Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của đơn vị là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị đơn vị thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phí tương ứng tạo nên giá trị đó. Nó được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong một kỳ kế toán. Khi đơn vị hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nhưng có thể sai lầm nếu cứ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm xuống của lợi nhuận mà đánh giá hoạt động của đơn vị tốt hay xấu, mà cần đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được với tổng tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá được chính xác hiệu quả của toàn bộ hoạt động cũng như từng mặt hoạt động
Bảng 4.11 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty từ năm 2010- 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
6 tháng đầu năm 2012
6 tháng đầu năm 2013 Lợi nhuận sau
thuế (1) 765.329 717.812 924.030 424.520 594.891
Doanh thu thuần
(2) 7.125.590 6.908.158 7.739.620 3.955.726 4.808.148 Vốn chủ sở hữu
bình quân (3) 3.851.670 3.717.519 3.889.256 2.348.570 2.090.499 Tổng tài sản bình
quân (4) 7.136.278 7.115.403 8.030.460 7.564.258 5.000.473 Tỷ suất lợi nhuận
ròng trên doanh thu (ROS) (1)/(2)
% 10,7 10,3 11,9 10,7 12,3
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
(1)/(3) % 19,8 19,3 23,7 18 28,4
Tỷ suất lợi nhuần ròng trên tổng tài sản (ROA) (1)/(4)
% 10,7 10 11,5 5,6 11,8
47
*. Tỷ suất lợi nhuận ròng/ doanh thu (ROS)
12,3 10,7 11,9 10,3 10,7 9 9.5 10 10.5 11 11.5 12 12.5 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Đ ơ n vị t ính : %
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Hình 4.5 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận ròng/ doanh thu trong năm 2010 là 10,7%, giảm xuống 10,3% trong năm 2011, tức năm 2011 giảm so với năm 2010 là 0,4%. Tỷ số này đã cho thấy Công ty phát triển chưa mạnh và chưa có biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ, tình hình Công ty có dấu hiệu không khả quan. Trong năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại được 10,7 đồng lợi nhuận, đến năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu đem lại được 10,3 đồng lợi nhuận, do tốc độ doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí do đó dẫn đến tố độ tăng lợi nhuận của Công ty còn thấp, Công ty chưa phát triển tốt. Sang năm 2012 tỷ số này tăng lên 11,9% cao hơn năm 2011 là 1,6% đồng thời cũng tăng hơn so với năm 2010 là 1,2%. Qua kết quả phân tích ta thấy tỉ số ROS của Công ty tăng giảm không ổn định. Công ty cần nổ lực hết khả năng, sử dụng hết những tiềm năng sẵn có để tạo được lợi nhuận cao hơn trong những năm tới, có như thế thì tỷ số ROS mới có thể tăng và giúp cho Công ty đứng vững trên thị trường
48
*. Tỷ suất lợi nhuận ròng/ tổng tài sản (ROA)
11,8 5,6 11,5 10 10,7 0 2 4 6 8 10 12 14 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Đ ơ n v ị tí n h : %
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Hình 4.6 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản(ROA)
Tài sản của một Công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của Công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. Tỷ số này càng cao thì càng tốt vì đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của 100 đồng tài sản được đầu tư sẽ tại ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty, phản ánh hiệu quả của công việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Năm 2010 tỷ suất này đạt 10,7% , nghĩa là vào năm 2010 khi Công ty bỏ ra 100 đồng tài sản thì đem lại được 10,7 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011 thì 100đ tài sản tạo ra 10 đồng lợi nhuận, tức giảm 0,7 đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả, Công ty chưa biết cách sử dụng vốn của khách hàng ở mức độ phù hợp, để thích ứng với chiến lược kinh doanh của Công ty. Sang năm 2012 tỷ số này tăng 0,9% so với năm 2010 và tăng 1,6% so với năm 2011 nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đã tạo ra 11,6 đồng lợi nhuận vào năm 2012.
Riêng 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ số này tăng lên khá cao đạt 11,8%, nghĩa là vào lúc này khi Công ty dùng 100 đồng tài sản để đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì đem lại được lợi nhuận cho Công ty là 11,8 đồng, tăng 6,2 đồng so với
49
6 tháng đầu năm 2012. Đây là điều đáng mừng, tuy lợi nhuận đem lại không cao so với 100 đồng tài sản đã được đầu tư, nhưng nhìn vào hình 4.14 ta thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có chiều hướng tích cực. Trong những năm tới cần nâng hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao nhất.
*. Tỷ suất lợi nhuận ròng/ vốn chủ sỡ hữu ( ROE)
28.4 18 23,7 19,3 19,8 0 5 10 15 20 25 30 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Đ ơ n v ị t ín h : %
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Hình 4.7 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu(ROE)
Cũng giống như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) cho biết 100 đồng vốn chủ sỡ hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận trên vốn củ sở hữu này ta đem đi so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) cao hơn tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA) thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của Công ty đã có tác dụng tích cực nghĩa là Công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận
Qua bảng 4.11 và hình 4.7, ta nhận thấy rằng ROE của Công ty cao hơn ROA rất nhiều, điều đó cho thấy vốn tự có của Công ty còn thấp và hoạt động chủ yếu từ các khoản nợ vay.Vào năm 2010 cứ 100 đồng vốn tự có thì tạo ra được 19,8 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011 thì tỷ số này giảm xuống còn 19,3% nghĩa là
50
khi Công ty bỏ ra 100 đồng vốn tự có của mình để đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì thu lại được 19,3 đồng lợi nhuận, giảm 0.5 đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 thì tỷ số này tăng lên trở lại với mức 23,7%, lúc này khi Công ty bỏ 100 đồng vốn tự có của mình vào hoạt động kinh doanh thì được 23,7 đồng lợi nhuận, tăng 4,4% so với năm 2011 và tăng 3,9% so với năm 2010. Điều này cho ta thấy Công ty đã sử dụng có hiệu quả vốn tự có của mình.
Khi ta phân tích giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy rằng tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng có chiều hướng tăng nhanh ,cụ thể: Vào 6 tháng đầu năm 2012 thì tỷ số ROE là 18% sang 6 tháng đầu năm 2013, tăng lên mức 28,4%, nghĩa là trong 6 tháng đầu năm 2012 khi Công ty dùng 100 đồng vốn tự có của mình vào kinh doanh thì đem lại được 18 đồng lợi nhuận, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì khi Công ty dùng 100 đồng vốn tự có của mình vào kinh doanh, đem lại được 28,4 đồng lợi nhuận, tăng 10,4 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012
Tóm lại qua quá trình phân tích ta thấy tỷ số ROE của công ty có chiều hướng tăng cao điều đó chứng tỏ rằng Công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là đã cân đối một cách hài hòa giữa vố cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô kinh doanh của Công ty.
51
Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh
* Vòng quay khoản phải thu: Các nhân tố tác động tích cực đến vòng quay khoản phải thu đó là sản lượng và giá bán biến động làm cho vòng quay khoản phải thu của Công ty cũng biến động không theo một chu kỳ nhất định và có xu hướng giảm, cụ thể : vào năm 2011 sản lượng bán ra giảm làm cho doanh thu bán hàng giảm mà trong tổng doanh thu của Công ty thì doanh thu từ bán hàng chiếm tỷ lệ cao nhất, chính vì vậy đã làm cho vòng quay khoản phải thu trong năm 2012 giảm xuống từ 4,6 vòng thành 2,7 vòng. Bên cạnh việc giảm doanh thu thì trong năm 2012 Bình quân các khoản phải thu lại tăng cao làm ảnh hưởng đến số vòng quay khoản phải thu, cụ thể vào năm 2010 thì bình quân các khoản phải thu là 1.534.437 ngàn đồng đến năm 2011 thì chỉ số này tăng thêm một lượng
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Vòng quay khoản phải thu Vòng 4,6 2,7 4 2,5 5 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 70,8 34,4 77,3 65,8 96 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 78 113 90 87 72 Vòng quay tài sản cố định Vòng 1,1 1,2 1 0,6 1,2 Vòng quay tổng tài sản Vòng 1 1 1 0,5 1
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
% 10,7 10,3 11,9 10,7 12,3
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
% 19,8 19,3 23,7 18 28,4
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
52
1.015.206 ngàn đồng tương đương 166,1% so với năm 2010. Điều này cho thấy rằng trong năm hoạt động thì số vốn lưu thông trên thị trường bị các cá nhân, doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn rất nhiều. Công ty cần đẩy mạnh, xúc tiến việc thu hồi các khoản phải thu nhằm gia tăng vòng quay khoản phải thu đồng thời cũng tăng được nguồn vốn trong Công ty.
* Vòng quay hàng tồn kho:
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy chỉ số vòng quay hang tồn kho của Công ty là khá lớn, tương đối tốt. Tuy nhiên vào năm 2011 thì tỷ số này giảm rất mạnh từ 70,8 vòng giảm xuống còn 34,4 vòng nguyên nhân làm cho tỷ số cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến vòng quay này là do. Trong năm sự biến động của thị trường rất lớn, làm cho tất cả các mặt hang đều tăng giá trị, bên cạnh đó chỉ tiêu tiết kiệm của khách hàng cũng tăng cao làm cho tình hình tiêu thụ hàng hóa trong năm không được tốt. Vào năm 2010 thì bình quân giá trị hàng tồn kho của Công ty là 100.565 ngàn đồng. Đến năm 2011 thì tỷ số này tăng lên thành 200.700 ngàn đồng tương đương tăng một lượng 100.135 ngàn đồng, tương ứng 199,5% so với năm 2010
*Vòng quay tài sản cố định và tổng tài sản: Nhìn chung vòng quay tài sản cố định và tổng tài sản cả Công ty tương đối tốt. Bên cạnh đó còn có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay tổng tài sản cũng như vòng quay tài sản cố định mà nhân tố chủ yếu nhất đó là sản lượng và giá, vì sản lượng cũng như là giá cả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Doanh thu tăng sẽ làm cho vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản của Công ty tăng theo và nhược lại. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần tìm kiếm phương thức bán hàng để gia tăng sản lượng cũng như để gia tăng doanh thu cho công ty nhằm tăng cường chỉ số vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản
* Các yếu tố ảnh hưởng đến (ROS) (ROE) (ROA): Yếu tố ảnh hưởng đầu tiên đối với các tỷ suất này đó chính là các khoản thuế phải nộp cho nhà nước trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp mà Công ty phải nộp cho nhà nước và được trích từ lợi nhuận của Công ty. Vì vậy để hạn chế sự suy giảm của lợi nhuận sau thuế đó chính là khi Công ty mở rộng quy mô kinh doanh thì phải tìm kiếm địa bàn nằm trong mục miễn, giảm thế thu nhập doanh nghiệp. Khi đó ta sẽ không tốn kém nhiều vào thế thu nhập doanh nghiệp. Giúp cho Công ty tăng được chỉ số ROS cũng như chỉ số ROE và ROA. Riêng đối với ROE muốn tăng được chỉ số lên cao thì ta cần phải giảm vốn chủ sở hữu bình quân đến mức thấp nhất có thể
53
và ROA muốn tăng chỉ số thì Công ty cũng cần phải giảm tổng tài sản bình quân. Có như thế thì hiệu quả hoạt động sẽ tăng cao và rất tốt cho tương lai.
Tóm lại các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh đó là sản lượng, giá bán, chi phí quản lý, kết cấu mặt hàng, chi phí bán hàng, giá vốn. Qua phân tích ta thấy được rằng một trong các yếu tố trên thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, vì vậy khi có một trong các yếu tố trên thay đổi thì Công ty cần nên xem xét và đưa ra quyết định kịp thời và chính xác.
54
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG VÀ
DỊCH VỤ TRƯƠNG PHI 5.1 GIẢI PHÁP VỀ DOANH THU
Doanh thu của Công ty phát triển rất tốt cần duy trì và phát triển tốt hơn nữa thành quả này, đặc biệt chú trọng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu
Tham gia đấu thầu, nhận hạn mục các công trình trong khu vực, đồng thời nên áp dụng các chính sách hỗ trợ khách hàng nhằm thu hút và tăng doanh thu bán nguyên vật liệu
Tiếp tục giữ mối quan hệ với những cá nhân, ban ngành để tiếp tục nhận các dự án xóa cầu khỉ ở nông thôn, tìm cách nhận thêm các tuyến đường giao thông nông thôn để tiêu thụ nhiều hơn vật liệu xây dựng.
Liên kết với các nhà thầu khác để cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình lớn.
Ngoài phương thức bán hàng như trên, việc đa dạng hóa phương thức bán hàng sẽ làm doanh thu bán hàng của Công ty phong phú hơn
Để có thể cạnh tranh với các Công ty khác trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này cần phải tạo cho mình một uy tín tốt, một tên tuổi vững mạnh trên thị trường. Muốn vậy Công ty cần phải:
- Tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng, xem xét đáp ừng kịp thời.
- Tạo mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với đối tác.
- Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng như: Khi khách hàng có yêu cầu về việc giảm giá hay chiết khấu thì nhân viên Công ty phải nhanh chóng về trình lên cấp trên xem xét hay khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm mới của Công ty ta phải giới thiệu cặn kẽ về giá cả, phẩm chất… nhưng tránh trường hợp thổi phồng so với thực tế, để khách hàng tin tưởng mà hợp tác với Công ty.
Như chúng ta đã biết lợi nhuận thường tỷ lệ thuận với doanh thu, chính vì thế để đạt được nhiều lợi nhuận thì nhất thiết phải tìm cách tăng doanh thu. Muốn tăng doanh thu có 2 cách: Một là tăng khối lượng sản phẩm bán ra hoặc tăng giá
55
bán sản phẩm. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ chọn biện pháp thứ nhất, đó là