Cách thức kiếm mồi và thức ăn:

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 53 - 54)

- Chơi chữ: Bà con ta cũng thường sử dụng đặc điểm ngôn ngữ dân tộc để

TRONG CÂU ĐỐ ĐỘNG VẬT

2.1.11. Cách thức kiếm mồi và thức ăn:

Đặc điểm cách thức kiếm mồi và thức ăn của con vật ở đây được hiểu là con vật thường kiếm mồi và ăn vào thời gian nào trong ngày, ăn loại thức ăn gì, ăn như thế nào.

Qua khảo sát, có 44/400 câu miêu tả cách thức kiếm mồi và thức ăn của con vật, tất cả đều được sử dụng kết hợp với các đặc điểm khác.

Ví dụ: ăn vào thời gian nào trong ngày:

Ở xa tưởng là mèo, Lại gần hoá ra chim; Ban ngày ngủ lim dim, Ban đêm đi lùng chuột.

(Con cú mèo)

Con cú mèo được miêu tả với các đặc điểm:

- Tập tính, lối sống: ngày ngủ, đêm đi kiếm ăn

- Cách thức kiếm mồi và thức ăn: ăn chuột, kiếm ăn vào ban đêm. Ví dụ: Loại thức ăn:

Con chi nhiều nhất thế gian, Sống ở từng đàn, có chúa có tôi. Xây nhà âm phủ khắp nơi,

Mật ngọt, mỡ béo đánh hơi tài tình.

(Con kiến)

Con kiến được miêu tả với các đặc điểm: - Số lượng: nhiều nhất thế gian

- Tập tính, lối sống: sống ở từng đàn, có chúa có tôi - Môi trường sống: xây nhà âm phủ khắp nơi (ở dưới đất) - Kiếm mồi và thức ăn: mật ngọt, mỡ béo đánh hơi tài tình. Ví dụ: loại thức ăn, cách ăn:

Chỉ bằng ngón tay, Ăn toàn thịt sống, Nuốt trộng chẳng nhai.

Hỏi mày, mày nhớ thương ai, Đêm đêm thở vắn than dài xót xa?

(Con thạch sùng)

Con thạch sùng được nói đến với các đặc điểm: - Kích cỡ: bằng ngón tay

- Kiếm mồi và thức ăn: ăn thịt sống, nuốt trộng chẳng nhai - Tiếng kêu: đêm đêm thở ngắn than dài xót xa.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)