Phân tích các chỉ số sinh lợi

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn liên hiệp (Trang 90 - 92)

Trong hoạt động kinh doanh của công ty, lợi nhuận không phải là chỉ tiêu quan tâm duy nhất mà cần phải phân tích và đánh giá các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản vì nó là thước đo hàng đầu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính sinh lời. Nó là kết quả của hàng loạt các biện pháp quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp và từ kết quả đó đưa ra kế hoạch hoạt động trong tương lai hoặc có những điều chỉnh thích hợp khi các chỉ tiêu này không tốt.

Bảng 30: Các chỉ số tài chính qua 3 năm

Đvt triệu đồng

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Doanh thu thuần 12.738,475 17.477,587 25.414,977

Lợi nhuận ròng 306,698 371,019 725,276 Tổng tài sản 2.092,606 3.125,547 4.373,629 Vốn chủ sở hữu 1.822,646 2.386,690 3.276,569 ROA (%) 29,31 23,74 33,17 ROS (%) 2,41 2,12 2,85 ROE (%) 33,65 31,09 44,27 (Nguồn: Phòng Kế toán)

Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. Phân tích khả năng sinh lời thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản

Tỷ số lợi nhuận/tổng tài sản của công ty nhìn chung tăng lên qua 3 năm. Cụ thể: năm 2010 tỷ suất này đạt 29,31% tức 100 đồng tài sản thì sẽ tạo ra 29,31 đồng lợi nhuận và đến năm 2011 thì 100đ tài sản công ty chỉ tạo ra 23,74 đồng lợi nhuận, tức giảm 5,57 đồng so với năm 2010 và năm 2012 tỷ số này đã tăng lên 9,42% so với năm 2011, nghĩa là 100đ tài sản đã tạo ra 33,17đ lợi nhuận. Điều này cho thấy rằng việc đầu tư mở rộng cho tài sản để nâng cao lợi nhuận đã đạt được hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên, việc tăng này có cao nhưng chưa ổn định.

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu trong năm 2010 là 2,41%, năm 2011 là 2,12% giảm so với năm 2010 là 0,29%. Trong năm 2010, cứ 100đ doanh thu thì đem lại được 2,41đ lợi nhuận nhưng đến năm 2011, cứ 100đ doanh thu chỉ còn 2,12đ lợi nhuận. Sự giảm xuống của tỷ số là do sự sụt giảm nhanh của lợi nhuận từ hoạt động tài chính (năm 2011 lợi nhuận hoạt động tài chính giảm 104.734 ngàn đồng so với năm 2010), điều đó cho thấy khoản vay của công ty là quá lớn chính điều này đã làm giảm lợi nhuận sau thuế của công ty.

Sang năm 2012 tỷ số này tăng lên 2,85%, điều này có nghĩa cứ 100đ doanh thu lợi nhuận đem lại 2,85 đồng. Nguyên nhân lợi nhuận từ hoạt động bán hàng tăng cao hơn mức giảm của lợi nhuận từ 2 hoạt động còn lại, điều này đã làm cho lợi nhuận ròng tăng lên và tăng với tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của công ty nói chung chưa cao, vẫn ở mức thấp.

Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu

ROE nói lên một đồng vốn sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra đầu tư. Qua bảng 28, ta thấy ROE của công ty nhìn chung tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 tỷ số ROE là 33,65%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì có 33,65 đồng là lợi nhuận nhưng đến năm 2011 thì tỷ số này đã giảm xuống còn 31,09%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đã tạo ra được 31,09 đồng lợi nhuận, lợi nhuận giảm 2,56 đồng so với năm 2010, sang năm 2012 thì ROE là 44,27%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn tự có tạo ra 44,27 đồng là lợi

nhuận tăng 13,18 đồng. Điều này cho thấy công ty sử dụng vốn có hiệu quả nhưng chưa đồng đều còn tăng giảm qua các năm.

Công ty cần có những biện pháp tiết kiệm chi phí, gia tăng hiệu quả của các hoạt động tài chính và hoạt động khác thì khả năng thúc đẩy lợi nhuận sau thuế sẽ tiến triển nhiều hơn nữa từ đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ đạt hiệu quả hơn, tức đưa vòng lưu chuyển vốn chủ sở hữu vào hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn liên hiệp (Trang 90 - 92)