Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh ngô phong (Trang 85 - 88)

- Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện

4.6.2.Phân tích chi phí

2. Bảng thức trình bày:

4.6.2.Phân tích chi phí

- Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Khi chi phí tăng giảm sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bảng 4.37 thể hiện tình hình các chi phí phát sinh của doanh nghiệp trong 3 năm 2011-2013 theo từng chỉ tiêu cụ thể

Bảng 4.37 Chi phí của doanh nghiệp từ năm 2011-2013

Đơn vị: 1.000 đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Chênh lệch

2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Giá vốn hàng bán 22.496.758 93,6 37.896.397 94,8 52.014.510 94,4 37.896.397 94,8 15.399.639 68 2. Chi phí tài chính 440.902 1,8 577.423 1,4 994.480 1,8 577.423 1,4 136.521 31 3.Chi phí QLKD 1.093.830 4,6 1.491.311 3,8 2.115.430 3,8 1.491.311 3,8 397.481 36,3 2.Chi phí khác - - - - - - - - Tổng chi phí 24.031.490 100 39.965.131 100 55.124.418 100 39.965.131 100 15.933.641 66,3

4.6.2.1 Giá vốn hàng bán

- Qua bảng 4.37 ta nhận thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của doanh nghiệp. Năm 2011, giá vốn hàng bán là 22.496.758 ngàn đồng. Năm 2012, giá vốn hàng bán là 37.896.397 ngàn đồng, so với năm 2011 tăng 15.399.639 ngàn đồng tức là tăng 68%. Tương tự với năm 2012 - 2013, qua bảng 4.10 ta thấy giá vốn hàng bán cũng tăng liên tiếp, cụ thể là năm 2013 giá vốn là 52.014.510 ngàn đồng tăng thêm 14.118.113 ngàn đồng tương đương với tỷ lệ là 37,2%. Nguyên nhân giá vốn giảm hay tăng là tuỳ thuộc vào sản lượng tiêu thụ. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà doanh nghiệp khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nó còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường, cũng như từ phía nhà cung ứng. Do đó, doanh nghiệp cần phải tính toán thật kỹ về thời điểm, sản lượng đặt hàng, lượng hàng tồn kho, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

4.6.2.2 Chi phí quản lý kinh doanh

- Chi phí này bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiêp được công ty gom chung lại thành chi phí quản lý kinh doanh.

- Qua bảng 4.37 ta thấy chi phí quản lý kinh doanh tăng qua các năm. Năm 2011, chi phí quản lý kinh doanh 1.093.830 ngàn đồng đến năm 2012 chi phí này là 1.491.311 ngàn đồng tăng 36,3% so với năm 2011 với mức tuyệt đối là 397.481 ngàn đồng. Năm 2013 chi phí quản lý kinh doanh là 2.115.430 ngàn đồng, tăng thêm 799.679 ngàn đồng tương đương với tỷ lệ là 41,9%. Nguyên nhân chi phí quản lý kinh doanh tăng là năm 2012 công ty đã biết cách sử dụng hiệu quả hơn nguồn nhân lực cũng như có sự phân công hợp lý hơn nên tiết kiệm được phần nào chi phí này và làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên với tốc độ thấp hơn so với năm 2011. Đến năm 2013 chi phí này tiếp tục tăng lên là do công ty mở rông quy mô doanh nghiệp nên cần nhiều nguồn lực lao đông và đồng thời tăng lương cho người lao động làm việc trên 1 năm của công ty. Tóm lại, sự biến động của chi phí là khó lường,

nếu biết cách quản lý tốt các chi phí này thì kết quả kinh doanh đạt được là rất tốt, ngược lại các chi phí này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận chung của công ty.

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh ngô phong (Trang 85 - 88)