Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội Error!

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất sản XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 33 - 41)

* Giao thông

Tổng diện tích đất giao thông theo kiểm kê 2005 có 159,04 ha, trên địa bàn xã có khoảng 4 km trục đường Hồ Núi Cốc (Tỉnh lộ 260) được rải nhựa, đây là một lợi thế về giao thông, giao lưu hàng hoá của nhân dân với các vùng lân cận. Bên cạnh đó, xã còn có hệ thống đường liên thôn, liên xã đã cơ bản được rải cấp phối, bê tông hoá trong khu dân cư thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

* Thu li

Diện tích đất thuỷ lợi của xã hiện tại là 31,89 ha, với hệ thống dày đặc kênh mương phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, trong những năm qua nhiều tuyến đã được cứng hoá, đặc biệt là tuyến N7A, tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn cho sản xuất,

trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục nâng cấp mở rộng, mở mới, nạo vét kết hợp với cứng hoá những tuyến mương chính để phục vụ cho sản xuất được thuận lợi hơn.

* Y tế

Xã có trạm y tế nằm trong khuân viên của UBND xã, với đội ngũ cán bộ nhiệt tình. Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn được duy trì thường xuyên, liên tục và chất lượng ngày càng được nâng cao, đã được đầu tư trang thiết bị phục vụ nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Trạm luôn làm tốt chế độ thường trực, khám và điều trị bệnh nhân tại trạm và tại gia đình bệnh nhân. Thực hiện tốt tiêm chủng mở rộng, quản lý các bệnh xã hội, phòng ngừa không để dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Năm 2005 khám bệnh tại trạm 5.319 lượt người, điều trị cho 3.129 lượt bệnh nhân, công tác tiêm chủng mở rộng hàng năm đều hoàn thành kế hoạch, các chương trình về y tế cho hộ nghèo và chương trình thực hiện xoá mù loà được quan tâm chỉ đạo kịp thời, sâu sát, đúng đối tượng theo quy định, các hoạt động truyền thông dân số, gia đình trẻ em, thực hiện các biện pháp tránh thai được đẩy mạnh. Công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm đã được thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện do đó đã có những chuyển biến tích cực, xã đã tổ chức khám chữa bệnh cho người cao tuổi, các đối tượng chính sách và các đối tượng thuộc hộ nghèo. Bên cạnh đó, trạm còn phối hợp với nhà trường làm tốt công tác y tế học đường. Cán bộ y tế của trạm được tham gia học tập các lớp đào tạo tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

* Giáo dc - Đào to

Diện tích đất giáo dục của xã hiện tại là 56,87 ha. Trên địa bàn xã có trường Đại học Thái Nguyên. Trong những năm qua, do nhận thức được tầm quan trọng của ngành giáo dục, chính quyền xã đã đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục, xây dựng trường lớp khang trang, trang thiết bị đồ dùng giảng dạy từng bước đáp ứng được nhu cầu dạy và học.

Trường mầm non duy trì 3 lớp học, với 81 cháu, trường tiểu học có 462 học sinh, trường trung học cơ sở có 387 học sinh. Các phong trào của nhà trường đều hoạt động tốt, phát động các phong trào thi đua nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn đạt kết quả cao, huy động 100% trẻ em đến đến trường đúng độ tuổi.

Năm 2005 xã Quyết Thắng được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng

LLVTND thời kỳ kháng chiến chống mỹ cứu nước". Phong trào hoạt động văn hoá - văn nghệ, TDTT luôn được giữ vững và phát triển, các câu lạc bộ văn thể hoạt động đều, hình thức hoạt động đa dạng, phong phú. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" được toàn dân hưởng ứng. Thực hiện các đề án phát triển văn hoá, trọng tâm là xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, lành mạnh hoá việc hiếu hỷ, lễ hội, bài trừ mê tín dị đoan, số hộ được công nhận gia đình văn hoá năm 2005 là 1.121 hộ. Xây dựng quy ước hoạt động của xóm văn hóa, được thành phố công nhân 10/10 xóm văn hóa.

Công tác văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, thông tin truyền thanh ngày càng đổi mới, phát triển mở rộng phong trào văn nghệ quần chúng, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xã đã tổ chức thành công đại hội thể dục, thể thao lần thứ 2, các môn thể thao được duy trì phát triển mạnh là bóng đá, bóng chuyền, cầu lông. Các hoạt động văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ thơ được duy trì tổ chức, thường xuyên tham gia tốt trong các đợt hội diễn, giao lưu mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm những ngày lễ lớn, những ngày tổng kết hội họp của đoàn thể, ban ngành, các hoạt động lễ hội truyền thống của xã được khôi phục, quản lý, duy trì thường xuyên. Công tác thông tin truyền thanh đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.

* Năng lượng - Bưu chính vin thông

Bưu chính viễn thông: Xã đã xây dựng điểm bưu điện văn hoá, đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc, số hộ có điện thoại nhà riêng tăng lên, cung cấp sách, báo phục vụ thông tin cho nhân dân ngày một tốt hơn.

