Giai đoạn xét xử phúc thẩm

Một phần của tài liệu thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự (Trang 34 - 35)

Thời hạn xét xử phúc thẩm: Là khoảng thời gian kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm nhận được hồ sơ vụ án đến khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc đình chỉ vụ án nếu có đơn rút kháng cáo hoặc quyết định rút kháng nghị.

* Thời điểm bắt đầu của giai đoạn xét xử phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là việc tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại vụ án hoặc xét lại quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

- Thời điểm bắt đầu của giai đoạn xét xử phúc thẩm được tính từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm nhận được hồ sơ của vụ án do tòa án cấp sơ thẩm gửi lên (Điều 242, Bộ luật Tố tụng Hình sự).

- Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm hình sự trong trường hợp bị cáo, các đương sự có mặt tại phiên tòa là mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa tuyên án (Điều 234,

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu 34 SVTH: Lê Anh Lộc

Bộ luật Tố tụng Hình sự). Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết công khai.

- Thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm hình sự của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, Viện kiểm sát cấp trên là ba mươi ngày kể từ ngày tuyên án. Thời hạn kháng nghị quyết định của Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, Viện kiểm sát cấp trên là mười lăm ngày.

- Thời hạn xét xử phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong sáu mươi ngày, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong 90 ngày.

Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày mở phiên toà, Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án26.

* Thời điểm kết thúc của giai đoạn xét xử phúc thẩm

- Khi bản án của Toà án có hiệu lực thi hành. Tòa án cấp phúc thẩm bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi toàn bộ án sơ thẩm hợp pháp và có căn cứ.

- Khi quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án của toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực (Điều 251, Bộ luật Tố tụng Hình sự).

- Khi quyết định điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án hình sự của Toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực. Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại khi nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm lại không thể bổ sung được. (Điều 252, Bộ luật Tố tụng Hình sự).

Một phần của tài liệu thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)