Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp MKU

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo của trường đại học cửu long theo quan điểm nhà sử dụng lao động (Trang 38)

Chất lượng đào tạo của MKU đã được khẳng định thông qua tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ở mức khá cao, ngay từ khóa học đầu tiên sau 4 năm đào tạo năm 2004 tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp là 87,74%, con số này ở các năm 2005; 2006; 2007; 2008; 2009 lần lượt là 90,20%; 86,28%; 84,89%, 73,16%, 82,95%. Tỷ lệ sinh viên có việc làm ổn định sau 3 tháng khi ra trường ở khóa đầu tiên là 80% và luôn luôn giữ vững ở mức cao trong các năm tiếp theo [18].

Sinh viên được học tập theo mô hình kép, kết hợp đào tạo của nhà trường với nhu cầu xã hội. Ngoài thời gian học tập tại trường, sinh viên được thực tập tại các DN, tập đoàn kinh tế… phù hợp với chuyên ngành theo học để nắm bắt kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho công tác sau này. Ngoài ra, trường còn có trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ với doanh nghiệp sẽ giải đáp, tư vấn cho sinh viên mọi thắc mắc có liên quan đến nghề nghiệp

Với phương châm “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học”, MKU đang ngày càng phát triển và trong tương lai không xa sẽ trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của khu vực ĐBSCL và cả nước.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA DN KHẢO SÁT

4.1.1. Loại hình DN và lĩnh vực hoạt động

Về loại hình và lĩnh vực hoạt động của các DN tương đối đa dạng và được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 4.1: Loại hình và lĩnh vực hoạt động của các DN khảo sát

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)

Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân 18 17,0

Công ty TNHH 15 14,2

Công ty cổ phần 53 50,0

Doanh nghiệp nhà nước 18 17,0

Loại hình khác 2 1,9

Lĩnh vực hoạt động

Nông lâm nghiệp 4 3,8

Thủy sản 4 3,8

Xây dựng & công nghiệp 6 5,7

Thương mại dịch vụ 78 74,3

Lĩnh vực khác 13 12,4

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013

Loại hình của các DN được khảo sát nhiều nhất là công ty cổ phần chiếm 50,0%, kế đến là DN tư nhân và DN nhà nước cùng chiếm 17 %, và công ty trách nhiệm hữa hạn chiếm tỷ lệ 14,2%, có 1,9% số DN thuộc các loại hình khác. Kết quả khảo sát còn cho thấy các DN hoạt động ở 4 lĩnh vực chính là nông lâm nghiệp (chiếm 3,8%), thủy sản (chiếm 3,8%), xây dựng & công nghiệp (chiếm 5,7%) và nhiều nhất là lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm 74,3%, Ngoài ra, có 12,4% đơn vị hoạt động ở các lĩnh vực khác như, quản lý hành chính nhà nước, quản lý vĩ mô, DN công ích…

4.1.2. Tuyển dụng

4.1.2.1. Hình thức tuyển dụng

Theo kết quả khảo sát thì hình thức tuyển dụng của các DN rất đa dạng và DN có thể tuyển dụng nhân sự cùng lúc từ nhiều nguồn khác nhau:

Bảng 4.2: Hình thức tuyển dụng của các DN khảo sát Thường xuyên nhất Hình thức tuyển dụng Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Nội bộ doanh nghiệp 36 34,0 4 4,3 Giới thiệu, quen biết 69 65,1 24 25,8 Nhân viên cũ 26 24,5 1 1,1

Thông báo trên các phương

tiện thông tin đại chúng 87 82,1 47 50,5 Các trường Đại học/Cao đẳng/Dạy nghề 36 34,0 8 8,6 Tổ chức giới thiệu việc làm 22 20,8 4 4,3 Thi tuyển 5 4,7 5 5,4 Hình thức khác 1 0,9 - - Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013