Năng lượng điện: Xã đã có nhiều cố gắng phối hợp với ngành điện trong công tác quản lý điện, điều tiết nguồn điện từ các trạm biến áp đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân.

- An ninh quốc phòng

Thực hiện pháp lệnh về dân quân tự vệ - dự bị động viên và công an nhân dân, lực lượng quốc phòng an ninh của xã thường xuyên được củng cố đủ về số lượng, chất lượng. Hàng năm tổ chức huấn luyện, tập huấn chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ. Đây là lực lượng nòng cốt trong giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội. Thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm,

phòng chống ma tuý, tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức liên kết: Công an + Cựu chiến binh + Thanh niên; Công an + Thanh niên + Nhà trường để phòng chống tội phạm ma tuý. Xã đã tiến hành quản lý tốt công tác hành chính, nhân khẩu giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, phát động quần chúng tham gia phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội, phong trào an toàn giao thông, kế hoạch phòng chữa cháy, chống bão lụt…

Công tác tuyển quân của xã luôn luôn đạt và vượt chỉ tiêu (năm 2005 có 14/13 thanh niên nhập ngũ, vượt chỉ tiêu). Để chuẩn bị cho các đợt tuyển quân xã đã tiến hành rà soát, lập danh sách thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, phân loại các đối tượng được miễn, hoãn, tạm hoãn công bố công khai đảm bảo dân chủ đúng pháp luật.

Xóm : Gồm Xóm 10, Nước 2, Sơn Tiến, Nam Thành, Trung Thành, Bắc Thành, Cây Xanh, Thái Sơn 1, Thái Sơn 2, Gò Móc.

4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

4.1.3.1 Những thuận lợi

- Là một xã vệ tinh nằm gần trung tâm thành phố, có đường Hồ Núi Cốc (tỉnh lộ

260) chạy qua đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các, xã khác trong thành phố, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá.

- Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, điều kiện khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ và bố trí cơ cấu cây trồng, là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng tập trung thành các vùng chuyên canh lớn, sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu, hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao.

- Hệ thống giao thông nông thôn tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân.

Được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND xã, nhân dân xã Quyết Thắng cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo và đoàn kết, có đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội.

- ảnh hưởng của yếu tố khí hậu phân hoá theo mùa có những năm gây nên hiện tượng lũ vào mùa mưa ở một số khu vực thấp, dốc và thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân về mùa khô.

- Nguồn tài nguyên đất đai chưa được đánh giá phục vụ phát triển nông nghiệp chuyên canh, các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp.

- Diện tích đất canh tác thấp, diện tích không tập trung do ảnh hưởng của địa hình hạn chế đến khả năng phát triển đa dạng hoá vùng chuyên canh.

4.1.4. Tình hình sử dụng đất tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên

Bảng 4.1: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất xã Quyết Thắng năm 2014 TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 1155,52 100,00 A Đất nông nghiệp NNP 790,09 68,38

I Đất sản xuất nông nghiệp SXN 695,21 60,16

1 Đất trồng cây hàng năm CHN 358,01 30,98

1.1 Đất trồng lúa LUA 269,99 23,37

1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0,50 0,04

1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 87,52 7,57

2 Đất trồng cây lâu năm CLN 337,20 29,18

II Đất lâm nghiệp LNP 66,42 5,75

1 Đất rừng sản xuất RSX 66,42 5,75

2 Đất rừng phòng hộ RPH

III Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 28,46 2,46

IV Đất nông nghiệp khác NKH

B Đất phi nông nghiệp PNN 350,59 30,34

I Đất ở OTC 65,16 5,64

1 Đất ở tại nông thôn ONT 65,16 5,64

2 Đất ở tại đô thị ODT

II Đất chuyên dùng CDG 256,82 22,23

1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN CTS 2,48 0,21

2 Đất quốc phòng CQP 40,06 3,47

4 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 3,48 0,30

5 Đất có mục đích công cộng CCC 210,80 18,24

III Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 3,20 0,28

IV Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3,42 0,30

V Đất sông suối và MNCD SMN 21,99 1,90

VI Đất phi nông nghiệp khác PNK

C Đất chưa sử dụng CSD 14,84 1,28

I Đất bằng chưa sử dụng BCS 14,52 1,28

II Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0,32 0,03

(Nguồn:UBND xã Quyết Thắng)

Qua bảng 4.1 ta thấy đã có biến động lớn về tổng diện tích đất tự nhiên. Năm 2014 tổng diện tích tự nhiên là 1155,52 ha, đã bị giảm 137,26 ha so với năm 2010. Các loại đất có xu hướng thay đổi mạnh hơn so với các năm trước đây. Tổng thể cho thấy đất nông nghiệp giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp. Cụ thể các loại đất như sau:

* Nhóm đất nông nghiệp: 790,09 ha chiếm 68,38 %, trong đó đất sản xuất nông nghiệp còn 695,21 ha, chiếm 60,16 % so tổng diện tích tự nhiên. Cụ thể diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 695,21 ha, chiếm 60,16 % đất nông nghiệp, trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm có diện tích 358,01 ha, chiếm 30,98% đất sản xuất nông nghiệp, trong đó:

Đất trồng lúa là 269,99 ha chiếm 23 37% đất trồng cây hàng năm

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi là 0,50 ha chiếm 0,04% đất trồng cây hằng năm. Đất trồng cây hàng năm khác là 87,52 ha chiếm 7,57% đất trồng cây hàng năm. + Đất trồng cây lâu năm có diện tích là 337,20 ha, chiếm tỉ lệ cao nhất trong đất nông nghiệp, chiếm 29,18%.

