2.1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa phân tích kết quả kinh doanh
a. Khái niệm phân tích kết quả kinh doanh
Phân tích kết quả kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lƣợng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. (Trịnh Văn Sơn, 2005, trang 5)
b. Ý nghĩa phân tích kết quả kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp có đƣợc các thông tin cần thiết để ra những quyết định sửa chữa, điều TK 641, 642 TK 635 TK 515 TK 711 TK 421 K/c giá vốn hàng hóa tiêu thụ trong kỳ K/c chi phí bán hàng, chi phí QLDN K/c chi phí tài chính phát sinh trong kỳ K/c doanh thu bán hàng thuần
K/c doanh thu hoạt động tài chính K/c thu nhập khác TK 911 TK 511, 512 TK 632 TK 811 K/c chi phí khác phát sinh trong kỳ K/c lỗ K/c lãi
18
chỉnh kịp thời nhằm đạt đƣợc mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành các quy trình sản xuất kinh doanh. Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh và là công cụ cải tiến cơ chế kinh doanh. Cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng nhƣ những hạn chế trong doanh nghiệp mình, từ đó giúp doanh nghiệp xác định đƣợc mục tiêu đúng đắn cùng các chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả. (Trịnh Văn Sơn, 2005, trang 5)
2.1.2.2. Phân tích kết quả kết quả hoạt động kinh doanh
a. Phân tích doanh thu
- Doanh thu là phần giá trị mà công ty thu đƣợc trong quá trình hoạt động kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích.
- Doanh thu của doanh nghiệp gồm có: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác.
- Doanh thu khi thực hiện hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu đƣợc thanh toán theo tiến độ kế hoạch đƣợc ghi nhận khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng đƣợc ƣớc tính một cách đáng tin cậy, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng đƣợc ghi nhận tƣơng ứng với phần công việc đã thực hiện do nhà thầu tự xây dựng vào ngày thành lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chƣa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu. Doanh thu khi thực hiện hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu đƣợc thanh toán theo giá trị khối lƣợng thực hiện đƣợc ghi nhận khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng đƣợc ƣớc tính một cách đáng tin cậy và đƣợc khách hàng xác nhận thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng đƣợc ghi nhận tƣơng ứng với phần công việc đã hoàn thành đƣợc khách hàng xác nhận trong kỳ đƣợc phản ánh trên hóa đơn đã lập. - Doanh thu của cung cấp dịch vụ đƣợc ghi nhận kết quả của giao dịch đó đƣợc xác định một cách đáng tin cậy. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ đƣợc xác định khi thỏa mãn tất cả điều kiện sau: doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn, có khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó, xác định đƣợc công việc đã hoàn thành tại ngày của Bảng Cân đối kế toán, xác định đƣợc chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
- Doanh thu xây lắp: là toàn bộ số tiền thu đƣợc từ hoạt động xây lắp các công trình, thiết bị máy móc…
19
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đƣợc xác định bằng công thức:
G= Σqi*pi Trong đó:
qi: Khối lƣợng sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ loại i mà doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ, tính bằng đơn vị hiện vật.
pi: Giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. i = 1,n
n: Số lƣợng sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ. - Doanh thu hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp, gồm: hoạt động góp vốn liên doanh; hoạt động đầu tƣ mua, bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; thu lãi bán ngoại tệ; các hoạt động đầu tƣ khác.
- Thu nhập khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhƣ: thu về nhƣợng bán, thanh lý tài sản cố định; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; thu tiền bảo hiểm bồi thƣờng;… (Trịnh Văn Sơn, 2005, trang 95)
b. Phân tích chi phí
- Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả chi phí phát sinh trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp từ khâu sản xuất, tiêu thụ tới khâu quản lý doanh nghiệp.
- Phân theo tính chất hoạt động kinh doanh :
+ Chi phí hoạt động kinh doanh nhƣ: Giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp.
+ Chi phí khác: Đây là khoản chi phí xảy ra không thƣờng xuyên nhƣ chi phí nhƣợng bán thanh lý tài sản cố định, chi phí tổn thất thực tế, chi phí thu hồi các khoản nợ đã xoá, chi phí bất thƣờng khác.
- Phân theo khoản mục chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
20 + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sử dụng máy thi công. + Chi phí sản xuất chung. + Chi phí bán hàng.
+ Chi phí quản lí doanh nghiệp. + Chi phí hoạt động tài chính.
- Khái niệm tỷ suất chi phí: tỷ suất chi phí cho biết cần bao nhiêu đồng chi phí nói chung để tạo ra một đồng doanh thu.
Về mặt quy mô (số tiền) chi phí thay đổi theo khối lƣợng hoạt động tuy nhiên tỷ suất thƣờng khá ổn định trong nhiều kỳ nếu không có biến động khách quan nào khác. Do vậy tỷ suất chi phí thƣờng đƣợc dùng làm thƣớc đo hiệu quả trong điều hành, quản lý.
- Tiết kiệm chi phí: mức bội chi hay tiết kiệm chi phí là phần chênh lệch giữa chi phí thực hiện thực tế (hoặc năm nay) so với chi phí thực hiện đƣợc tính trên cơ sở tỷ suất chi phí kế hoạch (hoặc năm trƣớc). Công thức:
Mức tiết kiệm (hay bội chi) = DT năm nay x (TS chi phí năm nay – TS chi phí năm trƣớc) (Trịnh Văn Sơn, 2005, trang 98)
c. Phân tích lợi nhuận
* Lợi nhuận đƣợc hiểu đơn giản là khoản chênh lệch sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lƣợng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ, là cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp…
* Lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm:
- Lợi nhuận gộp: là chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng cách lấy thu
=
Tỷ suất chi phí Tổng chi phí
21
nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.
+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tƣ, mua bán chứng khoán. + Lợi nhuận về cho thuê tài sản.
+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tƣ khác.
+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi vay ngân hàng. + Lợi nhuận cho vay vốn.
+ Lợi nhuận do bán ngoại tệ.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đƣợc tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng lợi nhuận từ hoạt động tài chính trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trƣớc hoặc có dự tính trƣớc nhƣng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đƣa tới bao gồm:
+ Thu về nhƣợng bán, thanh lý tài sản cố định. + Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ. + Thu các khoản nợ không xác định đƣợc chủ.
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trƣớc bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra… (Trịnh Văn Sơn, 2005, trang 103)
2.1.2.3. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản để đánh giá khả năng sinh lời
Đây là chỉ số đƣợc các nhà kinh tế cũng nhƣ các nhà quản trị trong doanh nghiệp và các nhà tài trợ đặc biệt quan tâm khi xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này đƣợc coi là các chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời của số vốn kinh doanh của toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng nói chung cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp nói riêng.
- Hệ số lãi gộp: thể hiện quan hệ giữa lãi gộp với doanh thu. Hệ số lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí, là khía
22
cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lƣợc kinh doanh.
- Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
- Lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần (ROS): Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu và thu nhập khác phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở tổng các loại doanh thu đƣợc tạo ra trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
- Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. (Trịnh Văn Sơn, 2005, trang 134 – 157 )