NGUỒN CUNG CẤP CHO MC3PHAC Cung cấp nguồn ở bộ kĩ thuật số MC3PHAC

Một phần của tài liệu Thiết kế biến tần điều khiển động cơ dựa trên chip MC3PHAC (Trang 30 - 32)

Cung cấp nguồn ở bộ kĩ thuật số MC3PHAC

VDD và VSS là hai chân cung cấp nguồn và nối đất cho MC3PHAC. Để tránh bị nhiễu, cần phải cẩn thận khi cung cấp nguồn cho chân VDD và VSS. Nối các tụ rẽ nhánh càng gần MC3PHAC càng tốt. Sử dụng tụ gốm đáp ứng tần số cao, ví dụ: 0.1 μF, nối song song với nhau đểđược bộ tụ từ 1μF đến 10 μF

Nguồn cung cấp cho bộ tương tự

VDDA và VSSA là chân cấp điện cho phần analog của bộ xung nhịp và bộ ADC. Trong sơ đồ mạch của tài liệu này, "đất" của tín hiệu tương tựđược đánh nhãn A và "đất" khác là của nguồn số. Nguồn Analog được đánh nhãn +5 A. Đây là một ví dụ tốt để cách ly tín hiệu tương tự và nguồn "số" (digital power) +5 volt được cấp bằng cách nối một cuộn cảm nhỏ hay một điện trở nhỏ hơn 5 ohm nối tiếp với nguồn "số" để tạo ra +5 A. ADC VREF là chân cung cấp điện cho các cài đặt điện áp tham khảo của ADC.

Việc tách rời những chân này có thể ở nguồn cung cấp vòng được nói ở bên trên. ADC VREF (chân 1) và VDDA (chân 3) sẽđược nối với nhau và kết nối với cùng một điện thế chẳng hạn là VDD.

Nối đất cho MC3PHAC

Bố trí mạch in là một khâu thiết kế rất quan trọng. Đặc biệt là cực nối đất và việc liên kết chúng với nhau thế nào sẽ ảnh hưởng tới khả năng chống nhiễu của hệ thống. Để tối đa hóa khả năng tránh nhiễu, việc chọn được một mặt nối đất tốt (ground plane) rất quan trọng cho MC3PHAC. Nó cũng rất quan trọng để cách ly tín hiệu tương tự và tín hiệu số. Đó là lý do tại sao trên các sơđồ mạch lại thiết kế 2 nối đất, nối đất cho tín hiệu tương tựđược đánh dấu với ký tự A và các nối đất khác là của nối đất tín hiệu số. GND là chân nối đất cho tín hiệu số và trả công suất về. GNDA là chân nối đất cho mạch tín hiệu tương tự. Cả 2 đều ở cùng một mức điện áp tham khảo nhưng được chuyển hướng riêng rẽ và nối lại tại cùng một điểm.

Trạng thái đóng ngắt (Power-Up/Power-Down)

Khi điện được cấp hay ngắt, các ngõ ra transitor ở hàng trên và dưới của bộ biến tần cùng pha phải không được đóng đồng thời. Vì các trạng thái logic luôn được xác định trong quá trình khởi động, phải đảm bảo tất cả các transistor công suất vẫn còn ngắt khi điện áp của vi điều khiển vẫn dưới mức điện áp vận hành bình thường. Các ngõ ra PWM của MC3PHAC thực hiện điều này dễ

dàng bằng cách chuyển sang cấu hình trở kháng cao bất cứ khi nào nguồn cung cấp 5-volt ở dưới mức tối thiểu quy định của nó.

Người dùng nên sử dụng điện trở pullup hoặc pulldown trên đầu ra của PWM đểđảm bảo trong suôt quá trình mởđiện và ngắt điện ngõ vào mạch lái của biến tần đang ở trạng thái ngắt.

CHƯƠNG IV - CÁC CH ĐỘ HOT ĐỘNG CA MC3PHAC

MC3PHAC là một vi điều khiển nhiều tính năng dùng đểđiều khiển động cơ 3 pha. MC3PHAC có những tính năng như tạo dạng sóng 3 pha, chống nhiễu cổng vào và một bộ lọc xử lý số tín hiệu tốc độ

Bộđiều khiển động cơ MC3PHAC sẽ hoạt động trong hai chếđộ.

- Chếđộ đầu tiên là hoạt động độc lập, theo đó MC3PHAC có thểđược sử dụng mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ máy tính cá nhân bên ngoài. Trong chếđộđộc lập, MC3PHAC khởi động nhờ các thiết bị kết nối thụ động với MC3PHAC và ngõ vào cho hệ thống ở các khoảng thời gian khởi động hay reset (power-up/reset). Trong chếđộđộc lập, một số thông số tiếp tục được nhập vào hệ thống. Tốc độ, tần số PWM, điện áp cổng, và các thông số gia tốc đầu vào được đưa vào hệ thống theo thời gian thực qua những thiết đặt phần cứng

- Chếđộ thứ hai là chếđộđiều khiển bằng phần mềm máy tính.Chếđộ vận hành này đòi hỏi phải sử dụng một máy tính cá nhân và một phần mềm điều khiển thực thi trên máy tính cá nhân, kết nối với MC3PHAC hoặc từ một vi điều khiển giả lập các lệnh của phần mềm điều khiển. Tất cả các lệnh và thông tin cài đặt là tín hiệu đầu vào MC3PHAC qua các máy chủ PC.

I. CHẾĐỘ HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP 1. Hoạt động

Một phần của tài liệu Thiết kế biến tần điều khiển động cơ dựa trên chip MC3PHAC (Trang 30 - 32)