ qua, cho nên sự phát triển rau xanh ở nước ta kém xa so với trình độ canh tác của thế giớị Những năm gần đây mặc dù ngành trồng rau có khởi sắc, nhưng trên thực tế vẫn chưa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuất nông nghiệp.
Trong đề án phát triển rau quả và hoa, cây cảnh giai đoạn 1999 – 2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra mục tiêu ngành sản xuất ra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/9/1999 là: “ Đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước, nhất là những vùng dân cư tập trung (đô thị, khu công nghiệp…) và xuất khẩu đạt 690 triệu USD [2].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 18
Theo số liệu thống kê năm 2000, diện tích trồng rau cả nước là 445 nghìn ha, tăng 70 % so với năm 1990 (261.090 ha). Bình quân mỗi năm tăng 14,8 nghìn ha (mức tăng 7 %/năm), trong đó các tỉnh phía Bắc có 249.200 ha, chiếm 56 % diện tích canh tác, các tỉnh phía Nam 196.000 ha chiếm 44 %. Năng suất rau xanh nói chung còn thấp và bấp bênh. Năng suất rau năm 1998 có năng suất cao nhất đạt 144,8 tạ/ha, nhưng mới chỉ bằng 80 % so với mức trung bình toàn thế giới (xấp xỉ 180 tạ/ha). Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Đà Lạt- Lâm Đồng…là các tỉnh có năng suất cao hơn cả nhưng cũng chỉ đạt mức 160 tạ/hạ Năng suất thấp nhất là các tỉnh ở miền Trung, chỉ bằng một nửa năng suất trung bình của cả nước.[2]
Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất rau ở nước ta còn thấp, song nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thiếu đầu tư cho thủy lợi, phân bón… Ngoài ra nước ta vẫn chưa có bộ giống rau chuẩn và tốt. Hệ thống nhân giống và sản xuất hạt giống rau cũng chưa được hình thành. Phần lớn hạt giống rau cũng chưa được hình thành. Phần lớn hạt giống rau do dân tự để giống hoặc nhập nội không qua khảo nghiệm kỹ. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của rau xanh.
- Vùng rau chuyên canh ven thành phố và các khu công nghiệp, chiếm 38 – 40 % diện tích và 45 – 50 % sản lượng. Tại đây, rau sản xuất phục vụ tập trung cho dân cư chủ yếu với chủng loại rau rất phong phú và đạt chất lượng caọ
- Vùng rau luân canh với cây lương thực được trồng chủ yếu trong vụ đông xuân tại các tỉnh phía Bắc, đông bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Đây là vùng rau hàng hóa lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cho xuất khẩu tươi, nếu nước ta biết phát huy được lợi thế này thì ngành sản xuất rau sẽ có tốc độ phát triển nhảy vọt.
Với gần 12 triệu hộ nông dân ở nông thôn có diện tích trồng rau gia đình bình quân khoảng 30 m2/hộ (cả rau cạn và rau mặt ao hồ) thì tổng sản lượng rau của cả nước hiện nay khoảng 6,6 triệu tấn. Bình quân số lượng rau
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 19
xanh tính trên đầu người ở nước ta khoảng 84 kg/người/ năm. So với nhu cầu dinh dưỡng thì khối lượng trên còn rất thấp, chỉ với mức sản xuất 100 kg/người/năm (tiêu thụ 80 kg) như kế hoạch đề ra năm 2000 thì nước ta mới đạt chỉ tiêu về khối lượng rau cho tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu, chứ chưa đảm bảo nhu cầu xuất khẩụ Thực tế cho thấy những năm gần đây rau xanh ở nước ta phát triển nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng, tuy nhiên trên rau vẫn còn dư lượng hóa chất, điều này đã để lại những hậu quả xấu cho người tiêu dùng.
