Phân tích kết cấu chi phí

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn liên hiệp (Trang 81)

Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp là đánh giá tổng quát tình hình biến động chi phí kỳ này so với kỳ khác, xác định mức tiết kiệm hay bội chi chi phí. Chi phí của doanh nghiệp theo chế độ báo cáo tài chính hiện hành bao gồm có 3 loại chi phí: chi phí từ hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác hay chi phí thất thường. Trong phân tích thường thì chỉ đi sâu vào phân tích chi phí từ hoạt động kinh doanh.

Bảng 25: Kết cấu chi phí giá vốn hàng bán qua 3 năm

Đvt: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) GVHB tập, vở, giấy 6.601,304 54,38 8.591,463 51,93 10.257,206 43,95 GVHB các loại bút 5.155,524 42,47 7.128,945 43,09 11.596,828 49,69 GVHB bìa 0,00 0,00 281,253 1,70 938,202 4,02 GVHB các SP khác 382,385 3,15 542,654 3,28 546,118 2,34 Tổng GVHB 12.139,213 16.544,315 23.338,354

Doanh thu thuần 12.738,475 17.477,587 25.414,977 Tỷ suất

GVHB/DTT

95,30% 94,66% 91,83%

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Qua bảng 25 ta thấy tổng giá vốn luôn tăng qua các năm tuy nhiên tỷ suất GVHB/DTT lại có chiều hướng giảm. Điều này cho thấy lợi nhuận trong một đồng doanh thu này càng tăng. Giá vốn hàng bán bao gồm giá mua của hàng hóa

cộng với chi phí vận chuyển hàng về kho của công ty. Sự gia tăng của tổng giá vốn hàng bán được giải thích bởi sự gia tăng của các thành phần sau:

Như chúng ta đã biết, Công ty Liên Hiệp kinh doanh rất nhiều mặt hàng trong đó tập và bút là mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn . Vì vậy, chi phí giá vốn hàng bán của công ty tăng cao chủ yếu là do chi phí giá vốn của mặt hàng tập và bút tăng qua các năm. Cụ thể, từ năm 2010 đến 2012, tỷ trọng giá vốn của mặt hàng bút liên tục tăng năm 2010 là 42,47% nhưng đến năm 2012 là 49,69%, tăng 7,22% so với năm 2010 và tăng 6,6% so với năm 2011. Từ sự gia tăng của tỷ trọng đã kéo theo giá trị giá vốn của bút cũng gia tăng; năm 2012 là 11.596 triệu đồng, tăng 4.467 triệu đồng tương đương tăng 62,68% so với năm 2011 và tăng 124,9% so với năm 2010; chi phí giá vốn của tập năm 2011 là 8.591 triệu đồng, tăng 1.990 triệu đồng tương đơng 30,15% so với năm 2010, sang năm 2012 là 10.257 triệu đồng, tăng 1.665 triệu đồng. Tuy giá trị của giá vốn tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của mặt hàng này đã giảm đi, năm 2011 là 51,93% giảm 2,45% so với năm 2010, sang năm 2012 chỉ còn 43,95% đã giảm 7,98%.Nguyên nhân của sự gia tăng này là do giá cả nhiên liệu ngày càng tăng nên chi phí vận chuyển hàng về kho cũng tăng theo, mặt khác số lượng hàng tiêu thụ của bút và tập cũng gia tăng. Tỷ trọng giá vốn hàng bán của bút cao hơn so với tập là do tốc độ tăng giá vốn của bút năm 2012 so với năm 2011 là 62,67%, trong khi đó của tập là 19,39%, điều này chứng tỏ số lượng tiêu thụ của bút cao hơn nhiều so với số lượng tiêu thụ của tập, nguyên nhân của sự khác biệt này là do lượng tiêu thụ của tập mang tính thời vụ, thường những tháng từ tháng 7 đến tháng 9 thì lượng tiêu thụ của tập nhiều vì đây là những tháng tựu trường còn những tháng khác thì lượng tiêu thụ tập rất ít, trong khi đó thì lượng tiêu thụ của bút trãi đều tất cả các tháng trong năm.

