2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập qua thư tín từ các DN tại khu vực ĐBSCL và TP.HCM có sử dụng SPĐT của MKU thông qua bảng câu hỏi. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường mức độ quan trọng của các nhân tố (1 = rất không quan trọng → 5 = rất quan trọng).
Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn là phương pháp thuận tiện. Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) kích thước mẫu phải thỏa điều kiện lớn hơn hoặc bằng năm lần số biến trong mô hình (Hair et al, 2006) [12]. Vì số biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất là 16 biến nên kích thước mẫu tối thiểu sẽ là 16 × 5 = 80 quan sát. Thực tế, tác giảđiều tra được 106 DN có sử dụng SPĐT của MKU đểđảm bảo điều kiện trên.
Bảng 2.2. Cỡ mẫu phân theo loại hình DN
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Doanh nghiệp tư nhân 18 17,0
Công ty TNHH 15 14,2
Công ty cổ phần 53 50,0
Doanh nghiệp nhà nước 18 17,0
Loại hình khác 2 1,9
Tổng 106 100
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013
Thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ website, phòng đào tạo và các đơn vị phòng ban khác của MKU.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: với các chỉ tiêu như tỉ lệ, tần suất, trung bình…phương pháp thống kê mô tảđược sử dụng để trình bày một cách tổng quát về thực trạng đào tạo nhân lực của MKU tại vùng ĐBSCL.
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn.
Một sô khái niệm:
Giá trị trung bình (Mean): bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.
Số trung vị - Me (Median) là giá trị của biến đứng ở vị trí giữa của một dãy sốđã được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.
Mode- Mo (Mode): là giá trị có tần số cao nhất trong dãy phân phối. Khoảng biến động (R): là sai lệch giữa lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất của dãy số: R = Xmax - Xmin. (2.1)
Trong đó: Xmax và Xmin lần lượt là lượng biến lớn nhất và nhỏ nhất của dãy phân phối.
Phương sai: là sai số trung bình bình phương giữa các lượng biến và số trung bình số học của các lượng biến đó. ( ) Ν − = ∑ 2 2 µ σ xi (2.2)
Trong đó: xi: Giá trị lượng biến thứ i
µ: Trung bình của tổng thể N: Sốđơn vị tổng thể
Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai. Bảng phân phối tần số:
Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. Phân tích tần số cho ta thấy mức độ tập trung của các giá trị giúp ta có cái nhìn tổng quan về các quan sát. Để lập một bảng phân phối tần số trước hết ta phải sắp xếp dữ liệu theo một thứ tự nào đó tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó thực hiện các bước sau:
Bước 2: Xác định khoảng cách tổ h = Xmax – Xmin/ k (2.4) Xmax: Giá trị biến lớn nhất của dãy phân phối.
Xmin: Giá trị biến nhỏ nhất của dãy phân phối. Bước 3:Xác định giới hạn trên và dưới của mỗi tổ.
Giới hạn dưới của tổđầu tiên sẽ là giá trị biến nhỏ nhất của dãy số phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới cộng với khoảng cách tổ (h) sẽđược giá trị cuả giới hạn trên, lần lượt cho đến tổ cuối cùng. Giới hạn trên của tổ cuối cùng thường là giá trị biến lớn nhất của dãy số phân phối.
Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổđó. Cuối cùng trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ. Cách tính cột tần số tích luỹ: Tần số tích lũy của tổ thứ nhất chính là tần số của nó, tần số của tổ thứ hai bao gồm tần số của tổ thứ nhất và cả tần số của tổ thứ hai, tần số của tổ thứ ba là tần số của chính nó và tần số của cả hai tổ thứ nhất và thứ hai.
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha: kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.
Independent Samples T-test: được sử dụng trong nghiên cứu để kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình của điểm đánh giá sự hài lòng và điểm đánh giá mức độ quan trọng đối với các tiêu chí thông qua đánh giá của nhà sử dụng lao động.
Trong kiểm định Independent-samples T-test, ta cần dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (kiểm định Levene).
Nếu Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) ≥ 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H0 không có sự khác nhau về phương sai của 2 tổng thể, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances assumed. Nếu giá trị Sig. < 0.05 thì bác bỏ giả thuyết H0, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances not assumed.
Nếu Sig. của kiểm định t ≤α (mức ý nghĩa) có sự phác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể. Nếu Sig. > α (mức ý nghĩa) không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể.
Phương pháp phân tích nhân tố kết hợp với hồi quy: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các DN sử dụng lao động là SPĐT của MKU. Với hàm số như sau:
Trong đó:
Fi: ước lượng nhân tố thứ i
Wi: trọng số hay hệ sốđiểm nhân tố K: số biến
Sau khi xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng thì mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng tiếp theo để xác định mức độ tác động của từng nhân tốđến mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động đối với SPĐT tạo của MKU. Với hàm số sau: k kΧ + + Χ + Χ + = Υ β0 β1 1 β2 2 ... β (2.6) Y: Mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động đối với SPĐT, Y là biến phụ thuộc được định lượng bằng cách tính điểm trung bình của các biến quan sát nằm trong nhân tố này.
