Tên gọi (87/400 câu):

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 89 - 91)

- Chơi chữ: Bà con ta cũng thường sử dụng đặc điểm ngôn ngữ dân tộc để

3 Theo khảo sát của Nguyễn Văn Trung trong Câu đố Việt Nam, Nxb Tổng hợp TPHCM: câu đố về cây cỏ chiếm 17%, câu đố về loài vật chiếm 1% trong tổng số những vật được đem ra đố.

3.1.4. Tên gọi (87/400 câu):

Tên gọi cũng là một đặc điểm được sử dụng nhiều trong câu đố thực vật, nhiều hơn trong câu đố động vật. Trong 400 câu đố về thực vật có 87 câu sử dụng đặc điểm tên gọi (trong đó, 60 câu sử dụng đặc điểm tên gọi; 27 câu sử dụng đặc điểm này kết hợp với các đặc điểm khác). Tên gọi của vật đố thường được miêu tả bằng cách chơi chữ như sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa, nói lái,… hoặc lời đố nói về một sự việc, sự vật khác nhưng bao hàm ý nghĩa tên gọi của vật đố ở trong đó.

Ví dụ:

Dầu hư vẫn tiếng thơm hoài,

Cả trăm con mắt, đố ai thấy đường.

(Quả dứa, trái thơm)

Quả dứa, tiếng miền Trung, miền Nam gọi là trái thơm. Lời đố sử dụng cách chơi chữ đồng âm: thơm (tiếng thơm, trái thơm).

Hoặc câu:

Hoa gì muốn dặm đường dài. (Hoa thiên lí)

Lời đố sử dụng cách chơi chữ gần nghĩa: muôn dặm thiên lí. Hoặc:

Bốn bề súng nổ đùng đùng,

Cửa thành đóng kín, anh hùng tính sao?

(Quả bí)

Lời đố biểu hiện sự bế tắc, bí thế của người anh hùng khi không có lối thoát. Mặc dù không có sự liên quan gì nhưng ở đây ý nghĩa của lời đố đã hàm ý tên gọi của vật đố trong đó.

Nếu so sánh đặc điểm tên gọi trong câu đố động vật và thực vật thì cả hai đều sử dụng những cách thức, phương pháp giống nhau nhưng tại sao lại có sự chênh lệch về tần số sử dụng nhiều đến vậy? Những cái tên như cây đu đủ, cây bần, cây dâu, cây xấu hổ, trái sầu riêng, quả bí, quả bầu, quả mơ, quả mai, củ đậu, hoa đồng tiền,… có thể là câu trả lời. Rõ ràng là với những tên gọi như thế, người đố có thể dễ dàng đưa ra lời đố bằng cách miêu tả đặc điểm tên gọi của vật đố mà không gặp nhiều khó khăn về diễn tả. Chúng tôi cho rằng sự gắn bó, gần gũi và thân thiết giữa người Việt và các loại thực vật mạnh hơn là với các loài động. Bởi vì các loại cây cỏ, hoa, lá, củ, quả,… có vai trò và ứng dụng nhiều hơn trong đời

sống của họ. Điểm qua những thứ cây mọc quanh nhà, quanh làng, ngoài đồng, ngoài bãi,… thì hầu như thứ gì cũng ăn được hoặc có thể sử dụng để làm thuốc, làm bánh, hoặc các ứng dụng khác.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)