Đối với giai đoạn xét xử

Một phần của tài liệu thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự (Trang 48)

Quy định về thời hạn trong giai đoạn xét xử nhìn chung đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản của giai đoạn này. Tuy nhiên, ở giai đoạn xét xử một vấn đề liên quan đến thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm được quy định tại Điều 194 BLTTHS và thời hạn hoãn phiên toà phúc thẩm được quy định tại đoạn 2 Khoản 2 Điều 245 BLTTHS vẫn còn có điểm chưa phù hợp36

.

Theo các quy định trên, thời hạn hoãn phiên toà được quy định là ba mươi ngày đối với cả vụ án hình sự sơ thẩm và vụ án hình sự phúc thẩm. Vấn đề là ở chỗ khi nhìn nhận dưới góc độ của những người tham gia tố tụng như bị cáo, thời hạn như trên nếu cứ áp dụng là ba mươi ngày thì được xem là rất dài, mặt khác việc hoãn phiên toà này không có quy định về việc hoãn bao nhiêu lần, miễn sao rơi vào các căn cứ hoãn là sẽ được chấp nhận. Một vấn đề là việc hoãn phiên toà được thực hiện ngay trước khi diễn ra phiên toà, tức là lúc này mọi thứ đã sẵn sàn để việc xét xử được thực hiện, nhưng vi một lý do khách quan nào đó nên bị hoãn lại. Do đó, chỉ cần các lý do khách quan đó được giải quyết thì đương nhiên phiên toà sẽ được mở lại, và việc này đôi khi cần đến ba mươi ngày sẽ không hợp lý. Một mặt, quyền và lợi ích của các bên tham gia tố tụng bị trì hoãn trong việc giải quyết, mặt khác, dưới vai trò là cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thì nếu sau ba mươi ngày mới diễn ra lại phiên toà thì nhiều khả năng do áp lực công việc nên đến lúc diễn ra phiên toà, họ phải mất thời gian để nghiên cứu lại vụ án từ đầu. Bên cạnh đó, lúc hoãn phiên toà bởi những lý do như không có sự có mặt hợp pháp của kiểm sát viên, người phiên dịch,… thì để khắc phục các sự kiện này sẽ không cần thiết phải chờ đến ba mươi ngày. Có thể nói phiên toà được hoãn tối đa sẽ là ba mươi ngày mà không có một hoạt động tố tụng nào diễn ra trừ các biện pháp ngăn chặn.

Do đó, người viết cho rằng nếu cứ giữ thời hạn tạm hoãn tối đa là ba mươi ngày thì nhiều khả năng vụ việc sẽ gặp nhiều bất lợi cho cả chủ thể tham gia tố tụng và chủ thể được giao nhiệm vụ tiến hành tố tụng trong cả vụ án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm.

36

Điều 194 BLTTHS năm 2003 quy định: “Trong trường hợp hoãn phiên toà theo quy định tại các Điều 45, 46, 47, 187, 189, 190, 192, 192 và 193 của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà”. Đoạn 2 Khoản 2 Điều 245 BLTTHS năm 2003 quy định: “Thời hạn hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này hoặc tại các điều 45, 46, và 47 của Bộ luật này không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa”.

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu 48 SVTH: Lê Anh Lộc 3.1.2. Những vấn đề tồn tại khi áp dụng các quy định liên quan đến các vấn đề về kéo dài thời hạn, gia hạn thời hạn

3.1.2.1. Đối với vấn đề kéo dài thời hạn

Quy định về kéo dài thời hạn ít được sử dụng phổ biến trong các giai đoạn tố tụng hình sự, trong toàn bộ các quy định của BLTTHS căn cứ chủ yếu dẫn đến việc kéo dài thời hạn trong là dựa vào mức độ phức tạp của vụ án. Thực tế cho thấy, đối với các giai đoạn đầu của tố tụng hình sự, việc vụ án chưa được tìm hiểu một cách kỹ càng dẫn đến việc xác định đâu là mức độ “phức tạp” của vụ việc rất khó khăn, nên sẽ dễ dẫn đến việc lạm dụng quy định về kéo dài thời hạn để phục vụ cho các mục đích tiêu cực.37

