Trên cơ sở của việc đánh giá các hiệu quả, ta đánh giá sự bền vững của các các loại hình sử dụng đất qua ba tiêu trí sau đây:
* Bền vững về mặt kinh tế
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diên tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một loại hình sử dụng đất. Sau khi thu hoạch tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, trong trường hợp tổng giá trị dưới mức bình quân của vùng sẽ làm cho người sử dụng đất sẽ không có lãi, lỗ vốn. Dẫn đến việc sử dụng hệ thống cây trồng đó không hiệu quả và không có tính bền vững về kinh tế.
* Bền vững về mặt xã hội
Bền vững ở mặt xã hội được thể hiện ở lao động, thu nhập và sự chấp nhận của người dân đối với loại hình sử dụng đất hiện tại. Tức là ta quan tâm đến mức độ thu hút lao động của các loại hình sử dụng đất, khả năng tăng thu nhập, tăng năng suất lao động và đảm bảo đời sống xã hội cho người dân.
Nếu đáp ứng tất cả các nhu cầu của người nông dân thì loại hình sử dụng đất đó sẽ dành được sự quan tâm trước tiên của người dân và sản phẩm thu được phải thoả mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu hàng ngày của người dân,
* Bền vững về mặt môi trường
Loại hình sử dụng đất phải đảm bảo chất lượng đất không bị bạc màu, nhiễm các chất hóa học trong canh tác, bảo vệ được độ phì của đất, ngăn ngừa thoái hoá đất, xói mòn rửa trôi, cải tạo đất, tăng độ xốp, tăng độ màu mỡ đặc biệt là phải bảo vệ môi trường sinh thái.
Ngoài ra cũng phải chú trọng đến các yếu tố như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, vấn đề đa dạng về chủng loại cây, luân canh cây trồng giữa các mùa một cách hợp lý.
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU