Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất sản XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 29)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

- Phía Bắc: Giáp xã Phúc Hà, phường Quán Triều; - Phía Nam: giáp xã Thịnh Đức;

- Phía Đông: giáp phường Thịnh Đán; - Phía Tây: giáp xã Phúc Xuân.

- Xã Quyết Thắng có vị trí thuận lợi về giao thông. Ngoài đường tránh Quốc lộ 3, xã còn có đường tỉnh lộ 270 và tỉnh lộ 267 nằm một trong những tuyến giao thông huyết mạch dẫn vào điểm du lịch hồ Núi Cốc.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

So với mặt bằng chung các xã thuộc thành phố Thái Nguyên, xã Quyết Thắng có địa hình tương đối bằng phẳng, dạng đồi bát úp, xen kẽ là các điểm dân cư và đồng ruộng, địa hình có xu hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình từ 5 - 6 m. Nhìn chung địa hình của xã khá thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

- Khí hậu: Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho thấy xã Quyết Thắng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa; Xuân - Hạ - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cụ thể:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3o

- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ).

- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.

- Độ m không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%.

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão

4.1.1.4. Tài nguyên đất

- Quyết Thắng có tổng diện tích tự nhiên là 1.155,52 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp 793,31 ha, chiếm 68,65%, nhóm đất phi nông nghiệp 347,47 ha, chiếm 30,06%, đất chưa sử dụng là 14,74 ha, chiếm 1,28%. Đất đai của xã Quyết Thắng được hình thành do hai nguồn gốc: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ.

- Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian được chia thành. Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa, rau màu.

- Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng số nghèo. Phân bố ở địa hình vàn cao nên khá tơi xốp, thoát nước tốt, thích hợp với cây khoai tây, rau, ngô, đậu...

Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn, rửa trôi.

Nhóm đất Feralitic: phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn thích hợp với cây công nghiệp lâu năm là cây Chè...

4.1.1.5 Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp là kênh đào Núi Cốc và một số con suối, hệ thống mương tưới, tiêu và ao, hồ với trữ lượng khá trải đều trên địa bàn xã.

- Nguồn nước ngầm: Đã được đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã. Mực nước ngầm xuất hiện sâu từ 23 - 25 m, được nhân dân trong xã khai thác và sử dụng.

4.1.1.6 Các nguồn tài nguyên khác

- Tài nguyên nhân văn: Là một xã có 7 dân tộc sinh sống gồm; Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hmông, Sán Dìu, Hoa, trong đó có 83 hộ theo đạo Thiên chúa giáo, tuy nhiên tập trung chủ yếu là người kinh, từ nhiều miền quê hội tụ, do vậy phong tục tập quán rất đa dạng. Trình độ dân trí so với các xã của thành phố ở mức cao, giàu truyền thống cách mạng, người dân cần cù chịu khó, có đội ngũ cán bộ có trình độ, năng động nhiệt tình, lãnh đạo các mặt Chính trị, Kinh tế - xã hội, xây dựng xã Quyết Thắng trở thành một xã giàu mạnh.

- Tuy nhiên xã vẫn chưa có các lợi thế nổi bật về tài nguyên nhân văn như: truyền thống khoa bảng, lễ hội nổi tiếng.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Dân số lao động

* Dân s

Dân số năm 2005 của xã là 10.474 khẩu với 1.994 hộ (trong đó có 84 hộ theo đạo Thiên chúa giáo), bao gồm nhiều dân tộc anh em chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hmông, Sán Dìu, Hoa…Trong đó chủ yếu là dân tộc kinh, với 9.782 khẩu.

Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được xem là một trong những chương trình kinh tế - xã hội quan trọng của xã nói riêng và toàn thành phố nói chung, được triển khai tích cực.

Quyết Thắng có một lực lượng lao động khá dồi dào, nền kinh tế của xã phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, theo tính chất chung của ngành nông nghiệp là mang tính thời vụ nên tình trạng lao động thiếu việc làm khi mùa vụ xong, một số bộ phận đi làm ăn nơi khác, còn lại một lượng lớn lao động dư thừa không có việc làm. Phần lớn lao động của xã chưa được đào tạo cơ bản, do đó dù số lượng lao động dồi dào, nhưng số lượng lao động đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc có ứng dụng trang thiết bị hiện đại lại thấp. Việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trong những năm tới cần phải có kế hoạch đào tạo tại chỗ để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành. Mặt khác, trong những năm gần đây chủ trương của xã luôn khuyến khích phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho lao động tại xã, góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân trong xã.

