Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn liên hiệp (Trang 31)

2.1.7.1. Khái niệm

Kế toán xác định kết quả kinh doanh là nhằm xác định kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm kết quả của hoạt động kinh doanh chính, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động bất thường.

2.1.7 .2. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 911

Tài khoản 911 – “xác định kết quả kinh doanh” dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911 – xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 12 Sơ đồ kết cấu TK 911

TK 911 Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung cấp.

Chi phí hoạt động tài chính, chi phí tài chính, các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác.

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Kết chuyển lãi

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Thu nhập hoạt động tài chính, các khoản thu nhập hoạt động khác và khoản giảm chi phí thuế.

Kết chuyển lỗ.

Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có

Nguồn giáo trình Kế toán tài chính

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ

2.1.7 .3. Sơ đồ hạch toán

Hình 2: Sơ đồ hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh

Nguồn giáo trình Kế toán tài chính

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp, những con số này do công ty cung cấp. Đó là các bảng báo cáo tài chính từ phòng kế toán và một số tài liệu khác từ công ty.

TK 911 TK 635 TK 641 TK 642 TK 811 TK 821 TK 511 TK 515 TK 711 TK 421 Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán TK 632 Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng

Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác

Cuối kỳ kết chuyển thuế TNDN

Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần

Cuối kỳ kết chuyển doanh thu tài chính

Cuối kỳ kết chuyển Thu nhập khác

Kết chuyển lỗ

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp ghi chép, phân tích và ghi sổ kế toán để tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Liên Hiệp.

Đối với mục tiêu 2: Phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động ta sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh bằng số tương đối và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích làm rõ vấn đề:

 Phương pháp số tương đối

Phương pháp số tương đối hay phương pháp so sánh số tương đối là một trong những phương pháp so sánh được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây:

 Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:

o Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

o Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức.

o Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng... nhằm khẳng định vị trí của các doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu.

Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được.

 Ðiều kiện so sánh:

Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế.

Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:

o Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.

o Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.

o Phải cùng một đơn vị đo lường.

Khi so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.

Kỹ thuật so sánh: Ðể đáp ứng mục tiêu 1 này ta sử dụng:

So sánh bằng số tương đối: Có nhiều loại số tương đối, tuỳ theo yêu cầu phân tích mà sử dụng cho phù hợp.

o Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.

Công thức:

So sánh mức biến động có điều chỉnh: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số.

o Số tương đối kết cấu: So sánh số tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Nó phản ánh biến động bên trong của chỉ tiêu.

o Số bình quân động thái: Biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ tiêu kinh tế qua một khoảng thời gian nào đó. Nó được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ

Số tương đối hoàn thành kế hoạch

Chỉ tiêu kỳ phân tích (thực tế)

Chỉ tiêu kỳ gốc (kế hoạch)

= x 100%

Tăng (+), Giảm (-) = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch x Hệ số điều chỉnh

phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, tùy theo mục đích phân tích. Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian dài. Nếu kỳ gốc liên hoàn phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua 2 thời kỳ kế tiếp nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp thay thế liên hoàn

Với phương pháp thay thế liên hoàn, chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Khi thực hiện phương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc:

o Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng; trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước đến nhân tố thứ yếu.

o Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất; nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tính được trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc).

o Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân tích (là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc).

Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước:

oBước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ

phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc.

Nếu Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định là: ΔQ = Q1 - Q0

oBước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu

phân tích.

Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a,b,c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo

nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau: Q = a.b.c Kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1 và Kỳ gốc là: Q0 = a0.b0.c0

oBước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.

 Thế lần 1: a1.b0.c0

 Thế lần 2: a1.b1. c0  Thế lần 3: a1.b1.c1

 Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố ở kỳ gốc. Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế.

oBước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân

tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể:

 Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0 - a0.b0.c0 = Δa

 Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0 - a1.b0.c0 = Δb

 Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1 - a1.b1.c0= Δc

Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: Δa + Δb + Δc = ΔQ

Đối với mục tiêu 3: Đánh giá ưu, nhược điểm, sử dụng phương pháp suy luận để đề ra một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoàn thiện công tác kế toán tại công ty TNHH Liên Hiệp.

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN HIỆP

3.1. Quá trình hình thành

Công ty TNHH Liên Hiệp là đơn vị kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực bán buôn đồ dùng văn phòng. Sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại bút, mực, đồ dùng học tập và văn phòng phẩm… là sản phẩm được sử dụng tương đối nhiều ở mọi lứa tuổi và tầng lớp.

Công ty TNHH Liên Hiệp được thành lập vào ngày 14 tháng 9 năm 2009, với số vốn ban đầu 2.900.000.000 đồng. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Cần Thơ cấp và đăng ký thay đổi lần 3 ngày 29 tháng 8 năm 2011.

Chức năng của công ty TNHH Liên Hiệp là cầu nối giao thương hàng hóa giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng nội địa. Chuyên mua bán các loại đồ dùng văn phòng, dụng cụ học sinh…

Nhiệm vụ là lập kế hoạch bán hàng trực tiếp cho khách hàng, sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, tổ chức hoạt động đúng chế độ kế toán hiện hành và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiệp hoạt động với mục đích là tham gia vào nền kinh tế thị trường, thực hiện kinh doanh có lãi, bảo toàn được nguồn vốn, góp phần làm cân bằng cung cầu hàng hóa trên thị trường, đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước. Tiếp tục đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn cao. Tuân thủ các chế độ, chính sách và quy định hiện hành của Nhà nước. Giữ vững sự phát triển, tăng trưởng và khả năng sinh lợi thông qua sự phát triển thương hiệu.

Địa chỉ B54, Khu dân cư 91B, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Mã số thuế: 1801059448

3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý

Hình 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Nguồn Phòng kế toán

Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc có các quyền sau: quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý nội bộ công ty, ký hợp đồng nhân danh công ty, giải quyết mọi vấn đề về lương, chế độ chính sách cho các nhân viên, tuyển dụng lao động.

Phó giám đốc là người dưới quyền giám đốc, hỗ trợ cho giảm đốc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc trong phạm vi được giao. Mặt khác phó giám đốc có thể thay mặt giám đốc giải quyết những công việc có tính chất thường xuyên của đơn vị khi giám đốc vắng mặt. Phó giám đốc do giám đốc bổ nhiệm.

Phòng kế toán là đơn vị chuyên tham mưu giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực sau: thực hiện công tác kế toán tài chính đối với hoạt động kinh doanh của công ty và kế toán tài chính văn phòng công ty; tổ chức công tác kế toán và tài chính doanh nghiệp, với chức năng giám đốc, phân phối và tổ chức luân chuyển vốn, xây dựng kế hoạch tài chính để chủ động cân đối vốn phục vụ

Hội đồng thành viên Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kế hoạch Phòng kế toán Bộ phận bán hàng Bộ phận giao nhận Bảo vệ Kế toán tổng hợp Kế toán chi tiết Thủ quỹ Thủ kho

có hiệu quả cho kinh doanh; tổ chức công tác kiểm tra công tác kế toán, kiểm toán và kiểm tra việc sử dụng vốn và tài sản trong công ty; thực hiện các công việc do lãnh đạo công ty giao phó.

Phòng kế hoạch có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh tế thương mại, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức vận chuyển chuyên chở sản phẩm hàng hóa vật tư đảm bảo và tiết kiệm chi phí tối ưu thông qua bộ phận giao nhận. Đồng thời cùng với các phòng chức năng soạn thảo các hợp đồng, thực hiện các hợp đồng đã ký kết.

Bộ phận kho chịu trách nhiệm theo dõi tình hình nhập xuất hàng và xác định lượng hàng tồn trong kho và báo cáo định kỳ.

Bảo vệ có nhiệm vụ ngăn ngừa kẻ gian xâm nhập, giữ gìn tài sản tập thể trong công ty, thường trực tại cổng chính 24/24 để hướng dẫn khách đến liên hệ tại công ty.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:

Hình 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Nguồn Phòng kế toán

Kế toán trưởng là người lãnh đạo trực tiếp về mặt nghiệp vụ của toàn bộ kế toán công ty, chỉ đạo, tổ chức các phần hành kế toán. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước cơ quan tài chính và Giám đốc công ty về các vấn đền liên quan đến tình hình tài chính tại công ty, tham mưu cho giám đốc để có thể đưa ra các quyết định hợp lý, lập các báo cáo tổng hợp. Ngoài ra, kế toán trưởng giúp Giảm đốc tập hợp số liệu kinh tế, tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh, phát hiện các khả năng tiềm tàng, thúc đẩy việc thực hiện chế độ hạch toán trong công

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn liên hiệp (Trang 31)