Về pháp lý

Một phần của tài liệu thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự (Trang 54 - 65)

Thứ nhất, đối với thời hạn trong giai đoạn khởi tố thì cần phải xây dựng các khái niệm cụ thể đối với các thuật ngữ pháp lý như tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố để làm căn cứ hợp pháp cho việc bắt đầu tính thời hạn. Việc chưa phân loại, làm rõ khái niệm “thông tin tội phạm” và “tố giác, tin báo về tội phạm” (Điều 103) dẫn đến việc xác định thời điểm bắt đầu thời hạn không thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền, gây ảnh hưởng đến tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật nói chung và pháp luật về thời hạn nói riêng.

Cần hướng dẫn một cách cụ thể về thời hạn bổ sung chứng cứ, tài liệu đối với trường hợp Cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự nhưng chưa đảm bảo tính có căn cứ, tránh trường hợp mỗi địa phương, đơn vị có cách áp dụng khác nhau và chưa đúng các quy định của pháp luật gây kéo dài thời gian của hoạt động tố tụng một cách không cần thiết.

Qua tổng kết thực tiễn 9 năm thi hành BLTTHS năm 2003 cho thấy: Tại đoạn 2 khoản 2 Điều 103 của BLTTHS quy định thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tối đa là hai tháng là chưa phù hợp, nhất là các tố giác, tin báo về tội phạm về tham nhũng, kinh tế, chức vụ, có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm, hay đối với trường hợp đối tượng đang ở nước ngoài, vắng mặt tại nơi cư trú hoặc cần trưng cầu giám định. Điều này dẫn đến tình trạng là các Cơ quan điều tra lựa chọn những tin nào dễ hơn thì làm trước và tin nào khó thì làm sau hoặc loại bỏ những tin phức tạp không tiến hành thẩm tra, xác minh. Do vậy, để bảo đảm thời gian kiểm tra, xác minh các thông tin, tài liệu làm cơ

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu 54 SVTH: Lê Anh Lộc

sở cho việc ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự thì cần tăng thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tối đa là ba tháng.

Tại Điều 126 của BLTTHS quy định trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can là quá ngắn, gây áp lực đối với Viện kiểm sát trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Trên thực tế đã xảy ra trường hợp, để tránh việc phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can không có căn cứ vững chắc có thể làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, có Viện kiểm sát đã lựa chọn giải pháp an toàn hơn (mặc dù luật không cho phép) đó là chưa phê chuẩn mà yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu để tiếp tục nghiên cứu, xem xét phê chuẩn sau. Do vậy, để đảm bảo cho Viện kiểm sát có đủ thời hạn cần thiết để thực hiện đầy đủ, hiệu quả thẩm quyền phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, có đủ thời gian để nghiên cứu, xem xét, đánh giá toàn diện các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, nhất là đối với những vụ án phức tạp, có nhiều bị can tham gia thì cần tăng thời hạn Viện kiểm sát phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can từ ba ngày lên thành năm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can.

Thứ hai, thời hạn truy tố phân định căn cứ vào sự phân loại tội phạm là chưa phù hợp với thực tiễn. Kiến nghị không phân định thời hạn truy tố theo loại tội phạm mà quy định chung thời hạn truy tố các vụ án là 30 ngày, nếu vụ án phức tạp thì gia hạn 15 ngày hoặc 30 ngày.

Nên bỏ quy định trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ban hành cáo trạng, Viện kiểm sát phải giao cáo trạng cho bị can, vì quy định trên không khả thi mà quy định chung là bản cáo trạng phải được giao cho bị can trong thời hạn truy tố và trước khi chuyển hồ sơ vụ án sang Toà án.

Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003 không quy định hạn chế số lần điều tra, xét xử lại vụ án. Do đó cần sửa đổi, bổ sung BLTTHS theo hướng quy định một thời hạn nhất định cho việc giải quyết vụ án ở tất cả các giai đoạn tố tụng.

Về Điều 176 và Điều 199 BLTTHS mặc dù không quy định về số lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng cả hai quyết định đó đều là quyết định của Tòa án nhân dân nên phải chịu sự điều chỉnh của khoản 2 Điều 121 BLTTHS. Trong trường hợp không đủ chứng cứ để kết tội, Tòa án tuyên bố là bị cáo không có tội mà không nhất thiết phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu 55 SVTH: Lê Anh Lộc

oan sai cho công dân và đồng thời xóa bỏ bất cập của việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà Viện kiểm sát vẫn không điều tra thêm được gì mới, gây kéo dài thời gian tố tụng.

Thứ ba, thời hạn truy tố phân định căn cứ vào sự phân loại tội phạm là chưa phù hợp với thực tiễn. Kiến nghị không phân định thời hạn truy tố theo loại tội phạm mà quy định chung thời hạn truy tố các vụ án là 30 ngày, nếu vụ án phức tạp thì gia hạn 15 ngày hoặc 30 ngày.