Việc xác định tính chất phức tạp của vụ án để tạo cơ sở cho việc kéo dài hoặc gia hạn điều tra vẫn chưa được hướng dẫn rõ ràng. Cụ thể, quan điểm về phức tạp thường mang tính cá biệt đối với từng vụ án, chủ thể tiến hành tố tụng,… Nếu các vụ án trên diễn ra, thì những người có liên quan đến việc giải quyết vụ án đó ở các giai đoạn tố tụng nào thì sẽ xem xét khả năng “phức tạp” ở các giai đoạn đó. Gần đây vụ án của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (vụ Tiên Lãng) đã có nhiều nhận định liên quan đến mức độ khác nhau của vụ án từ các cơ quan tiến hành tố tụng. Căn cứ vào tình tiết giải quyết vụ án, ngày 28/12/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng ban hành bản kết luận điều tra vụ án “Giết người – Chống người thi hành công vụ” đề nghị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng truy tố đối với 6 thành viên là anh – em, cậu – cháu, vợ - chồng của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Việc phải mất gần một năm, tính từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Cơ quan Cảnh sát điều tra mới ban hành kết luận điều tra cho thấy tính chất “phức tạp” của vụ án. Tuy nhiên, chỉ cần sau 1 tuần, ngày 04/01/2013 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành cáo trạng truy tố các bị can này ra trước Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng. Chỉ cần sau 7 ngày kể từ ngày Cơ quan Cảnh sát điều tra thành phố Hải Phòng ban hành bản kết luận điều tra này Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đã có thể ban hành cáo trạng truy tố các bị can ra trước Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng. Trong khi Cơ quan Điều tra và Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng phải sử dụng quyền gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn chuẩn bị xét xử mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với vụ án hình sự liên quan đến việc thu hồi đất nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Vươn ở

37 Cụ thể, quy định về kéo dài thời hạn được ghi nhận ở Đoạn 2 Khoản 2 Điều 102: “Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng”.

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu 49 SVTH: Lê Anh Lộc

cống Rộc, Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng thì Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng chỉ cần vài ngày là có thể ban hành cáo trạng truy tố các bị can trong các vụ án này38.

Do đó, nếu cứ tồn tại cách hiểu về độ “phức tạp” theo hướng không có sự thống nhất như trên thì nhiều khả năng việc giải quyết vụ án hình sự sẽ diễn ra không có sự thống nhất. Điều này chưa kể đến đối với các vụ việc lúc đầu phức tạp nhưng sau khi đã làm rõ thì tình tiết “phức tạp” này có được áp dụng cho các giai đoạn sau hay không. Đây là một tồn tại mà hiện nay làm cho việc giải quyết vụ án hình sự thiếu đi tính nhất quán và cụ thể.

3.1.2.2. Đối với vấn đề gia hạn thời hạn

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung thường vi phạm những quy định về thời hạn, chủ yếu tập trung vào việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần. Trong khi Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về thời hạn điều tra, thời hạn gia hạn điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng và tại khoản 6 Điều 119 quy định, khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra, Tuy nhiên Điều 166 Bộ luật Tố tụng Hình sự, khi quy định thời hạn truy tố, thời hạn gia hạn thời hạn truy tố đối với tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì lại không quy định. Điều này dẫn đến không ít vụ án bị kéo dài quá thời hạn truy tố, mặc dù đã được gia hạn thời hạn truy tố39

.

3.2 Nguyên nhân của những tồn tại

Một trong những hạn chế lớn nhất của chế định thời hạn tố tụng trong BLTTHS năm 2003 là việc phân định thời hạn điều tra, truy tố, xét xử và thời hạn tạm giam chủ yếu dựa trên tiêu chí phân loại tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự, nên trên thực tế, có nhiều vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nhưng tính chất đơn giản, có thể kết thúc trong thời hạn ngắn hơn rất nhiều so với loại án ít nghiêm trọng. Trong khi đó, nhiều vụ án ít nghiêm trọng, nhưng tính chất phức tạp, không thể hoàn thành trong thời hạn luật định nên nhiều trường hợp vi phạm thời hạn luật định, làm ảnh hưởng đến quyền của bị can, bị cáo. Các tiêu chí liên quan đến tính chất phức tạp của vụ án, quy mô tội phạm, địa

38 Báo mới, Vụ Tiên Lãng: Phức tạp với CQĐT và Tòa, đơn giản với Viện KS?, http://www.baomoi.com/Vu- Tien-Lang-Phuc-tap-voi-CQDT-va-Toa-don-gian-voi-Vien-KS/58/10517683.epi, [truy cập ngày 29/4/2013].

39

Đỗ Văn Đương, Hoàn thiện thủ tục truy tố trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Tạp chí Kiểm sát số 08/2012, trang 18.

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu 50 SVTH: Lê Anh Lộc

bàn xảy ra tội phạm, năng lực, trình độ chuyên môn của người tiến hành tố tụng, thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ quan tư pháp… chưa được chú trọng trong việc thiết kế các quy định về thời hạn tố tụng. Do đó, các quy định hiện hành một mặt tạo tâm lý “chần chừ” của các chủ thể tiến hành tố tụng đối với những vụ án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhưng thuộc trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, mặt khác, tạo ra những áp lực trong hoạt động tố tụng đối với các vụ án ít nghiêm trọng nhưng có tính chất phức tạp, có nhiều bị can tham gia. Do vậy, cần tính đến tổng thể các tiêu chí nêu trên, tính đến mức độ kết hợp giữa các tiêu chí bảo đảm phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, thúc đẩy tiến trình phát hiện và xử lý tội phạm, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người trong tố tụng hình sự.

3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, tính chất phức tạp của từng vụ việc khác nhau làm cho việc xác định thời hạn khác nhau.

