Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh mtv tm xd và dv trương phi (Trang 41 - 45)

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty

 Biến động chi phí qua 3 năm

Chi phí là một khoản hao phí bỏ ra để thu được một số của cải hoặc dịch vụ, chi phí của Công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.5 Bảng biến động chi phí qua 3 năm hoạt động

Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ ( %) Số tiền Tỷ lệ ( %) 1. Giá vốn bán hàng 2.679.245 2.450.765 2.504.640 -228.480 91,5 53.875 102,2 2. chi phí bán hàng 2.035.247 2.230.570 1.875.560 195.323 109,6 -355.010 84 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.875.270 1.800.670 2.015.763 -74.600 96 215.093 111,9 4. Chi phí khác 170.264 200.005 120.375 29.741 117,5 -79.630 60,2 5.Tổng chi phí 6.964.490 6.932.442 6.626.614 -32.048 99,5 -305..828 95,6 ( Nguồn: Phòng kế toán-Tài chính)

31

Chi phí giá vốn hàng bán là khoản chi phí không thể thiếu trong mọi loại hình kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp sản xuất nào mà không có chi phí giá vốn hàng bán thì không thể hình thành nên doanh nghiệp được. Đây là khoản chi phí có thể lên kế hoạch trước, có thể khẳng định rằng đây là loại chi phí Công ty có thể kiểm soát được. Các Công ty thường ước tính mức hao phí của nguyên liệu cho một thành phẩm làm ra. Số lượng nguyên liệu làm ra một thành phẩm có thể không thay đổi vào thời gian nhưng giá mua vào của nguyên liệu thì có thể thay đổi liên tục. Giá của nguyên liệu đầu vào thường phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu là dồi dào hay trong tình trạng khang hiếm mà giá có thể cao hay thấp

Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí hàng năm của Công ty nên sự biến động nhỏ của chi phí này cũng tác động rất lớn đến tổng lợi nhuận thu được của công ty. Vì Công ty không thể tăng mức giá bán quá cao so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác việc tăng giá bán ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng bán ra trên thị trường, nếu không cân nhắc kỹ việc tăng giá có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty, đây là con dao hai lưỡi nêu tăng giá hợp lý thì doanh thu có thể tăng cao và ngược lại

Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng giá vốn hàng bán của công ty có xu hướng giảm rồi tăng trở lại, cụ thể:

Năm 2011 giá vốn hàng bán giảm một lượng 228.480 ngàn đồng tương đương 8,5% so với năm 2010. Năm 2012 giá vốn hàng bán lại tăng lên với một lượng 53.875 ngàn đồng tương ứng 2,2% so với năm 2011. . Nhìn chung tổng chi phí của Công ty vào năm 2011 thì không biến đổi nhiều so với năm 2010,riêng năm 2012 giá vốn hàng bán tăng trở lại là do tác động của nhiều nguyên nhân như Công ty mở rộng quy mô hoạt đông kinh doanh, khối lương sản phẩm mà Công ty cung ứng ra thị trường, những biến động giá cả thị trường…

Chi phí bán hàng của Công ty bao gồm chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, bao bì, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác. Cụ thể chi phí bán hàng năm 2010 là 2.035.247 ngàn đồng. Năm 2011 là 2.230.570 ngàn đồng tăng một lượng 195.323 ngàn đồng tương đương 9,6% so với năm 2010, chi phí bán hàng của Công ty tăng là do hoạt động bán hàng của Công ty phát triển, Công ty phải thuê thêm nhiều nhân viên mới, bên cạnh đó chi phí nhiên liệu và chi phí vận chuyển phục vụ cho công tác bán hàng ngày càng nhiều.

32

Vào năm 2012 chi phí bán hàng giảm xuống một lượng 355.010 ngàn đồng tương đương 84% so với năm 2011. Chi phí bán hàng giảm là do chi phí dịch vụ mua ngoài giảm và chi phí nhân viên giảm. Nhìn chung chi phí bán hàng có sự biến động nhưng không nhiều và Công ty cũng đã tìm cách quản lý để hạn chế chi phí có hiệu quả

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí vật liệu văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí dự phòng. Năm 2011chi phí quản lý doanh nghiệp giảm một lượng 74.600 ngàn đồng tương ứng 96% so với năm 2010, chi phí giảm là do chi phí đồ dùng văn phòng giảm, chi phí khấu hao tài sản cố định giảm, chi phí dịch vụ mua ngoài giảm và các khoản chi phí bằng tiền khác cũng giảm

Năm 2012, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng một lượng 215.093 ngàn đồng tương đương 11,9% so với năm 2011. Sở dĩ chi phí này tăng cao là do sự thay đổi về số lượng công nhân viên và tăng tiền lương cho cán bộ công nhân viên nên chi phí này tăng lên.. Mặt khác chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2012 tăng là do Công ty phải chi một lượng tiền khá lớn để thuê nhân viên quản lý, mua sắm một số đồ dùng, văn phòng phẩm đồng thời cho nhân viên Công ty tham gia lớp đào tạo nâng cao chuyên môn.

Chi phí khác là khoản chi phí chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng chi phí thực hiện của Công ty. Nhưng sự biến đổi của chi phí này cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng của Công ty. Việc tăng (giảm) của chi phí khác cũng làm cho lợi nhuận năm đó giảm(tăng) theo. Nếu Công ty có thể tối thiểu được khoản chi phí này càng nhiều thì càng có lợi cho Công ty.

Chi phí khác của Công ty bao gồm những chi phí sau: Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định, chi phí nộp phạt và một số chi phí khác bằng tiền.Chi phí khác của Công ty cũng có sự biến động qua các năm.

Vào năm 2010 tổng chi phí khác là 170.264 ngàn đồng, năm 2011 là 200.005 ngàn đồng tăng một lượng tương ứng 17,5% so với năm 2010, chi phí khác tăng là do trong kỳ kinh doanh của Công ty có thanh lý một vài tài sản cố định đã qua quá trình sử dụng. Vào năm 2012 chi khác giảm xuống một lượng 79.630 ngàn đồng tương đương 60,2% so với năm 2011.

33

Bảng 4.6 Bảng biến động chi phí 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: 1000 đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền Tỷ lệ(%) 1. Giá vốn bán hàng 1.650.756 2.799.140 1.148.384 169,6 2. chi phí bán hàng 715.260 615.973 -99.287 86,1 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.355.610 947.377 -408.232 69,9 4. Chi phí khác 50.575 92.860 42.285 183,6 5.Tổng chi phí 3.832.777 4.544.520 711.743 118,6 ( Nguồn: Phòng kế toán-Tài chính)

Nhìn vào bảng 4.6 ta thấy tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2012 một lượng 711.743 ngàn đồng tương đương 18,6%. Tổng chi phí tăng là do giá vốn hàng bán của Công ty 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao , chi phí này chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại chi phí, tăng 69,6%. Ngoài chi phí giá vốn hàng bán thì chi phí khác cũng tăng theo một lượng 42.285 ngàn đồng . Tuy nhiên ngoài chi phí giá vốn hàng bán và chi phí khác ra thì công ty đã kiểm soát được các chi phí còn lại, cụ thể:

Chi phí bán hàng giảm một lượng 99.287 ngàn đồng tương đương giảm 13,9% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 408.232 ngàn đồng tương đương 30,1%

Tóm lại tình hình thực hiện tổng chi phí của Công ty chưa được ổn định, tổng chi phí luôn biến đổi qua các năm. Trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp vào năm 2012 tăng với một lượng tương đối lớn là 74.600 ngàn đồng so với năm 2011 điều này ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp. Nhưng qua 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí này đã giảm một lượng 408.232 ngàn đồng tương đương 30,1% so với 6 tháng đầu năm 2012 . Chi phí bán hàng vào năm 2011 cũng tăng một lượng tương đối lớn 195.323 ngàn đồng so với năm 2010. Đây là điều đáng quan tâm, vì các khoản chi phí này tăng sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của công ty cũng như hiệu quả hoạt đông của Công ty. Tuy nhiên vào năm 2012

34

chi phí này đã giảm một lương rất đáng kể là 355.010 ngàn đồng và đến 6 tháng đầu năm 2013 lại tiếp tục giảm một lượng 99.287 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều này cho ta thấy chi phí bán hàng của doanh nghiệp đã có chiều hướng giảm, rất tốt đối với Công ty. Ngược lại với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì chi phí giá vốn và chi phí khác thì có chiều hướng tăng làm ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Trong thời gian tới Công ty nên cân bằng tốc độ tăng trưởng của doanh thu và chi phí để đạt được lợi nhuận như mong muốn. Công ty phải đề ra các chính sách hữu hiệu để hạn chế tốc độ tăng trưởng của chi phí, làm sao cho tốc độ tăng trưởng của chi phí phải nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Có như vậy Công ty mới hoạt động tồn tại và phát triển lâu dài trong cơ chế thị trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay. Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay công ty nên giảm các khoản chi phí như: chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm,chi ăn cho nhân viên đi công tác(công tác phí)

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh mtv tm xd và dv trương phi (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)