Hình thức tuyển dụng được các DN sử dụng phổ biến nhất là thông báo thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, hình thức này hoàn toàn phù hợp với thời đại công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh như hiện nay thì việc thông báo tuyển dụng trên các website tìm việc, website của DN, các trang báo việc làm, pano, áp phích… là điều rất phổ biến và dễ dàng thực hiện, hình thức này được 82,1% DN sử dụng. Hình thức tuyển dụng phổ biến thứ hai là tuyển dụng thông qua giới thiệu quen biết khi có đến 65,1% DN có sử dụng hình thức này, con số này cũng đã phản ánh được thực trạng tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp hiện nay, để xin được việc làm tốt thì phần lớn cần có các mối quan hệ quen biết thay vì cần năng lực thật sự của sinh viên, điều này còn được thể hiện rõ hơn qua con số quá hạn chế 4,7% số DN tuyển dụng thông qua thi tuyển để đánh giá các ứng viên. Các hình thức tuyển dụng khác cũng được sử dụng nhưng không phổ biến: có 34,0% DN sử dụng hình thức tuyển dụng từ nội bộ DN, 24,5% DN tuyển dụng lại nhân viên cũ, 34,0% tuyển dụng thông qua các trường ĐH, cao đẳng, dạy nghề, 20,8% số DN tuyển dụng thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. Ngoài ra có rất ít các DN (0,9%) sử dụng các hình thức khác không được đề cập trong đề tài.

Khi được hỏi về hình thức tuyển dụng thường xuyên nhất thì có 87,7% DN xác định được hình thức tuyển dụng thường xuyên nhất của mình, trong số các DN có trả lời thì có 50,5% chọn hình thức thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, 25,8% sử dụng hình thức tuyển dụng thông qua giới thiệu, quen biết thường xuyên nhất, 8,6% tuyển dụng thường xuyên nhất thông qua các trường ĐH, cao đẳng, dạy nghề. Con số này ở các hình thức khác lần lượt là: nội bộ DN (chiếm 4,3%), nhân viên cũ (1,1%), tổ chức giới thiệu việc làm (4,3%) và hình thức thi tuyển (5,4%).

4.1.2.2. Mức độ khó khăn khi tuyển dụng

Rất dễ dàng 0,9% Rất khó 4,7% Dễ dàng 7,5% Khó 34,0% Bình thường 52,8% Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013 Hình 4.1: Mức độ khó khăn khi tuyển dụng

Số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm là rất lớn trong khi nhu cầu tuyển dụng của các DN thì có giới hạn nên việc được tuyển dụng vào các DN không dễ dàng, điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát chỉ có 8,4 % DN khảo sát có mức độ khó khăn khi tuyển dụng là dễ dàng và rất dễ dàng, phần lớn có mức độ khó khăn ở mức bình thường (chiếm 52,8%), có đến 34,0% DN cho rằng họ khó khăn trong tuyển dụng và 4,7% cho rằng rất khó khăn khi tuyển dụng. Vấn đề khó khăn trong tuyển dụng của các DN còn được thể hiện rõ hơn qua việc họ xem xét ở ứng viên rất nhiều khía cạnh khi tuyển dụng, các tiêu chí mà họ quan tâm rất đa dạng và được thể hiện ở phần tiếp theo.

4.1.2.3. Những tiêu chí quan tâm đối với ứng viên tuyển dụng

Dựa vào bảng 4.3 cho thấy các DN hiện nay quan tâm ở ứng viên rất nhiều khía cạnh khi tuyển dụng.

Bảng 4.3: Những tiêu chí DN quan tâm khi tuyển dụng Tiêu chí Tần số Tỷ lệ (%) Nhạy bén linh hoạt 94 88,7 Trung thực, đáng tin cậy 90 84,9 Sự phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo với công việc 64 60,4 Tác phong chuyên nghiệp 64 60,4 Khả năng ngoại ngữ, vi tính 58 54,7

Hiểu biết rộng 42 39,6

Lòng trung thành 42 39,6

Có mục tiêu và quyết tâm 40 37,7

Tiêu chí khác 5 4,7

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013

Theo đó, DN quan tâm nhất ở ứng viên là tính nhạy bén linh hoạt khi có đến 88,7% DN quan tâm đến tiêu chí này, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế có thể thấy được trong môi trường làm việc năng động và có nhiều biến đổi bất thường như hiện nay thì các DN rất cần nhân viên của mình nhạy bén trong công việc và linh hoạt xử lý trước các tình huống biến đổi, người có tính nhạy bén linh hoạt thì mới có thể hòa hợp được vào môi trường làm việc năng động và mang tính cạnh tranh, nếu không sẽ bị tụt lại phía sau. Tiêu chí được quan tâm tiếp theo là tính trung thực và đáng tin cậy (84,9%). Khi tuyển dụng các DN cũng rất quan tâm đến sự phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo của ứng viên với yêu cầu công việc của họ (60,4%) bởi điều này sẽ giúp cho ứng viên thích ứng với công việc nhanh hơn, làm việc hiệu quả hơn và giảm bớt những chi phí cho công tác đào tạo lại. Ngoài ra, có đến 60,4% DN quan tâm đến tác phong chuyên nghiệp của ứng viên, 54,7% quan tâm đến khả năng ngoại ngữ, vi tính vì hai yếu tố này là điều tất yếu phải có ở mỗi lao động tri thức trong thời kỳ công nghệ và hội nhập. Đồng thời DN cũng rất ưa thích sự hiểu biết rộng rãi trên nhiều lĩnh vực của nhân viên bởi họ có thể làm tốt công việc ở các lĩnh vực khác nhau và nhà quản lý có thể linh hoạt sắp xếp làm việc tại nhiều vị trí khác nhau khi cần thiết để đảm bảo công việc trôi trãi, điều này được thể hiện rõ qua con số 39,6% DN đòi hỏi ở ứng viên sự hiểu biết rộng rãi. Các DN còn đòi hỏi ở ứng viên lòng trung thành (39,6%), phải có mục tiêu

