B ảng 4.6 Tổng hợp tình hình thanh toán vốn XDC của phường Nh ị Châu trong giai đoạn 2012 – 2014.
4.2.3 Nguyên nhân của yếu kém.
4.2.3.1 Nguyên nhân khách quan.
a. Chủ trương quy hoạch đầu tư, đền bù.
- Công tác đồng bộ không cao, không có mục đích rõ rệt, không có tính bền vững nên dễ gây lãng phí thất thoát VĐT XDCB.
Do hạn chế về kiến thức và tầm nhìn cũng như công tác chỉ đạo chưa sát sao nên mặc dù có nhiều cố gắng trong việc tăng cường nguồn lực cho công tác lập quy hoạch song công tác quy hoạch, kế hoạch của huyện thời gian qua vẫn còn mang tính bị động, chưa làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư phát triển.
+ Một là: Chất lượng nhiều dự án quy hoạch, kế hoạch còn thấp và thiếu tầm nhìn dài hạn. Không ít các quy hoạch, kế hoạch tuy đã được xác định, nhưng chưa có đầy đủ các căn cứ kinh tế - xã hội, nhất là phân tích và dự báo trung và dài hạn về thị trường trong nước, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp cũng như tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ công nghệ,… Nhiều quy hoạch còn xuất phát từ ý muốn chủ quan, chưa gắn với nghiên cứu nhu cầu thị trường, chưa quan tâm thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế.
+ Hai là: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chưa được cụ thể hóa bằng các quy hoạch chi tiết. Quy hoạch phát triển đô thị, dân cư và xã hội của phường, Thành phố, Tỉnh còn thiếu đồng bộ, triển khai còn chậm, chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Một số quy hoạch đã được duyệt nhưng chậm được triển khai.
+ Ba là: Việc lồng ghép các quy hoạch giữa các ngành với nhau chưa tốt. Quy hoạch chưa được thường xuyên cập nhật, bổ sung và điều chỉnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73
kịp thời, do đó một số quy hoạch bị lạc hậu với tình hình thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu.
Chính vì vậy mà nhiều khi công tác lập và thực hiện quy hoạch là hai việc nhiều khi không thực sự liên quan đến nhau. Sự chắp vá, manh mún trong công tác quy hoạch không những gây lãng phí to lớn mà còn để lại hậu quản nặng nề trong tương lai.
+ Bốn là: Công tác giải phóng mặt bằng còn vướng mắc, nhiều bất cập, chưa đượcquan tâm đúng mức
+ Đền bù thiệt hại đối với đất ở đô thị: do không thống nhất giữa quy định về xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai và chính sách, điều kiện để được đền bù về đất được quy định tại luật đất đai dẫn đến chính quyền địa phương và một số cán bộ thừa hành lúng túng trong việc lập phương án và phương thức đền bù, trợ cấp.
+ Đền bù thiệt hại đối với đất nông nghiệp: người nông dân chưa được hỗ trợ đền bù cho các chi phí trong quá trình đầu tư thâm canh đã làm thay đổi độ phì nhiêu thâm canh của đất nông nghiệp khi đền bù. Tương tự như trường hợp sử dụng đất tạm thời, thuê đất hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp. Việc xác định chi phí đầu tư vào đất chưa được làm rõ trong quá trình lập phương án đền bù thiệt hại, nên người sử dụng đất thường đòi hỏi được đền bù cao hơn mức Nhà nước đặt ra. Chưa có chính sách hỗ trợ việc, tạo ngành nghề mới làm đối với các hộ gia đình bị thu hồi hết đất sản xuất.
b. Cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB.
Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn luật Xây dựng, luật đấu thầu còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn giữa các bộ ngành và ngay cả nội dung của từng văn bản. Để hướng dẫn luật Xây dựng đến nay đã có hơn 30 Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có nhiều văn bản áp dụng chưa xong thì đã có văn bản khác thay thế, làm ách tắc không nhỏ trong việc thực hiện các trình tự của dự án.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74
- Chính sách khuyết khích, thu hút đầu tư của Phường chưa thật rạch ròi, thông thoáng về thời gian miễn và nộp các loại thuế và thuê đất giữa các nhà đầu tư, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà đầu tư.
