CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm của Đái tháo đường týp 2 và hiệu quả điều trị theo tiêu chí đồng thuận của ADA và EASD tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (Trang 34 - 36)

ĐẾN ĐỀ TÀI

1.5.1. Các nghiên cứu trong nước

- Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Chất năm 2010: “Đánh giá hiệu quả điều trị dựa vào Glucose, HbA1c và một số chỉ số khác ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định”. Trước nghiên cứu chỉ có 29,8% bệnh nhân kiểm soát HbA1c ≤ 7%, kết quả sau 6 tháng điều trị con số này là 67%, tỷ lệ kiểm soát chỉ số glucose máu đói (Go ≤ 7mmol/l) là 49,7%. Huyết áp được kiểm soát ở mức tốt (HA < 130/80) chiếm tỷ lệ 72,8%. Có sự tương quan thuận mức độ ít chặt chẽ giữa HbA1c với BMI với p < 0,05 và có sự tương quan thuận mức độ ít chặt chẽ giữa HbA1c với bilan lipid với p > 0,05 [3].

- Hoàng Trung Vinh năm 2007: “Nghiên cứu tình trạng kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2”, số trường hợp kiểm soát glucose máu và HbA1c ở mức kém chiếm tỷ lệ khá cao (86,26% và 75,47%) và ngược lại chỉ số khối cơ thể được kiểm soát ở mức tốt và chấp nhận được có tỷ lệ khá cao (84,9% và 81,7%). Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chấp hành tốt chế độ điều trị có tỷ lệ thấp hơn những trường hợp chấp hành chưa tốt. Bệnh nhân chấp hành tốt chế độ điều trị có mức kiểm soát tốt và chấp nhận được có tỷ lệ cao hơn [25].

1.5.2. Các nghiên cứu nước ngoài

- Trong nghiên cứu của Czupryniak L. tác giả so sánh sự hữu ích của phác đồ điều trị bệnh nhân ĐTĐ của ADA/EASD 2009 với hướng dẫn điều trị của IDF trong thực hành lâm sàng. Trong tiêu chí đồng thuận ADA/EASD 2009 có phân nhóm bệnh nhân mới bắt đầu điều trị và nhóm cần thay đổi thuốc, các thuốc lựa chọn trong phác đồ đồng thuận được mô tả chi tiết, điều này rất thiết thực trong ứng dụng điều trị trên lâm sàng. Tác giả đi đến kết luận tiêu chí đồng thuận của ADA/EASD 2009 có sự hữu ích và dễ ứng dụng trong lâm sàng hơn so với hướng dẫn điều trị của IDF [41].

- Garber A., nghiên cứu mù đôi đánh giá hiệu quả và an toàn của sự kết hợp Metformin - Glibenclamide so với sự kết hợp Metformin - Rosiglitazone ở những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không kiểm soát được glucose máu với đơn trị Metformin. Kết quả sau 24 tuần điều trị ở nhóm dùng metformin - glibenclamide giảm nhiều hơn đáng kể HbA1c (- 1,5%) và Go (-2,6 mmol/l) so với nhóm metformin - rosiglitazone giảm HbA1c (-1,1%), Go (- 2 mmol/l). Ở nhóm sử dụng metformin - glibenclamide đạt HbA1c < 7% nhiều hơn so với nhóm sử dụng metformin - rosiglitazone (69% so với 47%) và Go < 7 mmol/l ở tuần thứ 24 (34% so với 25%). Cả 2 phương pháp điều trị đều được dung nạp tốt [47].

- Charbonnel B. nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của TZD so với SU hoặc Metformin ở bệnh nhân đã thất bại với đơn trị metformin hoặc SU. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân không kiểm soát được glucose máu HbA1c% là 7,5 - 11%. Nghiên cứu kéo dài 2 năm, hiệu quả của thuốc có mức glucose máu giảm nhiều nhất vào tháng thứ 3. Sau 3 tháng điều trị bệnh nhân sử dụng 2 loại thuốc (metformin + pioglitazone) hoặc (metformin + gliclazid) làm cải thiện glucose máu đói và HbA1c lần lượt là - 2,5 mmol/l và - 1,4% so với trước nghiên cứu [40].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm của Đái tháo đường týp 2 và hiệu quả điều trị theo tiêu chí đồng thuận của ADA và EASD tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (Trang 34 - 36)