và quyết tâm (37,7%). Ngoài ra còn một vài tiêu chí được rất ít DN quan tâm (4,7%) được xếp vào nhóm các tiêu chí khác.

4.1.3. Vị trí công việc và thu nhập của SPĐT

Theo kết quả khảo sát thì SPĐT của MKU đang làm việc tại các DN khảo sát thuộc tất cả các nhóm ngành bao gồm: 23,6% DN khảo sát có sử dụng SPĐT thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin, 5,7% sử dụng SPĐT thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật (bao gồm: cơ khí, xây dựng và điện tử), nhóm ngành nông học – công nghệ thực phẩm – sinh học được sử dụng bởi 9,4% số DN. Đặc biệt SPĐT thuộc hai nhóm ngành QTKD - marketing – thương mại – du lịch và nhóm kế toán – tài chính – ngân hàng được phần lớn DN sử dụng với tỷ lệ lần lượt là 74,5% và 51,9% bởi đặc tính của một số ngành kinh tế như: QTKD, kế toán, marketing, thương mại... có thể làm việc tại nhiều DN thuộc các lĩnh vực khác nhau nên dẫn đến tình trạng tỷ lệ DN khảo sát sử dụng lao động của nhóm ngành kinh tế cao hơn các nhóm ngành khác. Ngoài ra tỷ lệ DN sử dụng SPĐT thuộc hai nhóm ngành ngoại ngữ và ngữ văn – đông phương học lần lượt là 6,6% và 3,8%.

Bảng 4.4: Ngành nghềđang làm việc của SPĐT

Nhóm ngành Tần số Tỷ lệ (%)

Công nghệ thông tin 25 23,6

Công nghệ kỹ thuật 6 5,7

Nông học - Công nghệ thực phẩm - Sinh học 10 9,4 QTKD – Marketing – Thương mại – Du lịch 79 74,5 Kế toán - Tài chính - Ngân hàng 55 51,9

Ngoại ngữ 7 6,6

Ngữ văn - đông phương học 4 3,8

Theo kết quả khảo sát thì tỷ lệ DN bố trí công việc đúng chuyên ngành cho SPĐT được trình bày ở hình 4.2.

Không 17,3% 82,7% Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013 Hình 4.2: Tỷ lệ DN bố trí công việc đúng chuyên ngành

Việc có được việc làm sau khi tốt nghiệp là một điều rất quan trọng nhưng việc có được bố trí công việc đúng chuyên ngành lại là vấn đề quan trọng hơn. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 82,7% DN khảo sát sử dụng SPĐT của MKU đúng với chuyên ngành đào tạo, đây là một tỷ lệ tương đối cao so với thực tế tình hình làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp hiện nay. Nhưng không thể nói đây là một dấu hiệu tích cực bởi trong các nghiên cứu trước đây khái niệm gọi là “làm việc đúng với chuyên ngành đào tạo” của DN chưa thật sự chính xác và rõ ràng. Trích đoạn phỏng vấn sâu người lao động trong đề tài nghiên cứu của Ngô Thị Thanh Tùng năm 2009: “Gọi là

được làm việc đúng chuyên ngành đào tạo thì cũng không hẳn chính xác, tôi học Quản trị kinh doanh nhưng vị trí hiện tại của tôi là làm Trợ lý văn phòng kiêm thủ quỹ. Công việc thủ quỹ là tôi phải tự học để hoàn thành được công việc…”. Nhiều người lao động có chung tình trạng như vậy trong khi lãnh đạo của họ khẳng định đã bố trí lao động đúng với chuyên ngành đào tạo.