Tính sơ bộ đến năm 2008, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 721,8 nghìn ha, sản lượng 11.492,3 ngàn tấn; so với năm 2005 diện tích tăng 86,7 ngàn ha (tốc độ tăng bình quân 4,36 %/năm), sản lượng tăng 1.852 ngàn tấn (tốc độ tăng bình quân 6,03 %/năm) (bảng 2.3).
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng
Diện tích
(1000 ha) Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (1000 tấn) TT Vùng 2005 2008 2005 2008 2005 2008 Cả nước 635,1 721,8 151,8 159,2 9.640,3 11.492,3 1 ĐBSH 158,6 155,9 179,9 189,2 2.852,8 2.949,4 2 TDMNBB 91,1 102,2 110,6 118,0 1.008,0 1.206,3 3 BTB 68,5 80,7 97,8 102,4 670,2 826,1 4 DHNTB 44,0 44,6 140,1 149,2 616,4 695,1 5 TN 49,0 67,1 201,7 220,9 988,2 1.482,4 6 ĐNB 59,6 70,9 129,5 132,6 772,1 940,2 7 ĐBSCL 164,3 198,4 166,3 171,0 2.732,6 3.392,8
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008[29]
Vùng sản xuất rau lớn nhất là ĐBSCL (chiếm 27,5 % về diện tích và 29,5 % sản lượng rau cả nước), tiếp đến vùng ĐBSH (chiếm 21,6 % về diện tích và 25,7 % sản lượng rau của cả nước). Vùng TN (chủ yếu là tỉnh Lâm Đồng) là vùng có năng suất rau cao nhất cả nước (cao gấp 1,4 lần năng suất
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 20
rau bình quân của cả nước).
Theo báo cáo tại hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện chương tình phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [3], nhiều vùng rau an toàn (RAT) đã được hình thành đem lại thu nhập cao sản xuất và an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, đang được nhiều địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Tiền Giang, Long An chú trọng đầu tư xây dựng mới và mở rộng.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả và Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp [18], những năm gần đây các loại rau được xác định có khả năng xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô raụ... phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng caọ
Hiện nay, rau được sản xuất theo 2 phương thức tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chính ở 2 khu vực:
- Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá, song mức độ không an toàn của sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất caọ
- Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màụ Tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng: phục vụ ăn tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và xuất khẩụ
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quí hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 21
Yêu cầu về đất, nước trong sản xuất rau:
* Yêu cầu về đất:
Rau là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, giá trị dinh dưỡng cao, năng suất cao, thân lá non mềm, khó vận chuyển và bảo quản nên đòi hỏi phải cung cấp kịp thời và tại chỗ, vì vậy đất trồng rau phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Đất phải có lý hóa tính tốt: đất tơi xốp, nhiều mùn, tầng canh tác dày, tương đối bằng phẳng, pH thích hợp. Nói chung đất thịt nhẹ, thịt pha cát trồng rau là tốt nhất. Đất cát rời rạc, giữ phân, nước kém cần bón thêm sét, bùn ao phơi ải, phù sa mịn kết hợp với phân hữu cơ, phân hóa học thì có thể trồng raụ Đất sét nặng khó thoát nước, khó cày bừa cần bón thêm phân hữu cơ, trấu, cát kết hợp với phân hóa học. Khu đất cần có ánh nắng chiếu trực tiếp ít nhất 6 giờ/ngày để đất được sưởi ấm nhanh, giúp hạt và cây mọc nhanh, giảm côn trùng và sâu bệnh phá hạị
- Đất phải phù hợp cho yêu cầu của từng loại rau: đất pha cát, phù sa ven sông thích hợp cho rau ăn rễ củ như củ cải, củ đậu, khoai từ…; đất thịt hay đất sét pha thích hợp cho rau ăn lá, ăn hoa và ăn trái như: cải, bầu bí, cà, đậu, đất ngập nước có thể trồng rau muống, cần nước, xà lách, cải xoong.