- Do xuất phát điểm về kinh tế thấp, nguồn thu trên địa bàn còn ít, chi ngân sách trên địa bàn phường chủ yếu dựa vào trợ cấp của trung ương, nên tích luỹ cho đầu tư còn ở mức hạn chế, không đủ sức tập trung vốn với một khối lượng lớn để đầu tư cho các dự án trọng điểm.
- Hệ thống thiết bị trang bị trong thời kỳ bao cấp lạc hậu nhưng không được đổi mới mà quá trình đổi mới cũng là quá trình mà sự hoà nhập kinh tế Phường, Thành phố với Tỉnh và cả nước, các nước trong khu vực và quốc tế diễn ra sâu rộng hơn. Bên cạnh những tác động tích cực, kinh tế phường cũng chịu những tác động tiêu cực từ mọi phía.
4.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan.
a. Hệ thống định mức, quản lý giá, ra thông báo vật tư, vật liệu chưa kịp thời đầy đủ.
Giá vật liệu trên thị trường thay đổi liên tục hàng tháng, thậm chí hàng tuần đều có sự biến động. Thế mà hàng quý liên Sở Tài chính - Xây dựng mới ra thông báo đơn giá vật liệu thậm chí hai quý mới ra thông báo một lần; điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công do phải điều chỉnh dự toán, dự án, nghiệm thu... nhiều lần. Nên khi lập dự toán và thanh quyết toán không ít nhiều khó khăn khi thẩm định.
- Định mức, đơn giá nhân công và hao phí vật liệu còn bất cập, cùng một công việc, tính chất thành phần công việc, nhân công giống nhau nhưng ở mỗi ngành lại ra thông báo áp định mức khác nhau gây ra vấn đề chênh lệch khi thanh toán, khó khăn trong công tác quản lý giá, việc quyết toán dẫn đến kéo dài thời gian hoàn thành dự án.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75
b. Công tác kiểm tra giám sát chưa được chú trọng đúng mức.
Thanh quyết toán vốn đầu tư chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, tình trạng nợ đọng vốn đầu tư vẫn tồn tại, quản lý tạm ứng kém, thủ tục thanh quyết toán rườm rà. Công tác thanh toán vốn thường phải dồn vào các tháng cuối năm.
- Công tác nghiệm thu công trình chưa cao do trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ trực tiếp làm công tác này chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Xảy ra nhiều hiện tượng nghiệm thu không đúng với thực tế khối lượng thi công mà khi cấp phát, quyết toán mới phát hiện ra.
- Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chưa toàn diện, đầy đủ và hiệu quả không cao, chế tài xử phạt không nghiêm.
- Công tác bảo hành bảo trì bảo dưỡng công trình đôi lúc còn xem nhẹ không bố trí đủ kinh phí thực hiện duy tu bảo dưỡng nên công tác này mang tính chất chắp vá, không đồng bộ (có kinh phí thì làm, không có kinh phí thì thôi) đây là một trong những nguyên nhân khiến cho công trình đầu tư nhanh chóng bị xuống cấp hư hỏng giảm hiệu quả đầu tư…đặc biệt đối với các công trình giao thông, công trình thuỷ lợi…
Để phát huy quyền làm chủ của cán bộ công chức Nhà nước, tập thể người lao động và cộng đồng nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước, huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi, vi phạm chế độ về quản lý tài chính bảo đảm sử dụng có hiệu quả Ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư cộng đồng và công khai tài chính.
Giám sát đầu tư của cộng đồng là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn nhằm theo dõi đánh giá việc chấp hành các các quy định về quản lý đầu tư của Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, Chủ đầu tư,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76
Ban quản lý dư án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư, phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng.
Bên cạnh việc giám sát của Chủ đầu tư, hoặc các tổ chức tư vấn... thì công tác giám sát của nhân dân, của cộng đồng có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Việc dựa vào nhân dân và tổ chức quần chúng, lắng nghe và phân tích dư luận xã hội có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB.
Tóm lại: nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, quyết toán và thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư cộng đồng và công khai vốn đầu tư XDCB đó là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước.
c. Ban Quản lý dự án chưa phát huy hết vai trò.