4.1.2.2. Tình hình kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây kinh tế của Quyết Thắng phát triển mạnh, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch đúng hướng, chính sách kinh tế cụ thể của xã đã thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình.

Quyết Thắng là một xã có nền sản xuất chính là nông nghiệp bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm gần đây, ngành nghề kinh doanh dịch vụ trên địa bàn xã khá phát triển, đã giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động mang lại thu nhập cho người dân.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hiện tại cơ cấu kinh tế của xã vẫn nặng về nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn diễn ra chậm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, thương mại và dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương, mua bán của nhân dân trong xã. Trong những năm tới xã phấn đấu đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần quan trọng trong việc đưa nền kinh tế của xã phát triển, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị quốc phòng an ninh.

* Trồng trọt:

Ngành trồng trọt chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế kể từ khi có Luật Đất đai năm 1993 ra đời. Việc giao đất cho người dân sử dụng ổn định lâu dài được thực hiện, đã tạo cơ sở lòng tin cho người dân yên tâm sản xuất. Người dân đầu tư khai thác tiềm năng đất đai một cách đúng mức, hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế. Trong những năm gần đây dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND xã sản xuất nông nghiệp của Quyết Thắng đã phát triển một cách nhanh chóng.

- Về cây lúa: Diện tích lúa chiêm xuân có 168,40 ha, năng suất đạt 42,42 tạ/ha, lúa mùa 279,3 ha, năng suất đạt 42,38 tạ/ha. Tổng diện tích lúa cả năm 447,70 ha, năng suất bình quân đạt 42,40 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực cả năm là 1.906,42 tấn.

- Về diện tích ngô là 35,00 ha, năng suất 40 tạ/ha, diện tích trồng tre bát bộ 1,25 ha, diện tích chè 110,90 ha, diện tích trồng cỏ 3,50 ha.

* Chăn nuôi

Toàn xã có tổng đàn trâu 579 con, đàn bò sinh sản và bò thịt 172 con, đàn lợn thịt 9.500 con, lợn nái 500 con. Trong những năm gần đây số lượng và chất lượng đàn gia súc tăng mạnh theo từng năm, điều đó cho thấy được sự phát triển của ngành chăn nuôi trên địa bàn xã, đối với đàn gia cầm, cũng như tình trạng chung của cả nước do ảnh hưởng của dịch cúm gà nên phát triển chậm, trong năm 2005 xã đã tổ chức tiêm phòng dịch cúm gà 2 đợt với số lượng 34.141 con.

4.1.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

* Giao thông

Tổng diện tích đất giao thông theo kiểm kê 2005 có 159,04 ha, trên địa bàn xã có khoảng 4 km trục đường Hồ Núi Cốc (Tỉnh lộ 260) được rải nhựa, đây là một lợi thế về giao thông, giao lưu hàng hoá của nhân dân với các vùng lân cận. Bên cạnh đó, xã còn có hệ thống đường liên thôn, liên xã đã cơ bản được rải cấp phối, bê tông hoá trong khu dân cư thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

* Thu li

Diện tích đất thuỷ lợi của xã hiện tại là 31,89 ha, với hệ thống dày đặc kênh mương phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, trong những năm qua nhiều tuyến đã được cứng hoá, đặc biệt là tuyến N7A, tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn cho sản xuất,

trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục nâng cấp mở rộng, mở mới, nạo vét kết hợp với cứng hoá những tuyến mương chính để phục vụ cho sản xuất được thuận lợi hơn.