- Khu đất trồng rau phải gần nguồn nước, nguồn phân: do đặc điểm khí hậu của nước ta có hai mùa rõ rệt và sự phân phối mùa trong năm không đều, do đó khu trồng rau phải gần nguồn nước tưới thiên nhiên hay nhân tạo để có thể chủ động việc tưới tiêu khi cần.
- Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thông phân phối: sản phẩm rau là hàng hóa tươi sống cần cung cấp cho những nơi dân cư đông đúc, vì vậy thường hình thành những vùng chuyên rau ở thành phố lớn, khu công nghiệp hoặc dọc các đường giao thông.
+ Yêu cầu về đất đối với một số loại rau:
- Đất trồng cà chua: có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt pha cát,nhiều mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 22
và thoát nước tốt, chứa tối thiểu 1,5 % chất hữu cơ. Cà chua trồng tốt nhất sau vụ cải bắp hay dưa leo, những loại cây cần bón nhiều phân hữu cơ và đạm. Cà chua thích hợp trên đất có pH = 5,5 – 7,0. Đất chua hơn phải bón thêm vôị
- Cải bắp: phát triển tốt trên các loại đất phì nhiêụ Đất phù sa rất thích hợp cho cải bắp phát triển. Cải muộn thích đất sét vì giữ ẩm tốt. Cải không thích đất chuạ pH thích hợp là 6,0- 6,5.
Độ ẩm: yêu cầu độ ẩm đất và không khí cao vì cải có hệ thống rễ ăn cạn và diện tích mặt lá lớn. Độ ẩm đất thích hợp là 75 – 85 %. Đất quá ẩm trên 90 % kéo dài 3 - 5 ngày, trong điều kiện yếm khí sẽ làm rễ cây nhiễm độc. Những đất không đủ nước, cây sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, cuộn bắp chậm, tỉ lệ cây không cuộn bắp tăng, bắp nhỏ, nhiều xơ, ăn có vị đắng. Cải bắp thuộc nhóm cây chịu hạn kém, do bộ rễ phát triển cạn chỉ ở 30 cm trên tầng đất mặt, cần cung cấp nước thường xuyên cho đủ ẩm.
- Họ bầu bí: Họ bầu bí không kén đất (trừ dưa chuột), yêu cầu đất tơi xốp, tầng canh tác sâụ Thích hợp trồng trên đất phù sa, thịt nhẹ, pH trung tính. Dưa hấu, bí đỏ chịu pH thấp hơn các cây khác.
Cây yêu cầu nhiều nước và chất dinh dưỡng nhất ở giai đoạn hoa rộ, đậu tráị
Cây yêu cầu nhiều nước vì bộ lá to, nhiều, cần ẩm độ đất 70 – 80 %, chịu hạn khá, ưa khô. Cây trong họ bầu bí thuộc nhóm hút nước mạnh, tiêu hao nước ít.
- Họ đậu: các loại đậu rau yêu cầu đất đai không nghiêm khắc lắm, chỉ cần đất thoáng, tơi xốp, đất trung tính hoặc chua nhẹ, pH từ 5 - 7. Để đạt năng suất cao cần đất màu mỡ, giàu lân, kali và canxị
Nước: cây đậu yêu cầu nhiều nước, đặc biệt là giai đoạn nảy mầm cần từ 100 - 150 % so với trọng lượng hột, nước cần nhiều trong giai đoạn ra hoa, đậu tráị Rễ đậu phát triển khá sâu nên khả năng chịu hạn khá, thiếu nước cây còi cọc, thu hoạch ít lứa, trái nhỏ, nhiều xơ, năng suất và phẩm chất đều kém,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 23
thừa nước hoa và trái non rụng nhiều, cây dễ mắc bệnh. * Yêu cầu về nước:
Trong rau xanh nước chứa trên 90 % nên nước ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Cần sử dụng nước sạch để tưới raụ Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan, nhất là đối với trồng rau xà lách và các loại rau gia vị. Nếu không có giếng cần dùng nước sông, ao hồ trong, không ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón lá, thuốc BVTV. Đối với các loại rau cho quả, giai đoạn đầu có thể sử dụng nước bơm từ mương, hồ để tưới rãnh.