Tổ chức bộ máy quản lý của ban quản lý dự án còn nhiều bất cập chưa rõ ràng chưa phân cấp trách nhiệm cụ thể cho nên dẫn đến thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác kiểm tra, thanh tra còn buông lỏng, nhiều người có trọng trách trong quản lý dự án đầu tư nhưng không có bằng cấp chuyên môn lĩnh vực mình đảm nhận Bên cạnh đó, đội ngũ này còn có một số thiếu kinh nghiệm thực tế, họ có học vấn về mặt danh nghĩa nhưng nhiều trường hợp không phù hợp với học vấn thực chất do chưa được đào tạo bài bản nghiêm túc. Cán bộ đầu tư chưa giỏi về chuyên môn nên trong quá trình thẩm định hay phê duyệt thiết kế kỹ thuật chỉ dựa vào ý kiến được nêu ra trong dự án để phù hợp với tổng mức đầu tư mà thôi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77
d. Công tác quy hoạch giữa các vùng, các ngành còn chồng chéo, chậm triển khai.
Các quy hoạch chưa đồng bộ, thiếu tính dự báo và ổn định đã dẫn đến việc khai thác, sử dụng, quản lý xây dựng, giới thiệu địa điểm đầu tư còn bị động. Chất lượng một số dự án quy hoạch còn hạn chế, đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn thiếu.
Mối quan hệ giữa quy hoạch và giải phóng mặt bằng còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Chiến lược và quy hoạch định hướng phát triển KT - XH của phường chưa được thực hiện có hiệu quả, chưa sát với tình hình thực tế, chưa thấy, được lợi thế so sánh với các vùng, địa phương khác. Việc giải phóng mặt bằng còn lúng túng, không minh bạch, rõ ràng gây nhiều bức xúc cho nhân dân dẫn đến công việc hiệu quả thấp.
Bảng 4.11 Danh sách các hộ giải phóng mặt bằng STT Hộ gia đình Khu Số thửa Tờ bản đồ Diện tích (m2) 1 Đinh Dức Thước 2 16 5 135 2 Trần Thế Hanh 2 25 7 360
(Nguồn phòng địa chính phường Nhị châu)
Hiện nay các chủ đầu tư được phân cấp mạnh trong khâu quản lý dự án đầu tư, như UBND cấp Thành phố được phê duyệt dự án từ 3 tỷ đồng trở xuống, UBND cấp phường được phê duyệt dưới 500 triệu đồng. Đây là việc làm thể hiện giao toàn bộ trách nhiệm và tự chịu hoàn toàn trách nhiệm trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên chất lượng của các Ban quản lý nói chung rất yếu kém, đặc biệt là các đơn vị Đoàn, cơ quan hành chính, sự nghiệp, xã, phường... Họ không được đào tạo bài bản, không am hiểu về đầu tư XDCB nên dẫn đến vô tình hoặc cố ý mà thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
đ. Đội ngũ cán bộ còn có một số trình độ còn yếu kém.
Về kinh nghiệm thực tế chưa cao, họ có học vấn về mặt danh nghĩa nhưng nhiều trường hợp không phù hợp với học vấn thực chất do chưa được đào tạo bài bản nghiêm túc. Một số cán bộ lâu năm đã thành thạo với công việc thì lại nặng về kinh nghiệm chưa theo kịp với những đổi mới nhanh chóng diễn ra trong đời sống kinh tế hàng ngày. Chính vì vậy mà nhiều trường hợp việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về đầu tư XDCB chưa phù hợp với tình hình thực tế, ít mang lại tính khả thi.
Công tác thanh toán vốn đầu tư chưa được các chủ đầu tư quan tâm. Nhiều công trình đã có khối lượng thực hiện nhưng chủ đầu tư và đơn vị thi công không nghiệm thu để thanh toán hoặc các dự án được ghi kế hoạch nhưng chưa có các thủ tục đến cuối năm mới hoàn tất thủ tục cần thiết dẫn đến hiện tượng vốn chờ công trình. Công tác thanh toán vốn thường phải dồn vào các tháng cuối năm.
Vì vậy, cần thiết phải có những giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư