HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THEO TIÊU CHÍ ĐỒNG THUẬN CỦA ADA VÀ EASD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm của Đái tháo đường týp 2 và hiệu quả điều trị theo tiêu chí đồng thuận của ADA và EASD tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (Trang 63 - 71)

VÀ EASD 2009

3.2.1. Sử dụng thuốc ĐTĐ trong nghiên cứu

Bảng 3.20. Sử dụng thuốc ĐTĐ của bệnh nhân trong nghiên cứu

Sử dụng thuốc n Tỷ lệ %

1 loại thuốc uống 20 17,7

2 loại thuốc uống 68 60,2

3 loại thuốc uống 25 22,1

Số bệnh nhân sử dụng 1 loại thuốc chiếm tỷ lệ 17,7%, số bệnh nhân sử dụng 2 loại thuốc là đa số chiếm 60,25 và 3 loại chiếm 22,1%.

3.2.2. Liều lượng các thuốc dùng trong nghiên cứu Bảng 3.21.Liều lượng các thuốc dùng trong nghiên cứu

Glucophage (mg) Diamicron MR (mg) Pioglite (mg) 1 loại thuốc 2000,0 ± 0,00

2 loại thuốc 1544,9 ± 560,19 57,35 ± 26,29

3 loại thuốc 1960,0 ± 200,00 66,00 ± 15,00 16,20 ± 4,15

Bảng 3.22. Sự thay đổi liều lượng các thuốc trong quá trình nghiên cứu

Glucophage (mg) (n =113) Diamicron MR (mg) (n = 20) Pioglite (mg) (n = 25) Khởi đầu NC (1) 1717,3 ± 491,70 59,7 ± 24,02 16,2 ± 4,15 Sau 1 tháng (2) 1911,5 ± 430,16 68,1 ± 22,61 21,0 ± 7,50 Sau 2 tháng (3) 2041,1 ± 524,75 71,6 ± 22,99 24,6 ± 7,34 p p (1,2) < 0,01 p (2,3) < 0,01 p (1,2) < 0,01 p (2,3) < 0,05 p (1,2) < 0,01 p (2,3) < 0,05 Sự thay đổi liều lượng Glucophage sau 1 tháng so với khi khởi đầu nghiên cứu và sau 2 tháng so với tháng thứ nhất có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Sự thay đổi liều lượng thuốc Diamicron sau 1 tháng so với khi khởi đầu điều trị và sau 2 tháng so với tháng thứ nhất ý nghĩa thống kê (p < 0,01 và p < 0,05). Tương tự, thay đổi liều lượng thuốc Pioglite sau mỗi tháng có ý nghĩa thống kê (p < 0,01 và p < 0,05).

3.2.3. Nồng độ Go trung bình sau 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng nghiên cứu Bảng 3.23. Nồng độ Go trung bình sau nghiên cứu

Glucose (mmol/l) n X ± SD p

Trước nghiên cứu 113 9,89 ± 3,05

Sau 1 tháng 113 8,75 ± 1,62 < 0,01

Sau 2 tháng 113 8,14 ± 1,42 < 0,01

Sau 3 tháng 113 7,72 ± 1,33 < 0,01

Biểu đồ 3.9. Nồng độ Go sau 1, 2, 3 tháng nghiên cứu

Nồng độ Go trung bình giảm sau mỗi tháng có ý nghĩa thống kê với p <0,01.

3.2.4. Nồng độ Go sau nghiên cứu theo tiêu chí của ADA/EADS 2009 Bảng 3.24. Nồng độ Go sau 1 tháng, sau 2 tháng và sau 3 tháng

Glucose < 7,2 (mmol/l) n Tỷ lệ %

Trước nghiên cứu 22 19,5

Sau 1 tháng 42 37,2

Sau 2 tháng 48 42,5

Sau 3 tháng 64 56,6

Sau 1 tháng điều trị có 37,2% bệnh nhân có nồng độ glucose máu <7,2 mmol/l, sau 2 tháng và 3 tháng tỷ lệ bệnh nhân có glucose máu < 7,2 mmol/l lần lượt là 42,5% và 56,6%.

3.2.5. Nồng độ HbA1c trước và sau nghiên cứu

Bảng 3.25.Nồng độ HbA1c % trước và sau nghiên cứu

HbA1c (%) n X ± SD Min Max p

Trước nghiên cứu 113 8,78 ± 1,56 7,0 11,9

Sau nghiên cứu 113 7,46 ± 1,13 5,2 9.4

Nồng độ HbA1c trung bình sau nghiên cứu thấp hơn trước nghiên cứu, mức độ giảm là 1,32%, với p < 0,01.

Biểu đồ 3.10. Nồng độ HbA1c trước và sau nghiên cứu

3.2.6. HbA1c sau nghiên cứu theo khuyến cáo ADA/EADS 2009 Bảng 3.26. Phân bố HbA1c sau nghiên cứu

HbA1c % Trước nghiên cứu Sau nghiên cứu

< 7 0 0 67 59,3

≥ 7 113 100 46 40,7

p < 0,05

Bệnh nhân kiểm soát tốt glucose máu (HbA1c % < 7) chiếm tỷ lệ 59,3% so trước nghiên cứu là 0%.

3.2.7. Đặc điểm về Bilan lipid sau nghiên cứu Bảng 3.27. Bilan lipid sau nghiên cứu

Bilan lipid (mmol/l)

Trước nghiên cứu Sau nghiên cứu Thay đổi p

X ± SD X ± SD X

TC 6,1 ± 1,24 5,3 ± 1,12 -0,78 < 0,01

TG 2,9 ± 1,72 2,5 ± 1,61 -0,36 < 0,01

LDL - C 3,4 ± 1,06 3,2 ± 1,05 -0,20 < 0,01

HDL - C 1,0 ± 0,29 1,2 ± 0,23 0,21 < 0,01

Sự thay đổi các thành phần bilan lipid trước và sau nghiên cứu có ý nghĩa thống kê, p < 0,01.

Bảng 3.28. Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát lipid máu sau nghiên cứu

Bilan lipid (mmol/l) Trước nghiên cứu Sau nghiên cứu

Tỷ lệ % Tỷ lệ %

TC < 5,2 22,1 41,6

TG < 1,7 31,0 42,5

LDL - C < 3,4 47,8 56,6

HDL - C ≥ 1 45,1 82,3

Sau nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát được lipid máu theo các thành phần đều tăng. Sự thay đổi các thành phần của bilan lipid trước và sau nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

3.2.8. Đặcđiểm về BMI sau nghiên cứu

Bảng 3.29. Phân bố bệnh nhân theo BMI sau nghiên cứu

BMI (kg/m2) Trước nghiên cứu Sau nghiên cứu

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % < 18,5 10 8,8 3 2,7 18,5 - 22,9 41 36,3 63 55,8 23- 24,9 26 23,0 26 23,0 ≥ 25 36 31,9 21 18,6 X ± SD 23,1± 3,16 22,9 ± 2,89 p p > 0,05

Biểu đồ 3.11. Sự thay đổi BMI trước và sau nghiên cứu

Sự thay đổi BMI trước và sau nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê qua phép kiểm t test bắt cặp với p > 0,05.

Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ các nhóm BMI trước và sau nghiên cứu

Sau nghiên cứu BMI thay đổi theo khuynh hướng tăng cân ở nhóm gầy, giảm cân ở nhóm béo phì.

3.2.9. Đặc điểm về vòng bụng (VB) sau nghiên cứu Bảng 3.30. Thay đổi VB sau nghiên cứu

VB (cm) Trước nghiên cứu Sau nghiên cứu p

n % X ± SD n % X ± SD

Nam ≥ 90 18 15,9 90,6 ± 9,17 16 14,2 88,9 ± 8,20 > 0,05

Nam <90 17 15 19 16,8

Nữ ≥ 80 69 61,1 87,9 ± 7,20 69 61,0 87,2 ± 7,08 > 0,05

Nữ < 80 9 8 9 8,0

Sự thay đổi VB của nam, nữ trước và sau nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Chương 4 BÀN LUẬN

Qua 12 tháng tiến hành thực hiện nghiên cứu 130 bệnh nhân, thời gian nghiên cứu trên mỗi bệnh nhân là 3 tháng tại phòng khám Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Nghiên cứu đã được tiến hành nghiêm túc, khách quan, thực hiện đúng quy trình chọn mẫu, thu thập số liệu và xử lý số liệu. Chúng tôi có được 113 bệnh nhân có đầy đủ các số liệu để phân tích thống kê.

4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm của Đái tháo đường týp 2 và hiệu quả điều trị theo tiêu chí đồng thuận của ADA và EASD tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w