Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động đố

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo của trường đại học cửu long theo quan điểm nhà sử dụng lao động (Trang 51 - 56)

NHÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI SPĐT CỦA MKU

Bước 1: Kiểm định Cronbach Alpha

Để kết quả khảo sát có giá trị đáng tin cậy thì thang đo và các biến/tiêu chí trong mô hình cần thiết được kiểm định. Kiểm định độ tin cậy thang đo (kiểm định Cronbach Alpha) mức độ hài lòng của DN đối với SPĐT với 16 biến thuộc 4 nhân tố là: kiến thức, kỹ năng, thái độ và tính cách. Từ kết quả tính toán trình bày trong bảng dưới thấy rằng hệ số Cronbach Alpha đạt 0,891 nằm trong khoảng từ 0,8 đến 1,0 chứng tỏ thang đo đo lường này là tốt. Để thang đo có độ tin cậy cao tác giả quyết định loại ra khỏi mô hình những biến có hệ số tương quan biến – tổng < 0,3 và có hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach Alpha tổng. Sau khi kiểm định có 4 biến bị loại

khỏi mô hình là: (KNO3) Trình độ ngoại ngữ, (SKI4) Kỹ năng giao tiếp, (ATT3) Tuân thủ kỷ luật, (PER1) Sự tự tin. Vì vậy, 12 biến đo lường còn lại được sử dụng trong mô hình phân tích nhân tố tiếp theo và sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của DN.

Bảng 4.12: Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá

Kết quả phân tích nhân tố cho các kiểm định được đảm bảo như sau: (1) Độ tin cậy của các biến quan sát (Factor loading > 0,5); (2) Kiểm định tính thích hợp của mô hình (0,5 < KMO = 0,829 < 1,0); (3) Kiểm định Bartlett’s về tương quan của các biến quan sát (Sig. = 0,000 < 0,5); (4) Kiểm định phương sai cộng dồn = 68,820% (Cumulative variance > 50%).

Ký hiệu Tên biến Hệ số tương

quan biến – tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến

KNO1 Kiến thức chuyên môn 0,624 0,882 KNO2 Kinh nghiệm thực tế 0,625 0,880 KNO4 Trình độ tin học 0,618 0,881 SKI1 Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn 0,640 0,880 SKI2 Kỹ năng làm việc độc lập 0,640 0,879 SKI3 Kỹ năng làm việc nhóm 0,590 0,882 SKI5 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc 0,570 0,883 SKI6 Khả năng chịu áp lực 0,578 0,883 ATT1 Tính nhiệt tình, tích cực đóng góp cho DN 0,593 0,882 ATT2 Tinh thần trách nhiệm

trong công việc 0,580 0,883 PER2 Tác phong làm việc 0,555 0,884 PER3 Sức mạnh tinh thần 0,612 0,882

Bảng 4.13: Kết quả phân tích nhân tố khám phá – ma trận xoay nhân tố

MA TRẬN XOAY NHÂN TỐ

Nhân tố

hiệu Tên biến F1 F2 F3

KNO1 Kiến thức chuyên môn 0,259 0,656 0,264 KNO2 Kinh nghiệm thực tế 0,169 0,806 0,197 KNO4 Trình độ tin học 0,316 0,759 0,048 SKI1 Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn 0,068 0,764 0,392 SKI2 Kỹ năng làm việc độc lập 0,076 0,502 0,725 SKI3 Kỹ năng làm việc nhóm 0,090 0,420 0,700 SKI5 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc 0,335 0,047 0,834 SKI6 Khả năng chịu áp lực 0,462 0,327 0,341 ATT1 Tính nhiệt tình, tích cực đóng góp cho DN 0,740 0,391 -0,051 ATT2 Tinh thần trách nhiệm trong công việc 0,738 0,071 0,341 PER2 Tác phong làm việc 0,783 0,088 0,209 PER3 Sức mạnh tinh thần 0,873 0,224 0,054

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013

Từ ma trận nhân tố sau khi xoay có 3 nhóm nhân tốđược rút ra và 1 biến bị loại khỏi mô hình là SKI6 (Khả năng chịu áp lực) do biến này có hệ số tải nhân tốđều <0,5 ở cả 3 nhóm nhân tố. Ba nhóm nhân tốđược rút ra như sau:

Nhân tố F1 gồm 4 biến tương quan chặt chẽ với nhau, bao gồm: ATT1 (Tính nhiệt tình, tích cực đóng góp cho doanh nghiệp), ATT2 (Tinh thần trách nhiệm trong công việc), PER2 (Tác phong làm việc), PER3 (Sức mạnh tinh thần). Nhân tố này được gọi là “Thái độ với công việc” (Đặt là X1 trong mô hình phân tích hồi quy tuyến tính tiếp theo).

Nhân tố F2 gồm 4 biến tương quan chặt chẽ với nhau: KNO1 (Kiến thức chuyên môn), KNO2 (Kinh nghiệm thực tế), KNO4 (Trình độ tin học), SKI1 (Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn). Nhân tố này gọi là “Kiến thức tác nghiệp” (Đặt là X2 trong mô hình phân tích hồi quy tuyến tính tiếp theo).