Xi: biến độc lập, chính là các nhân tố chung Fi trong mô hình phân tích nhân tố trước đó, Xiđược định lượng bằng cách tính điểm trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố này.
0
β : hệ số tự do hay hệ số chặn, cho biết giá trị trung bình của Y khi các biến Xi = 0.
i
β : hệ số riêng của biến, đo lường lượng thay đổi trung bình trong biến phụ thuộc Y khi Xi thay đổi một đơn vị, các biến còn lại không đổi.
Từ kết quả phân tích phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia kết hợp với tham khảo tài liệu được sử dụng để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng SPĐT đồng thời nâng cao sự hài lòng của nhà sử dụng lao động đối với SPĐT của MKU.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 3.1. GIỚI THIỆU VỀ MKU
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Cửu Long (MKU) được thành lập theo Quyết định số 04/2000/QĐ-TTg ngày 05 tháng 1 năm 2000 của Thủ tướng chính phủ và là trường ĐH ngoài công lập đầu tiên của khu vực ĐBSCL. Để có được vị thế của một trường ĐH hàng đầu trong khu vực ĐBSCL, MKU đã trải qua chặng đường phát triển trên 10 năm với những cột mốc quan trọng:
Năm 1998, các nhà giáo, nhà đầu tư đã họp lại để bàn về việc thành lập trường ĐH dân lập đầu tiên ở vùng ĐBSCL tại Vĩnh Long. Năm 2000, trường ĐH dân lập Cửu Long được ra đời theo quyết định của Thủ tướng chính phủ.
Trong 3 năm đầu hoạt động từ năm 2000 đến năm 2002 trường đã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là cơ sở vật chất thiếu thốn, chủ yếu là thuê, mượn từ các sơ sởđào tạo khác ởđịa phương trong khi số lượng sinh viên ngày một tăng nhanh. Trường đã được UBND tỉnh Vĩnh Long cấp đất để xây dựng cơ sở vật chất. Đến năm 2003, chỉ sau 3 năm hoạt động MKU đã có được cơ sở vật chất khang trang.
Hiện nay trường tọa lạc tại xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long trên một khu đất rộng hơn 22 hecta bao gồm các tòa nhà 3 tầng, 2 tầng và 1 tầng được xây dựng từ tháng 9 năm 2003. Website: http://www.mku.edu.vn. Trải qua giai đoạn phát triển hơn 10 năm MKU đã và đang từng bước khẳng định được uy tín, và vị thế của mình trong lĩnh vực giáo dục ĐH của khu vực thể hiện ở nhiều mặt nhưng nổi bậc ở chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất khá hoàn thiện.
3.1.2. Phương châm, mục tiêu đào tạo
Phương châm đào tạo “Đạo đức - Tri thức - Dân tộc”, MKU định hướng trở thành trung tâm đào tạo các cử nhân, kỹ sư có chuyên môn cao, đạo đức tốt và thấm nhuần tinh thần dân tộc. Mục tiêu của trường là phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cao của khu vực ĐBSCL và cả nước.
3.1.3. Tầm nhìn và sứ mạng 3.1.3.1. Sứ mạng
Trường Đại học Cửu Long là ĐH đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng nhu cầu xã hội, là trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, văn hóa – khoa học kỹ thuật trong khu vực ĐBSCL và cả nước phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
3.1.3.2. Tầm nhìn và chiến lược
Tầm nhìn
Phát triển MKU đến năm 2020 trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, có uy tín trung khu vực ĐBSCL. Đến năm 2030 trở thành trường có uy tín trong cả nước vềđào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
Chiến lược phát triển của trường
Đào tạo kỹ sư, cử nhân có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh Vĩnh Long, khu vực ĐBSCL. Phát huy mạnh mẽ nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ của địa phương trong chiến lược phát triển cơ sở vật chất và con người, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.
Tận dụng tiềm năng sẵn có, khai thác phát triển nhanh chóng và bền vững các hoạch định, chiến lược của nhà trường trong từng giai đoạn bằng cách tạo điều kiện tiền đề để có những bước đi thích hợp. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, vượt qua mọi thách thức từng bước hội nhập khu vực và thế giới. Từng bước thực hiện quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, giảng viên cơ hữu để mọi người yên tâm công tác, phấn đấu vươn lên và gắn bó với trường.
