Chỉ tiêu về hiệu quả xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng, trong thời gian nghiên cứu có hạn, do đó trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập tới việc giải quyết việc làm, mức thu hút lao động (công lao động/ha) và thu nhập/1 công lao động (GTGT/ngày công) của các kiểu sử dụng đất trong vùng.
Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội theo các nội dung trên, chúng tôi tiến hành tổng hợp và so sánh mức độ thu hút lao động và hiệu quả kinh tế tính bình quân theo lao động của từng kiểu sử dụng đất trong vùng. Kết quả được trình bày ở bảng:
Bảng 4.7: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất (tính trung bình cho 1 ha/vụ ) Loại hình sử dụng đất chính Kiểu sử dụng đất Công lao động (ngày) Giá trị ngày công LĐ (1000 đ) Đánh giá hiệu quả xã hội I. Đất chuyên lúa - 2 vụ lúa (LX-LM) 621 90,73 TB II. Đất 2 vụ lúa
- cây vụ đông - LX - LM - ngô 891 91,82 TB III. Đất chuyên
màu
- Bắp cải 280 108,68 C
- Lạc xuân - Khoai lang đông 610 92,32 TB IV. Đất trồng
cây ăn quả
- Nhãn 360 96,25 TB - Vải 330 108,92 C - Táo 360 95,66 TB V. Đất trồng cây CNLN - Chè 409 152,72 C C: Cao TB: Trung bình T: Thấp Qua bảng Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất tính trung bình ta thấy: + Đối với loại hình đất 2 vụ lúa + ngô vụ đông: Đây là loại hình sử dụng công lao động khá cao khoảng 891 công/ha. Loại hình này loại đem lại giá trị/công lao động ở mức Trung bình (88,62 nghìn đồng).
+ Đối với loại hình đất chuyên màu: Kiểu sử dụng nhiều công nhiều nhất là lạc xuân – khoai lang đông sử dụng 693 công/ha. Giá trị ngày công của loại hình này đất này đạt 92,32 nghìn đồng, tiếp đến là Bắp cải sử dụng 280 công/ha nhưng lại có giá trị công cao nhất đạt 108,68 nghìn đồng.
+ Đối với loại hình đất trồng cây ăn quả: Các kiểu sử dụng đất sử dụng từ 330 - 360 công, giá trị ngày công đạt từ 95,66 – 108,92 nghìn đồng;
+ Đối với loại hình đất trồng cây công nghiệp lâu năm (cây chè): sử dụng 409 công, giá trị ngày công cao nhất trong các loại hình sử dụng đất đạt 152,72 nghìn đồng.
Nhận xét chung: Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy hiệu quả xã hội từ các kiểu sử dụng đất như sau:
Loại hình sử dụng đất 2 lúa - cây màu thu hút lực lượng lớn nhất trong các loại hình thu hút khoảng 891 công lao động/ha/vụ. Loại hình này đảm bảo một phần lương thực, thực phẩm tại chỗ, có thị trường tiêu thụ khá ổn định, tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn, đảm bảo tăng thu nhập. Tuy nhiên, diện tích các loại hình sử dụng đất này chỉ hạn chế trên những vùng đất có chế độ nước tưới tiêu chủ động, nên khả năng cung cấp sản phẩm chưa thực sự ổn định.
Loại hình sử dụng đất chuyên màu cũng thu hut một lượng lớn công lao động: 280 công lao động/ha/vụ đối với Bắp cải và 610 công lao động/ha/vụ đối với Lạc xuân - Khoai lang đông. Tuy mức độ thu hút lao động tí hơn so với loại hình 2 lúa – 1 màu nhưng loại hìn này lại cho giá trị thu nhập ngày công cao hơn từ 92,32 nghìn đồng ở Lạc xuân – Khoai lang đông đến 108,68 ở Bắp cải. Vì vậy đây là kiểu sử dụng đất cần được quan tâm nghiên cứu vì nó đã thu hút được lực lượng lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động và sản phẩm cho xã hội, hiện tại kiểu sử dụng đất này còn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tiềm năng của vùng, do vậy để vùng phát triển đem lại hiệu quả một cách toàn diện cần phải đưa ra các giải pháp mang tính tổng hợp để khắc phục những hạn chế, khơi dậy tiềm năng sẵn có của vùng.
Loại hình trồng cây ăn quả cũng đã thu hút một phần không nhỏ lao động khoảng từ 330 – 360 công lao động/ha/vụ và mang lại hiêu quả ngày công cũng ở mức trung bình – cao. Tuy nhiên diện tích trồng cây ăn quả còn khá ít chủ yếu là tận dụng đất vườn để trồng cây, vì thế trong tương lai cần có những chương trình đào tạo cho người dân kiến thức để phát triển loại hình này.
Loại hình có giá trị ngày công lao động cao nhất 152,72 nghìn đồng đó là loại hình trồng cây lâu năm, tuy nhiên chỉ thu hút được 409 công lao động/ha/vụ. Lý do chủ yếu ở đây là vấn đề kỹ thuật đối với giống cây trồng này là khá cao và thời gian được thu hoạch cũng lâu cho nên dù lợi thế có danh tiếng “Đệ nhất danh trà” và có giá trị ngày công cao nhất trong các loại hình sử dụng đất nhưng diện tích trồng chè vẫn chưa nhiều, vì thế người dân cần được bồi dưỡng những kỹ thuật về trồng chè để nâng cao thu nhập cho người dân trong tương lai.