Nhân tố F3 gồm có 3 biến tương quan chặt chẽ với nhau, bao gồm: SKI2 (Kỹ năng làm việc độc lập), SKI3 (Kỹ năng làm việc nhóm), SKI5 (Kỹ năng

lập kế hoạch và tổ chức công việc). Nhân tố này được gọi là “Kỹ năng tác nghiệp” (Đặt là X3 trong mô hình phân tích hồi quy tuyến tính tiếp theo). Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhân tố khám phá – ma trận điểm nhân tố

MA TRẬN ĐIỂM NHÂN TỐ

Nhân tố

hiệu Tên biến F1 F2 F3

KNO1 Kiến thức chuyên môn -0,018 0,248 -0,040

KNO2 Kinh nghiệm thực tế -0,075 0,366 -0,121

KNO4 Trình độ tin học 0,017 0,361 -0,229 SKI1 Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn -0,137 0,301 0,040 SKI2 Kỹ năng làm việc độc lập -0,132 0,055 0,350 SKI3 Kỹ năng làm việc nhóm -0,110 0,014 0,355 SKI5 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc 0,045 -0,274 0,530 SKI6 Khả năng chịu áp lực 0,117 0,009 0,087 ATT1 Tính nhiệt tình, tích cực đóng góp cho

doanh nghiệp 0,280 0,117 -0,240 ATT2 Tinh thần trách nhiệm trong công việc 0,283 -0,179 0,130 PER2 Tác phong làm việc 0,316 -0,137 0,027 PER3 Sức mạnh tinh thần 0,354 -0,029 -0,132

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013

Từ kết quả của ma trận điểm nhân tố, các phương trình nhân tố được thiết lập như sau:

F1= 0,280 ATT1 + 0,283 ATT2 + 0,316 PER2 + 0,354 PER3 F2= 0,248 KNO1 + 0,366 KNO2 + 0,361 KNO4 + 0,301 SKI1 F3= 0,350 SKI2 + 0,355 SKI3 + 0,530 SKI5

Từng hệ số trong phương trình ước lượng điểm nhân tố sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau đến nhân tố chung. Biến có hệ số lớn nhất sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung. Cụ thể, nhân tố chung F1 “ Thái độ với công việc” sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi biến PER3 (Sức mạnh tinh thần) với hệ sốđiểm nhân tố cao nhất là 0,354. Nhân tố chung F2 “Kiến thức tác nghiệp” sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi biến KNO2 (Kinh nghiệm thực tế) có hệ số điểm nhân tố cao nhất là 0,366. Tương tự ở nhân tố chung F3 “Kỹ năng tác

nghiệp” thì biến SKI5 (Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc) với hệ số điểm nhân tố cao nhất 0,530 sẽ có tác động mạnh nhất.

Bước 3: Phân tích hồi quy đa biến

Mô hình phân tích mức độ hài lòng của DN đối với SPĐT được xác định là: SAT = f(X1, X2, X3). Với SAT là biến phụ thuộc, SAT được định lượng bằng cách tính điểm trung bình của năm biến quan sát thuộc nhân tố này. Các biến X1, X2, X3 cũng được định lượng bằng cách tính điểm trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tốđó.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, hệ số R2 hiệu chỉnh = 31,8% có nghĩa là 31,8% sự biến thiên của mức độ hài lòng đối với SPĐT được giải thích bởi các yếu tốđược đưa vào mô hình, còn lại các yếu tố khác chưa được nghiên cứu. Sig.F = 0,000 không đáng kể và nhỏ hơn mức ý nghĩa α =5% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Độ phóng đại phương sai VIF của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa công tuyến (Mai Văn Nam, 2008). Hệ số Durbin Watson của mô hình là 2,123 (du ≤

d≤ 4 - du) chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Bảng 4.15: Kết quả phân tích hồi quy

Tên biến Hệ số B Hệ số beta Sig VIF

Hằng số 2,626 - 0,000 - X1*: Thái độ với công việc 0,117 0,218 0,035 1,355 X2ns: Kiến thức tác nghiệp -0,082 -0,142 0,233 1,829 X3*: Kỹ năng tác nghiệp 0,291 0,548 0,000 1,703 Sig.F 0,000 Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,318 Hệ số Durbin-Watson 2,123 Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013

Ghi chú: *: mức ý nghĩa 5%; ns: biến này không có ý nghĩa thống kê

Kết quả phân tích cho thấy, trong số 3 biến đưa vào mô hình thì có 2 biến có ý nghĩa thống kê (Sig. < 5%) là biến (X1) Thái độ với công việc và biến (X3) Kỹ năng tác nghiệp. Từ kết quả trên, phương trình hồi quy ước lượng các nhân tốảnh hưởng đến mức độ hài lòng của DN đối với SPĐT như sau:

Từ phương trình hồi quy cho thấy cả hai nhân tố X1 và X3 đều tương quan thuận với mức độ hài lòng của DN. Có nghĩa là khi SPĐT có thái độ làm việc tốt và nắm vững được những kỹ năng tác nghiệp thì sự hài lòng của DN đối với họ sẽ cao. Cụ thể, khi DN thay đổi mức độ đánh giá tăng thêm cho nhân tố (X1) Thái độ với công viêc 1 điểm thì sự hài lòng của họ sẽ tăng thêm 0,117 điểm. Tương tự khi DN đánh giá tăng 1 điểm cho nhân tố (X3) Kỹ năng tác nghiệp thì mức độ hài lòng của họ sẽ tăng thêm 0,291 điểm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo của trường đại học cửu long theo quan điểm nhà sử dụng lao động (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)