Để đánh giá đúng hơn về lợi nhuận, ta cần đặt lợi nhuận vào mối quan hệ với doanh thu, tài sản và vốn chủ sở hữu. Để đánh giá khả năng sinh lời ta sử dụng các chỉ tiêu sau: tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bảng 4.19: Tỷ số khả năng sinh lời của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm 6 tháng đầu năm
2010 2011 2012 2012 2013 Tổng doanh thu Triệu đồng 17.107,96 20.975,41 31.714,90 9.493,08 11.380,61 Lợi nhuận ròng Triệu đồng 1.091,11 376,32 933,33 126,23 38,97 Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 55.137,35 46.609,25 36.080,5 28.080,45 58.030,81 Vốn chủ sỡ hữu bình quân Triệu đồng (6.845,11) (5.926,30) (5.582,12) (2.876,39) 12.534,20 ROS % 6,38 1,79 2,94 1,33 0,34 ROA % 1,98 0,81 2,59 0,45 0,07 ROE % - - - - 0,31
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của công ty SC, XDCT – CKGT 721, 2010 – 2013
4.2.5.1. Lợi nhuận ròng trên doanh thu
Hệ số ROS thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng với tổng doanh thu cho biết 1 đồng doanh thu ứng với bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao. Dựa vào bảng 4.19 ta thấy tỷ số ROS giảm qua các năm, cụ thể:
- Năm 2010, ROS của công ty là 6,38% tức cứ 100 đồng doanh thu, công ty sẽ thu đƣợc 6,38 đồng lợi nhuận. Tƣơng tự đến năm 2011, ROS giảm còn
66
1,79% tức cứ 100 đồng doanh thu công ty thu đƣợc 1,79 đồng lợi nhuận và đến năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu thu đƣợc 2,94 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân ROS năm 2011 giảm so với năm 2010 vì trong năm 2011, giá cả các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và lãi suất ngân hàng tăng cao, đồng thời việc cắt giảm đầu tƣ công theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ cũng ảnh hƣởng mạnh đến doanh thu của công ty. Đến năm 2012, doanh thu tăng cao, mặc dù giá vốn công ty vẫn tiếp tục tăng nhƣng do công ty đã tiết kiệm chi phí nên các chi phí khác chỉ tăng ít nên ROS tăng dù vẫn còn thấp nhƣng vẫn là một tín hiệu đáng mừng.
- 6 tháng đầu năm 2013, ROS đạt 0,34% tức cứ 100 đồng doanh thu, công ty chỉ thu đƣợc 0,34 đồng lợi nhuận. Tỷ số này giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 vì chi phí sử dụng máy thi công và chi phí tiền lƣơng nhân viên tăng cao đẩy mạnh giá vốn tăng theo.
4.2.5.2. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Hệ số ROA thể hiện sự tƣơng quan giữa lợi nhuận ròng và tổng tài sản và phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh trong năm. Dựa vào bảng 4.19 ta thấy:
- Năm 2010, ROA của công ty là 1,98% nghĩa là trung bình 100 đồng tài sản sẽ mang về cho công ty 1,98 đồng lợi nhuận, tỷ số này giảm còn 0,81% vào năm 2011 và lại tăng đến 2,63% vào năm 2012. Năm 2011, tỷ số ROA giảm vì cả lợi nhuận ròng và tổng tài sản bình quân đều giảm do công ty không kiểm soát tốt chi phí làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận, mặt khác công ty đã thanh lý phần tài sản là thiết bị sản xuất nhũ tƣơng làm phần tài sản cố định của công ty giảm mạnh. Năm 2012, ROA tăng nhanh do lợi nhuận ròng tăng nhanh còn tổng tài sản bình quân lại giảm. Qua đó ta thấy việc đƣợc sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản trong năm 2012 đã có phần hợp lý hơn.
- 6 tháng đầu năm 2013, ROA đạt 0,07%, giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 nguyên nhân do trong kỳ này công ty có đánh giá lại những tài sản đã khấu hao hết nhƣng vẫn còn giá trị làm tổng tài sản tăng cao hơn.