Bên cạnh đó, chi phí vốn của Công ty tăng còn do chi phí giá vốn của bìa và các sản phẩm khác tại công ty gia tăng, cụ thể: chi phí giá vốn của bìa năm 2012 là 938.201 nghìn đồng tăng 656.948 nghìn đồng so với năm 2011, chi phí giá vốn của các mặt hàng khác như sáp, kéo, thước, băng keo…năm 2012 là 546.117 nghìn đồng tăng 3.463 nghìn đồng so với năm 2011. Nguyên nhân khiến cho chi phí giá vốn hàng bán của các sản phẩm này tăng là do ngoài sự tác động của giá cả đầu vào còn do số lượng tiêu thụ của các mặt hàng này trong năm

2012 đều tăng. Tuy nhiên tỷ trọng của những sản phẩm này rất nhỏ so với các sản phẩm trên. Vì vậy muốn gia tăng lợi nhuận thì công ty cần phải có những tác động đối với các mặt hàng bút và tập.

Phân tích biến động chi phí bán hàng

Bảng 26: Kết cấu chi phí hàng bán qua 3 năm

Đvt triệu đồng Chênh lệch Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị % Giá trị %

Chi phí nhân công 139,256 198,920 379,025 59,664 42,85 180,106 90,54 Chi phí công cụ dụng cụ 0 0 1,503 - - 1,503 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 4,231 6,321 8,640 2,09 0 49,39 2,319 36,69 Chi phí bằng tiền khác 31,333 46,079 55,816 14,747 47,07 9,737 21,13 Tổng chi phí bán hàng 174,070 251,320 443,482 77,250 44,38 192,162 76,46 (Nguồn: Phòng Kế toán)

Do công ty có sự thay đổi trong chính sách nâng lương nên chi phí nhân viên không ngừng tăng qua 3 năm. Năm 2011 198,92 triệu đồng tăng 59,66 triệu đồng (tức tăng 42,85%) so với năm 2010, sang năm 2012 là 379,025 triệu đồng, tăng 90,54%. Các nhân viên ở bộ phận này sẽ nhận lương theo doanh số mà các nhân viên này bán được hàng (tỷ lệ lương so với doanh số mà nhân viên nhận được là 1%, 1,5% và 2% tương ứng với mức doanh số dưới 5 triệu/ ngày, từ 5 triệu/ngày đến 10 triệu/ngày và trên 10 triệu/ngày). Nhân viên nhận lương theo doanh số do đó sự gia tăng của doanh thu đã kéo theo chi phí lương nhân viên bán hàng tăng, mặt khác số nhân viên còn lại tại bộ phận bán hàng được tăng lương mỗi năm 1% cho những nhân viên hoàn thành công việc được giao.

Kế tiếp là sự gia tăng của khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài, cụ thể là năm 2011 chi phí này là 6,321 triệu đồng sang năm 2012 đã tăng lên 8,640 triệu đồng tức tăng 2,3 triệu đồng về giá trị hay tăng 36,69% về tỷ lệ. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả xăng dầu năm 2008 tăng cao có lúc lên đến 23.000 - 24.000 đồng/lít nên đã đẩy giá cước vận chuyển trong khi đó khối lượng sản phẩm hàng

hóa của Công ty lại được tiêu thụ nhiều hơn các năm trước nên đã làm cho khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên 21,13% so với năm 2011.

Bên cạnh đó, trong năm 2012 Công ty còn phát sinh thêm khoản chi phí mới đó là chi phí đồ dùng và dụng cụ văn phòng với giá trị là 1,503 triệu đồng. là nguyên nhân làm tăng chi phí bán hàng của Công ty thì trong năm 2012.

Cuối cùng là khoản chi phí bằng tiền khác các khoản này bao gồm chi phí thuê vận chuyển hàng từ tp Hồ Chí Minh về Cần Thơ, chi phí tổ chức hội nghị… Khoản chi này cũng không ngừng gia tăng. Cụ thể năm 2011 là 46,079 triệu đồng, tăng 14,747 triệu đồng (tương đương tăng 47,07%) so với năm 2010, sang năm 2012 khoản chi này tăng lên thêm 9,737 triệu đồng tương đương tăng 21,13% so với năm 2011.