- Đất lâm nghiệp chiếm 66,42 ha, chiếm 5,75% đất nông nghiệp. Trong đó toàn bộ là đất rừng sản xuất

* Nhóm đất phi nông nghiệp: 350,59 ha, chiếm 30,34% so tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất ở là 65,16 ha chiếm 5,64%.

- Đất ở chiếm 65,16 ha, chiếm 5,64% đất phi nông nghiệp. Trong đó toàn bộ là đất ở nông thôn

- Đất chuyên dung là 256,82 ha, chiếm 22,23% đất phi nông nghiệp. Trong đó: Cụ thể diện tích, cơ cấu đất chuyên dùng như sau :

+Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Đất trụ sở cơ quan có diện tích 2,48 ha, chiếm 0,21% đất chuyên dùng, để xây dựng trụ sở văn phòng, phòng làm việc của UBND xã.

+ Đất quốc phòng

Diện tích 40,06ha, chiếm 3,47% đất chuyên dùng. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

Diện tích hiện trạng là 3,48 ha, chiếm 0,30% đất chuyên dùng. Trong đó, chủ yếu là đất cơ sở sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.

+ Đất có mục đích công cộng

Diện tích hiện trạng là 210,80 ha, chiếm 18,24% đất chuyên dùng.

- Đất nghĩa trang nghĩa địa chiếm 3,42 ha, chiếm 0,30% đất phi nông nghiệp

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm 21,99 ha, chiếm 1,90% đất phi nông nghiệp

- Đất chưa sử dụng: 14,84 ha, chiếm 1,28% so tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất bằng chưa sử dụng chiếm 14,52 ha, chiếm 1,26% diện tích đất tự nhiên. Đất đồi núi chưa sử dụng chiếm 0,32 ha, chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên.

Tóm lại: Qua đánh giá hiện trạng sử dụng đất cho thấy xã Quyết Thắng mới đang phát triển và tốc độ phát triển chậm chưa đạt yêu cầu hiện nay. Điều này thể hiện ở diện tích đất nông nghiệp còn lớn và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cũng chưa rõ nét.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Quyết Thắng được thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2: Hiện trang đất nông nghiệp của xã năm 2014

TT Chi tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp 790,09 100,00

I Đất sản xuất nông nghiệp 695,21 87,99

1 Đất trồng cây hàng năm 358,01 45,31

1.1 Đất trồng lúa 269,99 34,17

1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước 219,53 27,78 1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại 50,46 6,39

1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0,50 0,06

1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 87,52 11,08

1.3.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác

87,52 11,08

2 Đất trồng cây lâu năm 337,20 42,68

2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm

1,11 0,14

2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm 2,42 0,31

2.3 Đất trồng cây lâu năm khác 333,67 42,23

II Đất lâm nhiệp 66,42 8,41

1 Đất rừng sản xuất 66,42 8,41

1.1 Đất có rừng trồng sản xuất 66,42 8,41

III Đất nuôi trồng thủy sản 28,46 3,60

1 Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt

28,46 3,60

+ Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn nhất là 695,21 ha, chiếm tới 87,99% diện tích đất nông nghiệp.

Trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm là 358,01 ha, chiếm 45,51% bao gồm: Đất trồng lúa 269,99 ha, chiếm 34,17%

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0,50 ha, chiếm 0,06%

Đất trồng cây hằng năm khác là 87,52 ha, chiếm 11,08% ( đất bằng trồng cây hàng năm khác)

- Đất trồng cây lâu năm là 337,20 ha, chiếm 42,68% bao gồm: Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 1,11 ha, chiếm 0,14% Đất trồng cây ăn quả lâu năm 2,42 ha, chiếm 0,31% Đất trồng cây lâu năm khác 333,67 ha, chiếm 42,23%

+ Đất lâm nghiệp có diện tích nhỏ hơn với 66,42 ha, chiếm 8,41% ( đất rừng sản xuất)

+ Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích nhỏ nhất là 28,46 ha, chiếm 3,60% ( đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt )

Thực tế cho ta thấy sự biến động quan hệ đất đai theo quy luật của quá trình đô thị hóa. Đó là diện tích đất nông nghiệp giảm dần trong khi diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên. Tuy nhiên trong diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp còn khá lớn chiếm đa số của các loại đất khác. Điều này đòi hỏi vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai của xã phải có những chuyển biến cho phù hợp với quá trình đô thị

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất sản XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 33 - 41)