4.2.5.3. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
- Do năm 2009, phần lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối của công ty là âm 15.706.968.654, trong khi đó vốn đầu tƣ của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế trong năm 2010 – 2012 không đủ bù đắp phần lỗ này nên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2010 – 2012 mang giá trị âm. Vì vậy, ROE của công ty ta không thể tính đƣợc giá trị. Qua đó ta thấy trong 3 năm 2010 – 2012, việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty không hiệu quả.
67
- Đến 6 tháng đầu năm 2013, công ty có đánh giá lại tài sản, phần chênh lệch đánh giá lại tài sản đã bù đắp lại phần lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối âm trong năm 2012. ROE kỳ này đạt 0,31%, tức 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu đƣợc 0,31 đồng lợi nhuận.
68
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY SỬA CHỮA, XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH – CƠ KHÍ GIAO THÔNG 721
5.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
5.1.1. Công tác xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Qua thời gian thực tập tại Công ty Sửa chữa, Xây dựng công trình – Cơ khí giao thông 721 em thấy công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty khá chặt chẽ với điều kiện thực tế về quy mô và các lĩnh vực kinh doanh của công ty.
- Về bộ máy kế toán: công ty áp dụng mô hình công tác kế toán tập trung. Với mô hình này thì phòng Kế toán – Tài vụ của công ty chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho việc quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, hỗ trợ việc nắm bắt thông tin tài chính cho lãnh đạo một cách dễ dàng và giữa các phòng ban đƣợc thuận tiện hơn. Công ty bố trí nhân viên phòng kế toán có kế hoạch và hợp lý, đảm bảo thống nhất về việc ghi chép, tính toán. Kế toán trƣởng và kế toán viên đƣợc bố trí cùng một phòng tạo điều kiện cho sự trao đổi, kiểm tra dễ dàng hơn và mọi công việc đƣợc hoàn thành theo sự chỉ đạo của kế toán trƣởng.
- Về hình thức ghi sổ: công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ do công ty sử dụng nhiều tài khoản kế toán chi tiết. Công ty sử dụng phần mềm Kế toán Việt Nam thiết kế theo hình thức Chứng từ ghi sổ, nhƣng mọi việc định khoản, phân bổ chi phí và xác định kết quả kinh doanh đều do nhân viên kế toán thực hiện bên ngoài và sau đó nhập vào số liệu vào phần mềm, giúp nhân viên kế toán nâng cao đƣợc kinh nghiệm của mình. Các chứng từ sử dụng đều phù hợp với yêu cầu kinh tế pháp lý, phát sinh đúng theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều đƣợc phản ánh trên hóa đơn, chứng từ một cách phù hợp theo nguyên tắc ghi chép cũng nhƣ yêu cầu công tác quản lý chứng từ. Các chứng từ kế toán đều đƣợc lƣu trữ theo đúng chế độ lƣu trữ chứng từ kế toán của Nhà nƣớc.
- Về hệ thống tài khoản chứng từ: không những các tài khoản về doanh thu, chi phí mà các tài khoản khác đều đƣợc theo dõi trên từng tài khoản chi
69
tiết cụ thể đúng với bản chất của loại tài khoản phù hợp lĩnh vực kinh doanh của công ty.
- Về phƣơng pháp hàng tồn kho: với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xây dựng và sữa chữa thì việc áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để kê khai hàng tồn kho là hợp lý vì đảm bảo thông tin chính xác về tình hình tài sản trong công ty.
5.1.2. Những kết quả đạt đƣợc của công ty qua 3 năm 2010 – 2012
Trong 3 năm 2010 – 2012, kết quả kinh doanh của công ty có xu hƣớng giảm vào năm 2011 nhƣng đã bắt đầu tăng vào năm 2012, trong đó ảnh hƣởng của hoạt động xây dựng, sữa chữa là mạnh mẽ nhất. Mặc dù doanh thu công ty tăng nhanh qua 3 năm nhƣng lợi nhuận lại không tăng qua 3 năm mà chỉ tăng vào năm 2012 do ảnh hƣởng của chi phí. Cho thấy một phần nào sự kiểm soát chi phí và doanh thu công ty chƣa chủ động nhƣng cũng thấy đƣợc sự cố gắng của công ty trong việc nâng cao lợi nhuận do 70% khối lƣợng công việc là phục vụ cho công ích, không vì lợi nhuận. Về chi phí thì phụ thuộc khá nhiều vào giá cả thị trƣờng nên khi giá thị trƣờng tăng thì chi phí cũng tăng cao.
