3.2.2.1 Thống kê mô tả.
Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ các báo cáo khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về các thước đo. Cùng với phân tích đồ thị đơn giản nó giúp chúng tạo phân tích định lượng về số liệu.
- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu
- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
3.2.2.2 Phương pháp so sánh.
Phương pháp này cần có sự thống nhất về không gian, nội dung, tính chất. Tùy theo mục đích ta có thể xác định gốc so sánh. Gốc so sánh cụ thể là về thời gian, không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch. Giá trị so sánh là số tuyệt đối, số tương đối.
Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 2 hình thức:
- So sánh theo chiều ngang: So sánh theo chiều ngang trên các báo cáo tài chính của DN chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50
khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của đơn vị. Qua đó xác định được mức biến động (tăng hay giảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích.
- So sánh theo chiều dọc: So sánh dọc trên các báo cáo tài chính của Phòng Tài chính - Kế hoạch phường chính là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của phòng Tài chính - Kế hoạch. Thực chất của việc phân tích theo chiều dọc trên báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính của phường.