Phân tích biến động chi phí quản lý doanh nghiệp

Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty qua 3 năm đều tăng. Nguyên nhân là do sự tăng lên đồng loạt của các chi phí sau:

Chi phí nhân viên quản lý chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí nhân viên năm 2011 là 191,36 triệu đồng (với số lượng nhân viên tại bộ phận quản lý là 9 người) tăng so với năm 2010 là 70,40 triệu đồng (tương ứng tăng 58,20%). Sang năm 2012, khoản mục chi phí này lại tiếp tục tăng cao và ở mức 310,98 triệu đồng, tăng 119,61 triệu đồng (tương ứng tăng 62,51%) so với năm 2011. Cũng giống như chi phí nhân viên ở bộ phận bán hàng, chi phí nhân viên ở bộ phận quản lý doanh nghiệp tăng. Nguyên nhân là do Công ty chi phí tiền lương trên mỗi nhân viên tăng, mức lương trung bình của nhân viên năm 2012 là 2.500.000 đồng/người, điều này cho thấy Công ty rất quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Mặt khác, do số lượng nhân viên tại bộ phận này cũng gia tăng, cụ thể là đầu năm 2012 tại phòng kế toán có tuyển dụng thêm một nhân viên mới và một tài xế. Trong năm 2012, tổng số nhân viên tại bộ phận quản lý là 11 người trong đó số lượng nhân viên tại phòng kế toán đã là 6 người, do công tác kế toán tại công ty chưa áp dụng phần mềm vào công tác hạch toán của mình nên cần nhiều nhân viên kế toán để có thể đảm bảo tốt công tác của mình. Nếu sử dụng phần mềm thì công ty chỉ cần sử dụng một nửa số lượng nhân viên tại phòng kế toán hiện nay, mặt khác với một số ưu điểm của phần mềm sẽ giúp công việc hạch toán đơn giản và chính xác như thông tin chỉ

cần cung cấp một lần nguồn vào chính xác thì trên các báo cáo, sổ sách có liên quan đều được thể hiện đầy đủ và đúng đắn, thực hiện kế toán trên máy còn giảm tải cho kế toán tổng hợp khối lượng khổng lồ những bút toán cuối kỳ, phân bổ, kết chuyển...Ngăn chặn sự sai sót, chênh lệch thông tin các phần hành...Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Do đó, để tiết kiệm chi phí nhân viên công ty nên sử dụng phần mềm kế toán trong công tác hạch toán của mình.

Bảng 27: Kết cấu chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm

Đvt triệu đồng Chênh lệch Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị % Giá trị % Chi phí nhân công 120,97 191,36 310,98 70,40 58,20% 119,61 62,51% Chi phí đồ dùng văn phòng 4,23 10,63 17,28 6,41 151,54% 6,65 62,51% Chi phí khấu hao

và CP thuê MB 59,79 120,70 138,30 60,90 101,85% 17,60 14,58% Thuế, phí và lệ phí 1,50 1,50 1,50 0,00 0,00% 0,00 0,00% Chi phí dịch vụ mua ngoài 2,12 5,89 12,79 3,15 177,83% 6,90 117,15% Chi phí bằng tiền khác 20,82 27,85 100,83 7,03 33,78% 72,98 262,04% Tổng chi phí QLDN 209,43 357,94 581,67 148,51 70,91% 223,73 62,51% (Nguồn: Phòng Kế toán)

Bên cạnh chi phí nhân viên, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng còn do chi phí đồ dùng văn phòng và chi phí mua ngoài tăng. Cụ thể là, năm 2011 chi phí đồ dùng văn phòng là 10,63 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 6,41 triệu đồng (tương đương tăng 151,54%), năm 2012 khoản chi này tiếp tục tăng lên 17,28 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 6,65 triệu đồng (tương đương tăng 62,51%). Còn khoản chi phí mua ngoài năm 2011 là 5,89 triệu đồng, sang năm 2012 là 12,79 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 6,9 triệu đồng (tương đương tăng 117,15%). Nguyên nhân của sự tăng lên 2 khoản mục này là do thay mới một số

dụng cụ và đồ dùng văn phòng đã cũ, đồng thời trang bị thêm một số dụng cụ mới nhằm phục vụ tốt cho công việc của các nhân viên trong Công ty, ngoài ra chính sách mở rộng thị trường các khoản chi tiền điện thoại, tiền điện nước cũng tăng.

Thêm vào đó, chi phí khác bằng tiền cũng tăng lên. Góp phần làm tăng chi phí khác bằng tiền là chi phí hội nghị, tiếp khách điều này có thể hiểu được là do lượng hàng hóa bán ra nhiều đồng nghĩa với việc số giao dịch với khách hàng càng nhiều. Khoản chi phí này không ngừng tăng lên qua các năm theo đà tăng của doanh thu. Cụ thể chi năm 2012 là 100,83 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 72,98 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2010. Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng cao còn do ảnh hưởng của chi phí khấu hao tài sản cố định 138,30 triệu đồng tăng 17,60 triệu đồng, tương đương 14,58%. Chi phí khấu hao tài sản và chi phí thuê năm 2011 và năm 2012 tăng mạnh so với năm 2010 là do trong những năm này tại công ty có mua thêm tài sản đầu tư cho việc vận chuyển hàng đi bán.