Pháp luật chưa có sự dung hòa một cách hợp lý giữa trường hợp xác định thời hạn đối với các vụ việc quá phức tạp và đối với vụ việc quá đơn giản. Điều này đã dẫn đến việc có thể dẫn đến việc một giai đoạn nào đó với lượng thời gian được quy định là quá nhiều và ngược lại là quá ít.

Thứ hai, các quy định về thời hạn chưa tạo được sự gắn kết với các điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay

Mục đích của việc quy định về thời hạn là tạo được hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề trong tố tụng hình sự trên cơ sở những điều kiện vật chất có sẵn, tuy nhiên do không thường xuyên cập nhật nên đôi khi quy định về thời hạn trở nên “lỗi thời” so với những gì mà khoa học kỹ thuật đã làm được.

Thứ ba, việc quy định của pháp luật chưa sát với tình hình thực tế dẫn đến tình trạng áp dụng không hợp lý cũng lý do dẫn đến hành vi vi phạm thời hạn. Tình trạng các vụ án ít nghiêm trọng nhưng có tình tiết phức tạp hoặc điều kiện khó khăn trong công tác điều tra cũng gây quá hạn.

Thứ tư, việc luật không quy định về vấn đề chế tài khi vi phạm về thời hạn cũng dẫn đễn tình trạng kéo dài thời gian của hoạt động tố tụng. Bất cứ quy định nào của pháp luật điều thể hiện tính bắt buộc chung, định hướng cho hành vi của mỗi công dân, đặc biệt là các quy định liên quan đến chức năng nhiệm vụ của các cơ quan

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu 51 SVTH: Lê Anh Lộc

tiến hành tố tụng. Vì vậy, để đảm bảo các quy định về thời hạn được thực thi một cách hiệu quả cần có thêm những quy định về chế tài.

3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

3.2.2.1. Nguyên nhân do những hạn chế từ phía người tiến hành tố tụng

Có thể nói việc áp dụng các quy định về thời hạn tố tụng hiệu quả hay không có một phần quan trọng thuộc về ý thức trách nhiệm cũng như khả năng cá nhân của người tiến hành tố tụng. Nguyên nhân do những người tiến hành tố tụng, có ý kiến thức pháp luật nhất định, nhưng trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn, đã hiểu chưa đầy đủ tinh thần và ý nghĩa của chế định, quy phạm pháp luật trong Bộ luật tố tụng hình sự, vô tình vi phạm các quy định pháp luật về thời hạn. Ngoài ra, do những người tiến hành tố tụng hạn chế về kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đủ dẫn đến nhận thức sai, vô ý vi phạm các quy định pháp luật luật về thời hạn.

Ví dụ: Một số cán bộ, Kiểm sát viên khi được phân công kiểm sát điều tra còn thụ động chờ việc, chưa chủ động trong quan hệ phối hợp với Điều tra viên để sắp xếp thời gian nghiên cứu hồ sơ, khi phát hiện những vấn đề cần thiết phải bổ sung vào hồ sơ vụ án (như thiếu chứng cứ, lý lịch tư pháp, bổ sung hoặc thay đổi tội danh...) thì không đề ra yêu cầu điều tra bằng văn bản. Nhiều trường hợp do không nghiên cứu kỹ hồ sơ, nên không phát hiện được hồ sơ cần điều tra thêm những vấn đề gì để bổ sung về chứng cứ, cần bổ sung thêm thủ tục gì về tố tụng, vì vậy đã không có yêu cầu điều tra để Cơ quan điều tra thực hiện. Nên khi kết thúc điều tra, đề nghị truy tố hồ sơ không đầy đủ chứng cứ, phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Bên cạnh những nguyên nhân mang tính vô ý trên, còn có nguyên nhân phổ biến gây nhức nhối xã hội hiện nay. Đó là sự tha hóa, biến chất về tư tưởng của một số cán bộ, những người có thẩm quyền cố tình vi phạm các quy định về thời hạn tố tụng nhằm đạt bao che tội phạm. Hành vi kéo dài thời hạn tố tụng một cách cố ý cũng còn là một phần hệ quả của tình trạng tham ô, tham nhũng…

3.2.2.2. Sự phối hợp thiếu chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các ngành trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng các cơ quan tiến hành tố tụng

Sự phối hợp thiếu chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các ngành trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng cũng là nguyên nhân nhân thường thấy làm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án. Ngoài ra, còn các hạn chế thuộc về tổ chức bộ máy các cơ quan tiến hành tố tụng và phương tiện, trang thiết bị trong hoạt động tố tụng chưa đáp ứng

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu 52 SVTH: Lê Anh Lộc

được yêu cầu công việc, tương xứng với nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật tố tụng trên thực tế.

Hiện tượng “quá tải” trong điều tra, truy tố nhất là tồn đọng quá hạn trong xét xử vẫn còn tồn tại, đây là biểu hiện của sự mất cân đối nghiêm trọng giữa yêu cầu xử lý nhanh chóng, chính xác tội phạm và nhân lực, trang thiết bị đấu tranh phòng,

Một phần của tài liệu thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)