* Y tế

Xã có trạm y tế nằm trong khuân viên của UBND xã, với đội ngũ cán bộ nhiệt tình. Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn được duy trì thường xuyên, liên tục và chất lượng ngày càng được nâng cao, đã được đầu tư trang thiết bị phục vụ nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Trạm luôn làm tốt chế độ thường trực, khám và điều trị bệnh nhân tại trạm và tại gia đình bệnh nhân. Thực hiện tốt tiêm chủng mở rộng, quản lý các bệnh xã hội, phòng ngừa không để dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Năm 2005 khám bệnh tại trạm 5.319 lượt người, điều trị cho 3.129 lượt bệnh nhân, công tác tiêm chủng mở rộng hàng năm đều hoàn thành kế hoạch, các chương trình về y tế cho hộ nghèo và chương trình thực hiện xoá mù loà được quan tâm chỉ đạo kịp thời, sâu sát, đúng đối tượng theo quy định, các hoạt động truyền thông dân số, gia đình trẻ em, thực hiện các biện pháp tránh thai được đẩy mạnh. Công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm đã được thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện do đó đã có những chuyển biến tích cực, xã đã tổ chức khám chữa bệnh cho người cao tuổi, các đối tượng chính sách và các đối tượng thuộc hộ nghèo. Bên cạnh đó, trạm còn phối hợp với nhà trường làm tốt công tác y tế học đường. Cán bộ y tế của trạm được tham gia học tập các lớp đào tạo tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

* Giáo dc - Đào to

Diện tích đất giáo dục của xã hiện tại là 56,87 ha. Trên địa bàn xã có trường Đại học Thái Nguyên. Trong những năm qua, do nhận thức được tầm quan trọng của ngành giáo dục, chính quyền xã đã đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục, xây dựng trường lớp khang trang, trang thiết bị đồ dùng giảng dạy từng bước đáp ứng được nhu cầu dạy và học.

Trường mầm non duy trì 3 lớp học, với 81 cháu, trường tiểu học có 462 học sinh, trường trung học cơ sở có 387 học sinh. Các phong trào của nhà trường đều hoạt động tốt, phát động các phong trào thi đua nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn đạt kết quả cao, huy động 100% trẻ em đến đến trường đúng độ tuổi.

Năm 2005 xã Quyết Thắng được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng

LLVTND thời kỳ kháng chiến chống mỹ cứu nước". Phong trào hoạt động văn hoá - văn nghệ, TDTT luôn được giữ vững và phát triển, các câu lạc bộ văn thể hoạt động đều, hình thức hoạt động đa dạng, phong phú. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" được toàn dân hưởng ứng. Thực hiện các đề án phát triển văn hoá, trọng tâm là xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, lành mạnh hoá việc hiếu hỷ, lễ hội, bài trừ mê tín dị đoan, số hộ được công nhận gia đình văn hoá năm 2005 là 1.121 hộ. Xây dựng quy ước hoạt động của xóm văn hóa, được thành phố công nhân 10/10 xóm văn hóa.

Công tác văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, thông tin truyền thanh ngày càng đổi mới, phát triển mở rộng phong trào văn nghệ quần chúng, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xã đã tổ chức thành công đại hội thể dục, thể thao lần thứ 2, các môn thể thao được duy trì phát triển mạnh là bóng đá, bóng chuyền, cầu lông. Các hoạt động văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ thơ được duy trì tổ chức, thường xuyên tham gia tốt trong các đợt hội diễn, giao lưu mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm những ngày lễ lớn, những ngày tổng kết hội họp của đoàn thể, ban ngành, các hoạt động lễ hội truyền thống của xã được khôi phục, quản lý, duy trì thường xuyên. Công tác thông tin truyền thanh đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.

* Năng lượng - Bưu chính vin thông

Bưu chính viễn thông: Xã đã xây dựng điểm bưu điện văn hoá, đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc, số hộ có điện thoại nhà riêng tăng lên, cung cấp sách, báo phục vụ thông tin cho nhân dân ngày một tốt hơn.

Năng lượng điện: Xã đã có nhiều cố gắng phối hợp với ngành điện trong công tác quản lý điện, điều tiết nguồn điện từ các trạm biến áp đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân.

- An ninh quốc phòng

Thực hiện pháp lệnh về dân quân tự vệ - dự bị động viên và công an nhân dân, lực lượng quốc phòng an ninh của xã thường xuyên được củng cố đủ về số lượng, chất lượng. Hàng năm tổ chức huấn luyện, tập huấn chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ. Đây là lực lượng nòng cốt trong giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội. Thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm,

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất sản XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)