- Chơi chữ: Bà con ta cũng thường sử dụng đặc điểm ngôn ngữ dân tộc để
3 Theo khảo sát của Nguyễn Văn Trung trong Câu đố Việt Nam, Nxb Tổng hợp TPHCM: câu đố về cây cỏ chiếm 17%, câu đố về loài vật chiếm 1% trong tổng số những vật được đem ra đố.
3.1. Đặc điểm được chọn làm cơ sở định danh của câu đố thực vật.
Đặc điểm được chọn làm cơ sở định danh ở câu đố thực vật cũng giống như ở câu đố động vật, đó thường là những đặc điểm bề ngoài, hay những đặc điểm phổ biến mà mọi người đều biết đến và quan tâm như đặc điểm về hoa trái, vai trò đối với đời sống con người, đặc điểm về diễn tiến phát triển của cây trồng, đặc điểm về tên gọi,… Có điều là, ở câu đố về động vật, đặc điểm vai trò, chức năng và mối quan hệ với con người chỉ đứng ở vị trí thứ 5 trong tổng số 23 đặc điểm được sử dụng thì ở đây, đặc điểm vai trò, chức năng và mối quan hệ với con người được sử dụng nhiều nhất. Chúng tôi cho rằng, lí do ở đây là bởi vật đố trong câu đố về thực vật chủ yếu là các loại rau, củ, ngũ cốc và hoa quả, vốn gắn bó với đời sống ẩm thực của người dân nên có vai trò quan trọng và có quan hệ mật thiết với con người. Chúng ta cũng có thể thấy được một khía cạnh khác ở đây là: bữa ăn của người Việt xưa thường nhiều rau hơn là thịt, cá hay các sản phẩm từ động vật.
Qua 400 câu đố về thực vật đã khảo sát, có thể tách ra làm ba nhóm chính, đó là: nhóm các loại cây và cây cỏ; nhóm các loại hoa, lá; nhóm các loại củ, quả, hạt. Các đặc điểm được chọn làm cơ sở định danh cho ba nhóm này có một chút khác biệt, chẳng hạn như đặc điểm cách thức gieo trồng chỉ có ở nhóm cây, cây cỏ và củ, quả, hạt; đặc điểm vị trí chỉ sử dụng đối với nhóm hoa, lá và nhóm củ, quả, hạt; đặc điểm số lượng chỉ sử dụng ở nhóm củ, quả, hạt,… Tuy nhiên, những đặc điểm chính được sử dụng nhiều nhất như vai trò, hình dáng, màu sắc, tên gọi, cấu tạo,… đều được sử dụng cho cả ba nhóm cho nên chúng tôi không trình bày các đặc điểm của ba nhóm này riêng biệt mà sẽ giới thiệu cụ thể khi đi vào từng đặc điểm. Dưới đây là 21 đặc điểm được chọn làm cơ sở định danh của 400 câu đố thực vật đã khảo sát và được trình bày theo tần số sử dụng từ nhiều đến ít:
1. Vai trò trong đời sống và mối quan hệ với con người (145/400 câu) 2. Hình dáng bề ngoài (139/400 câu)
3. Màu sắc (104/400 câu) 4. Tên gọi (87/400 câu) 5. Cấu tạo (56/400 câu)
6. Địa điểm trồng, mọc (48/400 câu) 7. Kích cỡ (44/400 câu)
8. Diễn tiến phát triển (42/400 câu) 9. Hoa trái (38/400 câu)
10.Vị trí (25/400 câu) 11.Mùi, vị (22/400 câu)
12.Cách thức gieo trồng và chăm sóc (12/400 câu) 13.Số lượng (13/400 câu)
14.Sinh sản (10/400 câu)
16.Trạng thái (5/400 câu)
17.Thời gian nở, toả hương (5/400 câu)
18.Điều kiện đất trồng và môi trường sống (4/400 câu) 19.Mối quan hệ với các loài động vật (4/400 câu) 20.Giá cả (1/400 câu)
Cũng như ở chương 2 chúng tôi đã nói, việc phân loại các tiêu chí này đôi khi chỉ là tương đối bởi có những đặc điểm có thể xếp vào loại này hay loại kia đều được tuỳ theo cách nhìn nhận của mỗi người. Tuy nhiên, những trường hợp này không nhiều nên con số thống kê ở đây là tương đối chính xác. Các đặc điểm này cũng thường được sử dụng kết hợp với nhau hay nói cách khác là trong một câu đố người ta thường miêu tả nhiều đặc điểm của một vật đố.
Ngoài 20 đặc điểm ở trên, người ta cũng sử dụng tục ngữ, ca dao, cổ tích, truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Chinh phụ ngâm khúc để tạo lời đố. Ví dụ:
Chàng Vương quen mặt ra chào, Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.
(Cây mắc cỡ)
Lời đố thuộc Truyện Kiều (dòng 145 – 146, đoạn hai chị em Kiều gặp gỡ Kim Trọng nhân cuộc dạo chơi tiết thanh minh). Hai câu này có ý hai Kiều đang e thẹn. “E thẹn” gần nghĩa với “mắc cỡ”.
hoặc ví dụ sau:
Nước trong rửa ruột sạch trơn, Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
(Quả thanh yên)
Lời đố thuộc Lục Vân Tiên (dòng 965-966, lời ông Ngư nói với Vân Tiên sau khi cứu sống chàng). Câu này thể hiện sự trong sạch, không màng danh lợi (tức giữ được sự thanh thản, yên ổn trong lòng).
Hầu hết những trường hợp sử dụng ca dao, tục ngữ, cổ tích hay truyện Kiều, Lục Vân Tiên để tạo lời đố đều sử dụng đặc điểm tên gọi của vật đố, một số ít