3.1.4. Đội ngũ giảng viên
Với mối quan hệ rộng rãi với các trường ĐH trên cả nước, MKU đã mời các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, và các chuyên gia uy tín tại các trường ĐH, các Viện nghiên cứu hàng đầu về đảm trách công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, số lượng giảng viên thỉnh giảng năm 2012 là 234 người, gồm 01 giáo sư, 11 phó giáo sư, 46 tiến sĩ, 144 thạc sĩ, 32 cử nhân. MKU chú trọng chiến lược đào tạo các giảng viên trẻđầy nhiệt huyết và tài năng cho tương lai. Bên cạnh đó, MKU còn có chính sách và chế độ đãi ngộ thỏa đáng đề thu hút và xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên có uy tín và năng lực về công tác tại trường lâu dài. Hiện tại, toàn trường có tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu là 255 người trong đó, đội ngũ giảng viên cơ hữu: 185 người, gồm 07 phó giáo sư, 08 tiến sĩ, 51 thạc sĩ, 119 cử nhân (có 45 đang học cao học), số lượng cán bộ, nhân viên cơ hữu của trường là 70 người.
3.1.5. Cơ sở vật chất
Từ những ngày đầu thanh lập, MKU gặp khó khăn về cơ sở vật chất hầu như chỉ thuê mướn, trong khi số lượng sinh viên ngày càng tăng, ban lãnh đạo nhà trường đã ý thức được sự phát triển vượt bậc và mở rộng nhanh chóng của trường nên sau 3 năm hoạt động đến năm 2003 trường đã xây dựng được một cơ sở vật chất rất đáng tự hào:
Khu hiệu bộ rộng 600 m2 trong đó một số phòng làm việc cho ban giám hiệu, hội đồng quản trị, phòng họp, phòng hành chánh tổ chức, phòng kế hoạch tài chính, phòng đào tạo, phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, trung tâm quản lý thông tin mạng.
Khu học tập gồm 3 giảng đường, mỗi giảng đường rộng 500 m2 có sức chứa 300 sinh viên; 2 dãy phòng học 3 tầng, mỗi dãy có diện tích 1500 m2; 3 dãy phòng học, mỗi dãy có diện tích 600 m2 có 5 phòng học sức chứa 80 – 100 sinh viên, trang thiết bị dạy và học gồm có 200 máy tính, 5 máy chiếu và 3 phòng thí nghiệm hóa sinh.
Khu văn phòng khoa gồm có 15 phòng với tổng diện tích 1000 m2
Khu hậu cần gồm 1 nhà ăn sinh viên, 1 nhà máy nước, 1 nhà để xe sinh viên rộng 1500 m2.
Khu nhà khách diện tích 500 m2 với 16 phòng nghỉ và một nhà ăn phục vụ cho giảng viên
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nhà trường, số lượng sinh viên ngày càng động, và yêu cầu chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao MKU đã không ngừng đầu tư mở rộng, xây dựng phòng học, mua sắm máy móc trang thiết bị để bắt kịp với sự phát triển mạnh mẽ của nhà trường.
Năm 2005, tiếp tục xây dựng thêm một số phòng học và phòng thí nghiệm bao gồm: 7 phòng học dãy M và dãy N có 3 phòng, mỗi phòng rộng 100 m2 có sức chứa từ 80 – 100 sinh viên, 2 phòng học có sức chứa 250 sinh viên với diện tích mỗi phòng là 200 m2. Xây dựng phòng thí nghiệm Điện – Điện tử, phòng thí nghiệm nông trại, phòng Lab cho sinh viên ngoại ngữ.
Năm 2007 nhà trường tiếp tục san lấp và mở rộng diện tích để xây thêm 2000 m2 nhà tiền chế dùng làm phòng học, phòng làm việc, trang bị 2 phòng máy vi tính.
Năm 2009 xây dựng thêm 1 phòng thí nghiệm, 1 máy phát điện, và đạt 60% phòng học có máy chiếu phục vụ dạy và học. Để phục vụ việc giảng dạy và học tập nhà trường đã lắp đặt hệ thống cáp quang đến các phòng khoa và
phủ sóng Wifi toàn trường đồng thới cung cấp địa chỉ email cho toàn thể cán bộ giảng viên của trường tiến tới mọi hoạt động của trường đều thông qua mạng nội bộ.
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, trong năm học 2009– 2010 nhà trường đã xây dựng một thư viện điện tử với 200 máy tính, phòng họp, phòng hội nghị đến cuối năm 2009 đưa vào sử dụng, xây dựng thêm một dãy 10 phòng học mỗi phòng có sức chứa 200 sinh viên, đầu tư 4 tỷ đồng để trang bị nâng cấp thêm các phòng thí nghiệm, phòng Lab. Đầu tư 30 tỷ đồng để xây dựng ký túc xá 3000 chỗ cho sinh viên nhằm tạo điều kiện cho sinh viên họ tập tốt hơn.
Trường Đại học Cửu Long tự hào là một trong số ít các trường ĐH ngoài công lập trên cả nước có một hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với diện tích hơn 22 hecta gồm khu làm việc dành cho cán bộ quản lý, hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm, phòng mô phỏng doanh nghiệp, Thư viện điện tử, khu nhà nghỉ, nhà ăn, khu thể thao sinh viên…