Công ty cần phải quan tâm điều chỉnh sử dụng tiết kiệm các khoản mục chi phí trong quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty bằng việc đề ra những kế hoạch sử dụng chi phí hợp lý hơn..

=> Chi phí nhân viên ở bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp tại công ty tăng mạnh qua các năm là do khi đời sống vật chất tinh thần của xã hội ngày càng được nâng nên người dân đòi hỏi nhiều hơn về mặt vật chất và giá cả của các mặt hàng tiêu dùng trong xã hội cũng tăng cao. Vì vậy, nếu Công ty muốn nhân viên của mình làm việc năng động hơn, có hiệu quả hơn thì việc tăng tiền lương thưởng là động lực được xem như có hiệu quả nhất để thúc đẩy nhân viên của Công ty làm việc hăng say hơn, và sẽ gắn bó với Công ty hơn. Do đó, chính sách tiền lương, thưởng được xây dựng phù hợp với công sức lao động của từng cá nhân. Hàng năm công ty tiến hành tăng lương cho nhân viên 1 năm/1 lần, công ty có những chương trình du lịch, văn hóa thể thao nội bộ cho CB-CNV, ngoài ra còn có thêm chính sách xem xét tăng phụ cấp, tăng lương 6 tháng/ lần đối với những cá nhân đạt vượt mục tiêu đề ra, có nhiều đóng góp giúp tiết giảm chi phí và đem lại hiệu quả cao trong công việc.

4.2.3. Phân tích biến động lợi nhuận

4.2.3.1. Phân tích chung về tình hình lợi nhuận

Để có thể biết được một doanh nghiệp có hiệu quả tốt hay xấu người ta thường nhìn vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đó thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây được coi là chỉ tiêu tài chính tổng hợp nhất để phản ánh hiệu quả hoạt động của một Công ty.

Bảng 28: Biến động lợi nhuận qua 3 năm

Đvt triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 Chỉ tiêu

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

Lợi nhuận từ HĐBH 215,764 324,012 1.051,469 108,248 50% 727,457 225% Lợi nhuận từ HĐTC -6,817 -111,551 -114,628 -104,734 1536% -3,077 3% Lợi nhuận khác 199,983 282,231 30,194 82,248 41% - 252,037 -89% Tổng 408,930 494,692 967,035 85,762 21% 472,343 95% (Nguồn: Phòng Kế toán)

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng dần qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt đối với Công ty và cũng chứng tỏ được rằng Công ty kinh doanh ngày càng hiệu quả. Từ số liệu báo cáo của Phòng kế toán cho thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2010 là 408.930 triệu đồng, năm 2011 là 494,692 triệu đồng tăng 85,762 triệu đồng (tức tăng 21%) so với năm 2010 và năm 2012 là 967,035 triệu đồng tăng 472,343 triệu đồng (tức tăng 95%) so với năm.

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng là thành phần quan trọng trong tổng lợi nhuận của Công ty và thường chiếm một tỷ trọng rất lớn. Qua ba năm lợi nhuận từ hoạt động bán hàng đã tăng lên đáng kể, cụ thể : lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng của Công ty năm 2011 là 324,012 triệu đồng tăng 108,248 triệu đồng (tức tăng 50% ) so với năm 2010 và năm 2012 là 1.051 triệu đồng tăng 727,457 triệu đồng (tức tăng 225%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do lợi nhuận gộp không ngừng gia tăng và tốc độ tăng của lợi nhuận gộp cao hơn so với tốc độ của chi phí quản lý, năm 2012 tốc độ gia tăng lợi nhuận gôp là 123%, về giá

trị là 1.143 triệu đồng so với năm 2011 và tăng gấp 3,47 lần so với năm 2010 mặc dù chi phí quản lý cũng không ngừng gia tăng qua các năm, năm 2012 chi phí quản lý tăng 68% so với năm 2010 và tăng 2,67 lần so với năm 2010. Đây

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn liên hiệp (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)