Tình hình sản xuất rau tỉnh Thanh Hóa:
Diện tích gieo trồng các loại rau năm 2008 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 37.550 hạ Giao đoạn 2000 - 2008, tốc độ tăng trưởng về diện tích đạt 6,44 %/năm. Năng suất rau trung bình toàn tỉnh năm 2008 là 100,53 tạ/ha, tương đương năng suất trung bình của Việt Nam, và chỉ bằng 80 % năng suất trung bình của thế giớị
Sản lượng rau các loại năm 2008 là 170.253 tấn, tăng bình quân 10,46 %/năm, bình quân sản lượng rau đầu người năm 2000 là 49 kg và tới năm 2008 đạt khoảng 102 kg/người/năm. Như vậy, sản lượng rau bình quân đầu người ở Thanh Hóa đạt tương đương bình quân của cả nước, và chỉ bằng 76 % bình quân của thế giớị.
Thanh Hóa đã từng bước hình thành một số vùng sản xuất rau chuyên canh với quy mô tương đối lớn gần các đô thị, khu công nghiệp tập trung như ở Hoằng Hợp (Hoằng Hóa), Quảng Thắng, Quảng Thành (thành phố Thanh Hóa)…
Hầu hết rau ở Thanh Hóa được sản xuất theo quy trình truyền thống, chưa có nhiều hộ gia đình sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp IPM trong sản xuất. Phân bón được sử dụng không cân đối và có khố lượng lớn các loại phân hóa học, nhất là phân ure,.. một số hộ dân vẫn sử dụng phân
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 24
chuồng tươi, chưa qua ủ hoai mục. Đặc biệt ở những vùng sản xuất rau chuyên canh tập trung hiện thượng sử dụng quá nhiều phân hóa học, phun nhiều thuốc trừ sâu, thậm chí sử dụng những loại thuốc có độc tố cao, chậm phân hủy, nằm trong danh mục bị cấm sử dụng ở Việt Nam hoặc sử dụng thuốc không theo hướng dẫn, thời gian từ khi sử dụng đến khi thu hái không đủ theo yêu cầu…
2.3.1.2 Tình hình sản xuất rau an toàn tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Hoàng Xuân Phương và cộng sự [18], hiện nay Việt Nam có nhiều mô hình rau an toàn tốt, có những địa phương trồng rau an toàn đáng tin cậy, có những thương hiệu rau an toàn được tín nhiệm. Rau Lĩnh Nam (Quận Hoàng Mai- Hà Nội) và Văn Đức (Gia Lâm- Hà Nội) đều đạt tiêu chuẩn rau an toàn, kết quả kiểm tra chất lượng đều bảo đảm không có dư lượng hóa chất BVTV, thương hiệu rau được tín nhiệm, giá bán caọ Rau an toàn Vĩnh Phúc cũng đã có thương hiệu “Rau sông Phan”. Nhiều cánh đồng rau của Hà Tây (cũ) đạt tiêu chuẩn rau an toàn và cần cho thu nhập cao hơn 100 triệu đồng/ha/năm. Còn nhiều mô hình sản xuất rau an toàn đã phát triển thành công ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt…
Các mô hình sản xuất rau an toàn hiện nay đều gặp khó khăn là giá thành cao hơn rau thường, trong khi đó trên thị trường, khó phân biệt đâu là rau an toàn, đâu là rau thường, hầu hết các vùng sản xuất rau an toàn đều thiếu một quy trình thống nhất từ gieo trồng, chăm sóc, sử dụng phân bón, thuốc BVTV ... đến khâu thu hái, vận chuyển và bảo quản trước khi đi tiêu thụ.
Theo Cục Trồng trọt, đến cuối năm 2008, trên cả nước đã có 40/63 tỉnh, thành phố thực hiện quy hoạch vùng sản xuất RAT, với tổng diện tích đã được