Nên bỏ quy định trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ban hành cáo trạng, Viện kiểm sát phải giao cáo trạng cho bị can, vì quy định trên không khả thi mà quy định chung là bản cáo trạng phải được giao cho bị can trong thời hạn truy tố và trước khi chuyển hồ sơ vụ án sang Toà án.

Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003 không quy định hạn chế số lần điều tra, xét xử lại vụ án. Do đó cần sửa đổi, bổ sung BLTTHS theo hướng quy định một thời hạn nhất định cho việc giải quyết vụ án ở tất cả các giai đoạn tố tụng.

Về Điều 176 và Điều 199 BLTTHS mặc dù không quy định về số lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng cả hai quyết định đó đều là quyết định của Tòa án nhân dân nên phải chịu sự điều chỉnh của khoản 2 Điều 121 BLTTHS. Trong trường hợp không đủ chứng cứ để kết tội, Tòa án tuyên bố là bị cáo không có tội mà không nhất thiết phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng oan sai cho công dân và đồng thời xóa bỏ bất cập của việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà Viện kiểm sát vẫn không điều tra thêm được gì mới, gây kéo dài thời gian tố tụng.

Thứ tư, cần xác định đâu là giới hạn của mức độ phức tạp trọng vụ án hình sự để kịp thời có các biện pháp áp dụng việc kéo dài thời hạn phù hợp. Theo quan điểm người viết, mức độ phức tạp chỉ nên căn cứ vào những chứng cứ, những gì mà chủ thể tiến hành tố tụng ghi nhận được một cách khái quát để xác định. Đồng thời, cần làm rõ thế nào được xem là “ nguyên nhân khách quan” để kịp thời có những giải pháp phù hợp trong việc tính lại thời hạn. Cụ thể “nguyên nhân khách quan” là những nguyên nhân không thuộc tầm kiểm soát của các chủ thể tiến hành tố tụng và các chủ thể này cũng không thể tránh và khắc phục được các “nguyên nhân khách quan” đó.

Thứ năm, các quy định về thời hạn tố tụng được quy định khá cụ thể nhưng các nhà làm luật chưa đưa ra một chế tài, dù chỉ là chế tài hành chính, với người tiến

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu 56 SVTH: Lê Anh Lộc

hành tố tụng để quá thời hạn. Vì vậy, công tác tổ chức cán bộ cũng cần phải xử lý nghiêm khắc, công khai, triệt để những cán bộ tiến hành tố tụng có những hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định pháp luật tố tụng hình sự nói chung, xâm phạm đến những hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp về danh dự, nhân phẩm, vật chất của công dân.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngày càng xảy ra nhiều vụ án có yếu tố nước ngoài, quá trình giải quyết vụ án cần có sự tương trợ tư pháp của phía nước ngoài hoặc yêu cầu nước ngoài dẫn độ tội phạm. Tuy nhiên, việc chưa có quy định riêng về thời hạn tố tụng đối với những vụ án hình sự phải yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp hoặc dẫn độ tội phạm đã gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án, dẫn đến thực tế vi phạm thời hạn tố tụng tương đối phổ biến đối với loại án này. Do vậy, cần bổ sung thời hạn giải quyết các vụ án có yêu cầu nước ngoài tương trợ hoặc dẫn độ tội phạm theo hướng tăng thời hạn giải quyết các vụ án này so với các vụ án thông thường.

3.3.2.2. Về tổ chức bộ máy các cơ quan tiến hành tố tụng và phương tiện, trang thiết bị trong hoạt động tố tụng

Thứ nhất, Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ những người tiến hành tố tụng trong việc thực hiện các quy định về thủ tục tố tụng vụ án hình sự. Tổ chức học tập, nghiên cứu sâu những quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự mới để đáp ứng được yêu cầu trong công tác nghiệp vụ.

Thứ hai, Tăng cường công tác lãnh đạo, hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ của cấp trên đối với cấp dưới. Kiểm sát điều tra từ đầu, nắm chắc tiến độ điều tra của cơ quan điều tra, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, kịp thời định hướng và đề ra các yêu cầu điều tra. Các yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát phải được thể hiện bằng văn bản trong thời hạn điều tra.