Vị trí làm việc của SPĐT tại các DN khảo sát được trình bày ở hình sau:

Cấp quản l ý 5,9% Khác 6,3% Phụ việc cho cấp quản l ý 12,5% Làm việc tại một vị trí có chức danh độc lập 75,3% Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013 Hình 4.3: Cơ cấu vị trí công việc của SPĐT

Theo kết quả khảo sát, hiện tại có 287 SPĐT đang làm việc tại DN khảo sát trong đó 216 SPĐT (chiếm 75,3%) hiện đang làm việc tại một vị trí có chức danh độc lập. Có 36 SPĐT làm phụ việc cho cấp quản lý (chiếm 12,5%), chỉ có 17 sản phẩm đào tạo hiện đang giữ các chức vụ quản lý (chiếm 5,9%). Số SPĐT làm việc ở các vị trí khác là 18 (chiếm 6,3%). Phần lớn hiện đang làm việc tại các vị trí có chức danh độc lập.

Bảng 4.5: Mức lương trung bình của SPĐT tại các vị trí công việc

Triệu đồng

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013

Theo đó, vị trí phụ việc cho cấp quản lý có mức lương trung bình là 4,81 triệu đồng, mức lương trung bình 4,75 triệu đồng cho những SPĐT làm việc tại một vị trí có chức danh độc lập. Cấp quản lý có mức lương trung bình là 7,81 triệu đồng.

4.1.4. Đào tạo lại

Tỷ lệ DN có tổ chức các khóa đào tạo lại cho SPĐT được trình bày ở hình 4.4. 88,5% Không 11,5% Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013 Hình 4.4: Tỷ lệ DN tổ chức đào tạo lại.

Vấn đề mà nghiên cứu đặt ra là liệu SPĐT của MKU sau khi lưu hành vào thị trường lao động thì có được các DN sử dụng ngay sau khi tuyển dụng hay phải trải qua các khóa đào tạo lại. Kết quả là phần lớn DN (chiếm đến

Vị trí Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Phụ việc cho cấp quản lý 2 10 4,81 1,837 Làm việc tại một vị trí có chức danh độc lập 2 10 4,75 1,287 Cấp quản lý 5 15 7,81 2,905

88,5%) đều phải tổ chức các khóa đào tạo lại để tập huấn cho SPĐT trước khi bắt đầu vào công việc và chỉ có 11,5% DN không phải tổ chức các khóa đào tạo. Việc tham gia các khóa đào tạo lại trước khi bắt đầu vào công việc sẽ giúp cho SPĐT đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc hay theo ý kiến của DN thì việc tham gia các khóa đào tạo sẽ giúp cho SPĐT nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng thực tế phù hợp, hiểu thêm về văn hóa DN, hiểu biết về cách thức làm việc của công ty. Với tỷ lệđào tạo lại rất cao như vậy là một điều rất đáng quan tâm đối với MKU bởi SPĐT của trường không thể lưu hành và sử dụng ngay trong thị trường lao động.

Bảng 4.6: Nội dung các khóa đào tạo lại

Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)

Kỹ năng nghiệp vụ thực tế 82 89,1

Kỹ năng mềm 56 60,9

Kiến thức về văn hóa doanh nghiệp 46 50,0 Kiến thức chuyên môn cơ bản 45 48,9 Kiến thức xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp 24 26,1 Ngoại ngữ 14 15,2 Kỹ năng sử dụng máy tính 11 12,0 Nội dung khác 2 2,2 Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013

Theo đó, trong số những DN có tổ chức đào tạo lại thì có đến 89,1% tổ chức đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ thực tế, 60,9% tổ chức đào tạo kỹ năng mềm. Điều này cho thấy trên giảng đường sinh viên chỉ được học những lý thuyết trên giấy chứ không được tiếp xúc với thực tế nên không thể tự hình thành được những kỹ năng nghiệp vụ thực tế, tuy rằng môi trường làm việc bên ngoài rất đa dạng và phức tạp, những công việc khác nhau sẽ đòi hỏi những kỹ năng nghiệp vụ khác nhau mà nhà trường thì không thể tổng hợp hết được những kỹ năng đó để truyền thụ cho sinh viên nhưng rõ ràng có thể thấy được không có mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và những đơn vị sử dụng lao động nên sinh viên không được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo của trường đại học cửu long theo quan điểm nhà sử dụng lao động (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)