Cách thức di chuyển:

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 47 - 48)

- Chơi chữ: Bà con ta cũng thường sử dụng đặc điểm ngôn ngữ dân tộc để

TRONG CÂU ĐỐ ĐỘNG VẬT

2.1.7. Cách thức di chuyển:

Cách thức di chuyển của con vật ở đây không chỉ được hiểu là cách đi lại như đi bằng chân, bò dưới đất, bay trên trời hay bơi dưới nước… mà còn bao gồm các đặc tính liên quan đến sự di chuyển của con vật. Chẳng hạn như con rùa thì hễ đi đâu, cõng nhà theo đó (nhà là cái mai rùa), con cua thì dọc ngang tiến thoái như thần, con hươu thì nó nhảy như tên…

Qua khảo sát có 54/400 câu sử dụng đặc điểm cách thức di chuyển (trong đó, sử dụng đặc điểm cách thức di chuyển: 2 câu; sử dụng kết hợp với các đặc điểm khác: 52 câu). Chỉ với đặc điểm cách thức di chuyển mà có thể biết được con vật đó là gì thì đó phải là con vật có cách thức di chuyển rất đặc biệt.

Ví dụ: Miêu tả cách thức di chuyển của con vật:

Ở nhà cũng nỏ mần chi, Đi ra thì nghỉ, đi ra thì nghỉ. (Con cóc) Mồm bò, không phải mồm bò, Mà lại là mồm bò. (Con ốc)

Ở câu trên nói về con cóc, đi ra thì nghỉ, đi ra thì nghỉ đúng là cách thức di chuyển rất đặc biệt của họ nhà cóc. Ở câu dưới, sử dụng lối chơi chữ cùng âm (bò1 và bò3: động từ, di chuyển thân thể theo tứ thế áp mình xuống; bò2

: danh từ, động vật nhai lại), câu đố nói về con ốc một cách dí dỏm, hài hước. Đây cũng là cách thức di chuyển độc đáo của họ nhà ốc.

Ví dụ: Kết hợp đặc điểm cách thức di chuyển và các đặc điểm khác:

Thân đen xỉn, bằng nắm tay,

Trốn chạy cũng giỏi mà bay cũng tài; Kêu chi khản cổ, kêu hoài,

Nghe thôi nhức óc, điếc tai xóm làng!

(Con cuốc)

Lời đố miêu tả các đặc điểm của con cuốc như: - Màu sắc: đen xỉn:

- Kích cỡ cơ thể: bằng nắm tay

- Cách thức di chuyển: trốn chạy, bay

- Tiếng kêu: kêu khản cổ, kêu hoài, nhức óc, điếc tai xóm làng.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)