5.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ CÕN TỒN TẠI
5.2.1. Hạn chế trong công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
- Mặc dù có theo dõi chi tiết từng công trình, có mở các tài khoản chi tiết
của doanh thu và chi phí theo từng hoạt động kinh doanh nhƣng tài khoản xác định kết quả kinh doanh thì đƣợc kết chuyển vào một tài khoản duy nhất là 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh nên ta chƣa thấy đƣợc kết quả kinh doanh của từng hoạt động cụ thể.
- Về phƣơng pháp tính trị giá hàng xuất kho, công ty sử dụng phƣơng pháp bình quân gia quyền thì sẽ san bằng giá các nguyên vật liệu cho các công trình dẫn đến về phía công ty, giá vốn các công trình không phản ánh đúng với thực tế vì các chi phí nhƣ nguyên vật liệu luôn thay đổi nhƣng khi chi phí nguyên vật liệu phát sinh tại một công trình này trong một thời điểm này thì giá có thể cao hơn so với chi phí nguyên vật liệu của một công trình khác trong một thời điểm khác và đến cuối quý.
5.2.2. Hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Về mặt chi phí thì giá vốn hàng bán là chi phí có tỷ trọng lớn nhất, qua 3 năm ta thấy khi tốc độ tăng của doanh thu cao thì chi phí giá vốn cũng tăng gần bằng hoặc tăng cao hơn.
70
- Vốn chủ sở hữu không đủ bù đắp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà công ty có những lãi vay lớn ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty.
- Chi phí xăng dầu là chi phí có ảnh hƣởng đến hoạt động xây lắp, sữa chữa vì công cụ, đối tƣợng lao động, lực lƣợng lao động trong công ty có tính chất lƣu thông cao.
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TOÁN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
5.3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty
Công ty có thể đặt mua những phần mềm thiết kế riêng cho công ty hoặc đặt mua những phần mềm đƣợc thiết kế sẵn, với những phần mềm này thì công ty phải bỏ ra khoản chi phí cao nhƣng thuận lợi đáp ứng trọn vẹn những gì công ty cần. Để tiết kiệm thời gian và chi phí hơn thì công ty có thể mua các phần mềm có sẵn chuyên về lĩnh vực xây dựng nhƣ Fast Accounting, tuy nhiên những phần mềm này sẽ không phù hợp bằng phần mềm đặt hàng thiết kế. Ngoài ra, công ty có thể tổ chức bố trí vài năm cho các kế toán viên đƣợc đổi phần việc của mình cho ngƣời khác, sau đó lại quay về phần việc của mình sẽ giúp các kế toán viên ngoài việc thông thạo chuyên môn của mình còn có thể hiểu sâu hơn về phần việc mà kế toán viên khác làm.
Công ty có thể mở thêm tài khoản chi tiết của tài khoản 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh để thuận tiện cho việc xem xét các hoạt động kinh doanh diễn ra nhƣ thế nào. Cụ thể nhƣ:
- TK 9111 – Xác định kết quả kinh doanh hoạt động BH & CCDV. - TK 9112 – Xác định kết quả kinh doanh hoạt động tài chính. - TK 9118 - Xác định kết quả kinh doanh hoạt động khác.
Công ty có thể thay đổi thời gian tính trị giá xuất kho từ quý sang tháng, sử dụng phƣơng pháp bình quân gia quyền cuối tháng để phản ánh đúng hơn chi phí nguyên vật liệu cho từng công trình cụ thể, không để chi phí này san bằng cho các công trình quá nhiều.