Thứ ba, khi phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với vụ án phải căn cứ vào năng lực, trách nhiệm và yêu cầu nghiệp vụ đối với từng vụ án để phân công, tránh tình cảm cá nhân, nể nang dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ tư, Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng để thực hiện tốt các quy định về thủ tục tố tụng hình sự nói chung, trong đó có các quy định về thời hạn tố tụng hình sự. Duy trì chế độ lãnh đạo liên ngành giao ban thường xuyên, định kỳ họp bàn giải quyết kịp thời những vụ án phức tạp có nhiều vướng

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu 57 SVTH: Lê Anh Lộc

mắc trong quá trình giải quyết án, để bảo đảm vụ án phải được giải quyết trong hạn luật định, tránh tình trạng đùn đẩy, kéo dài thời hạn điều tra, dẫn tới việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Ngoài ra, do chế độ tiền lương công chức hiện nay nhìn chung là thấp so với chỉ số sinh hoạt. Tiền lương cán bộ tiến hành tố tụng còn nhiều điểm bất hợp lý. Mức lương tối thiểu của kiểm sát viên, thẩm phán các cấp là thấp cùng phụ cấp ít ỏi, không đủ bù đắp các chi phí sinh hoạt hàng ngày của kiểm sát viên, thẩm phán… cũng như tái tạo lao động đã hao phí bởi vì lao động của kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát, của thẩm phán trong công tác xét xử, của cán bộ điều tra hoạt động nghiệp vụ mình, là một loại lao động trí óc đặc biệt, đầu tư nhiều chất xám, thậm chí với người làm công tác điều tra, còn đầu tư cả thể lực, tốn rất nhiều công sức. Vì vậy, việc nâng cao hơn nữa chế độ tiền lương cho công chức không chỉ phù hợp với tình hình lạm phát kinh tế, mà còn phải đủ lớn tạo ra sức hút các nguồn nhân lực có trình độ cao, góp phần giúp các cán bộ yên tâm làm việc và cống hiến.

Bên cạnh đó, việc tập huấn nghiệp vụ, nâng cao khả năng nắm bắt ngoại ngữ, sử dụng tin học và phổ cập kiến thức hiện đại về khoa học kỹ thuật phù hợp với công việc cụ thể với từng cán bộ tiến hành tố cũng cần là một việc làm thường xuyên, để con người trong bộ máy hoạt động tố tụng tương lai có đầy đủ tri thức trình độ, bản lĩnh đáp ứng được những yêu cầu của tình hình mới, thời đại mới, hiện đại hóa cả bộ máy tiến hành tố tụng và bảo vệ pháp luật.

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu 58 SVTH: Lê Anh Lộc

KẾT LUẬN

Từ khi Đảng và Nhà nước ta phát động chiến lược cải cách tư pháp đã có rất nhiều quy định về trình tự, thủ tục thủ tục tố tụng được đưa ra nghiên cứu, thảo luận nhằm tìm ra phương hướng hoàn thiện pháp luật và khắc phục những quy định rườm rà, phức tạp và không cần thiết. Nhờ vậy mà có nhiều quy định trong thủ tục tố tụng hình sự đã được sửa đổi, bổ sung giúp cho việc giải quyết các vụ án hình sự được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Trên thực tế việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật là công việc thường xuyên và lâu dài, không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Đối với các quy định về thời hạn trong tố tụng hình sự cũng vậy, về mặt cơ bản chế định này đã đem lại nhiều giải pháp hữu ích trong việc giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, do những nguyên nhân nhất định đã làm cho việc áp dụng chế định này ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nội dung đề tài người viết đã nhận thấy được một số vấn đề như sau:

Một số thời hạn quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 còn chung chung, chưa có tính xác định, dễ dẫn đến cách vận dụng tuỳ tiện. Việc quy định thời hạn mang tính tuỳ nghi, không có định lượng cụ thể về khoảng thời gian xác định đã dẫn đến tình trạng tuỳ tiện, kéo dài quá trình giải quyết vụ án hình sự từ phía các cơ quan chức năng,

Trên thực tế hiện nay, Bộ luật tố tụng hình sự vẫn chưa có bất cứ một văn bản pháp lý nào hướng dẫn về các thuật ngữ pháp lý như tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đồng thời các quy định nhằm làm sáng tỏ các thuật ngữ như “vụ án phức tạp” là như thế nào cũng chưa được ban hành.

Quy định thời hạn chủ yếu căn cứ vào sự phân loại tội phạm là chưa phù hợp với thực tiễn. Có những vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng nhưng tính chất vụ án rất phức tạp thời gian luật định thường không đủ để hoàn thành nhiệm vụ. Ngược lại, có những vụ án tuy thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhưng phạm tội quả tang hoàn toàn có thể kết thúc việc giai đoạn sớm hơn nhiều so với thời hạn luật định.

Chính vì những điểm hạn chế trên mà người viết có ý kiến đề xuất như sau:

Đầu tiên, người viết đề xuất đối với các quy định mà luật chưa xác định đầy đủ thì cần quy định thêm. Ví dụ như: Bộ luật tố tụng hình sự không quy định hạn chế

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu 59 SVTH: Lê Anh Lộc

số lần điều tra, xét xử lại vụ án. Do đó cần sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định một thời hạn nhất định cho việc giải quyết vụ án ở tất cả các giai đoạn tố tụng.

Thứ hai, người viết kiến nghị các nhà làm luật sửa đổi một số điều luật còn chưa rõ nghĩa, thuật ngữ chưa chính xác và quy định cụ thể hơn những vấn đề liên

Một phần của tài liệu thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)