] 5.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
5.3.2.1. Tăng doanh thu
Hai yếu tố quyết định trong thi công là quy trình công nghệ chặt chẽ và con ngƣời phục vụ quy trình đó. Do vậy, muốn doanh thu tăng nhanh ta cần
71
biết cách kiểm soát đƣợc doanh thu cũng nhƣ tìm ra các biện pháp để tăng doanh thu.
- Các cách kiểm soát doanh thu nhƣ: tích cực hoàn thành các công trình đúng tiến độ, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính tránh đầu tƣ dàn trải sẽ làm thất thoát và thua lỗ...
- Công ty cần tìm hiểu công nghệ tiên tiến nhằm tạo sự khác biệt trong sản phẩm xây lắp để nâng cao sức cạnh tranh, tổ chức tốt các quy trình công nghệ. Cố gắng kiểm soát chi phí, không cắt giảm các khoản thu nhập của công nhân vì nguồn nhân lực là rất quan trọng trong ngành xây dựng, nhận thức rõ tầm quan trọng của những lao động có chuyên môn, tay nghề cao. Nếu công ty có đƣợc nguồn nhân lực tốt, các sản phẩm xây dựng, sữa chữa tiên tiến góp phần nâng cao uy tín của công ty, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình, tăng doanh thu.
- Lập phòng nghiên cứu và phát triển thị trƣờng để thƣờng xuyên theo dõi tình hình giá cả trên thị trƣờng để kịp thời điều chỉnh giá vốn một cách hợp lý giúp tăng tỷ lệ lãi gộp của công ty và tìm kiếm khách hàng, nhu cầu của khách hàng để đáp ứng, bảo đảm nâng cao và giữ vững chất lƣợng sản phẩm của công ty.
5.3.2.2. Giảm chi phí
Về vấn đề giá vốn hàng bán: giá vốn chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của thị trƣờng nên việc kiểm soát giá là điều hết sức khó khăn. Công ty cần có những biện pháp khắc phục nhƣ sau:
- Hoạt động xây dựng của công ty ít chịu ảnh hƣởng bởi giá cả nguyên vật liệu nhập ngoại, nguồn nguyên liệu sử dụng tại chỗ, trong nƣớc nên công ty có thể ký hợp đồng bình ổn giá cả nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy để ký hợp đồng dài hạn giảm biến động mạnh trong chi phí khi giá thị trƣờng bấp bênh. Ngoài ra, khi dự đoán đƣợc tình hình giá nguyên vật liệu sẽ tăng thì nên thu mua với số lƣợng lớn để tránh đƣợc sự gia tăng quá cao của giá sẽ ảnh hƣởng đến chi phí nguyên vật liệu ảnh hƣởng giá vốn và cần cải tiến công tác bảo quản nguyên vật liệu vì các sản phẩm của xây lắp luôn chịu ảnh hƣởng của thời tiết. Công ty cần theo dõi tình hình xuất vật tƣ hằng ngày nhằm giảm thiểu tối đa sự mất mát và khi có sai sót cũng dễ dàng xử lý.
- Ngoài việc xây dựng định mức chi phí xăng dầu, công ty cần phải xây dựng định mức phù hợp và sát với thực tế trong công tác sữa chữa, bảo hành thiết bị, máy thi công nhằm giảm mức hao phí trong quá trình thi công.
72
Về vấn đề hàng tồn kho: đối với ngành xây dựng thì hàng tồn kho là yếu tố quan trọng của công ty và luôn trong giá trị lớn công ty cần có những chính sách thích hợp để xác lập mức dự trữ nguyên vật liệu một cách hợp lý, chú ý tình trạng tăng giảm của lƣợng tồn kho từng tháng, từng quý để duy trì hàng tồn kho thích hợp bảo đảm không thiếu hụt nguyên vật liệu ảnh hƣởng đến uy tín của công ty, cũng không làm cho hàng tồn kho quá dƣ thừa sẽ làm tăng chi phí ảnh hƣởng lợi nhuận của công ty.
Về vấn đề chi phí quản lý: công ty cũng cần xây dựng các định mức về