VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình sản xuất tôm sú cấp đông iqf và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tại công ty cafatex (Trang 54)

4.2.1. Vệ sinh cá nhân

* Điều kiện hiện nay

Công ty có cửa ra vào xưởng, gồm cánh cửa bằng kiếng và bên trong có các tấm

phủ bằng nhựa, tất cả cửa ra vào xưởng sản xuất điều bố trí các phương tiện để rửa và khử trùng tay và được thiết kế thuận tiện cho việc sử dụng, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Các phương tiện vệ sinh gồm các vòi nước, các hộp đựng xà phòng, nước diệt

khuẩn, mấy sấy tay, thau nước có pha chlorine theo quy định để nhúng tay. Tại mỗi phòng chế biến có bố trí thao nước nhúng tay có pha chlorine để sát trùng găng tay theo tần suất quy định.

Găng tay, bảo hộ lao động được giặt kỹ tại phòng giặt ủi trong nhà máy hằng ngày. Khu Mô tơ truyền động

Mắt cân điện tử

Giá đỡ máy

Rây đựng tôm

46

vực nhà vệ sinh được bố trí hợp lý đủ số lượng theo giới tính, có giấy vệ sinh chuyên dùng. Tại lối vào khu vực vệ sinh có trang bị vòi nước nóng (nhiệt độ > 430C), xà phòng diệt khuẩn và máy sấy tay. Mọi lối vào xưởng sản xuất điều có phòng thay

đồ bảo hộ lao động và có gắn bảng hướng dẫn thủ tục vệ sinh cá nhân. Công ty có đội ngủ nhân viên kiểm tra vệ sinh tại mọi lối ra vào xưởng và được đào tạo cách kiểm tra vệ sinh. Chỉ có công nhân đã có đầy đủ các trang phục bảo hộ, đã vệ sinh đúng quy định mới được vào xưởng. Tất cả công nhân đều được huấn luyện về phương pháp làm vệ

sinh.

* Thao tác

Vệ sinh trước khi vào xưởng: Tất cả mọi người trước khi vào xưởng phải được người trực vệ sinh kiểm tra: bệnh ngoài da các vết lở loét ở tay, vết thương có mủ, trầy xướt, nấm da, kiểm tra móng tay, đồ trang sức… sau đó tiến hành các bước sau:

Nhận đồ bảo hộ đã được giặt và sát trùng, nhận găng tay, mang khẩu trang, đội nón che tóc, mặc đồ bảo hộ, mang ủng, mang yếm (đối với công nhân thường xuyên tiếp xúc với nước).

Kiểm tra trang phục, đầu tóc qua gương sau đó người trực vệ sinh lấy cây lăn tóc lăn khắp người để tránh bụi bám và tóc rơi vướng lại trên bảo hộ lao động.

Sau đó lội qua bể dung dịch nước chlorine dưới sàn nhà với nồng độ 100 ppm.

Rửa tay: Lấy cổ tay ấn vào nút đựng xà phòng nước cho chảy ra khoảng 3 giọt sau đó xoa

đều 2 tay rồi xả lại bằng nước sạch. Kế tiếp sấy khô bằng máy, mang găng tay và cũng rửa bằng xà phòng như rửa tay nhưng không sấy khô găng tay mà nhúng vào thau nước có pha chlorine rồi nhúng lại thau nước sạch.

Vệ sinh trong khi sản xuất

Khi công nhân đi vào phòng sản xuất thì phải nhúng tay vào thau nước chlorine 100 ppm

rồi nhúng lại vào thau nước sạch tối thiểu trong 10 giây. Người chuyên trách thường xuyên kiểm tra các vấn đề nón, đồ bảo hộ, găng tay, yếm của công nhân trong quá trình làm việc tránh nhiễm bẩn vào sản phẩm.

Khi có việc đi vệ sinh hay ra ngoài tháo đồ bảo hộ lao động ra để nơi qui định, không

được mặt đồ bảo hộ lao động ra ngoài khỏi phân xưởng.

Công nhân trong khâu nguyên liệu không được qua các xưởng khác để tránh nhiễm chéo.

Vệ sinh giữa ca sản xuất: Khi ra khỏi xưởng hoặc đi vệ sinh:

Tháo găng tay và ngâm vào thau nước đã được pha sẵn chlorine100 ppm đặt trước cửa ra vào xưởng.

Mang đồ bảo hộ và xếp ủng đúng nơi qui định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi vào nhà vệ sinh phải mang dép chuyên dùng có sẵn trong nhà vệ sinh.

47

Khi trở lại xưởng thì thực hiện lại các thao tác vệ sinh giống lúc đầu vào xưởng.

Vệ sinh cuối ca sản xuất

Công nhân thay đồ bảo hộ, găng tay, yếm, ủng để vào các két nhựa đúng nơi qui định. Nhân viên thuộc bộ phận giặt ủi chuyển tất cảđồ bảo hộ về phòng giặt ủi và khử trùng.

4.2.2. Vệ sinh phân xưởng, dụng cụ máy móc thiết bị.

4.2.2.1. Vệ sinh các thành phần có bền mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm

Các dụng cụ: khuôn, khay, dao, tiêm, mâm, bàn chế biến,cân, máy, thiết bị chế biến …và các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm đều được làm bằng nhôm đúc, inox.

Các dụng cụ chứa đựng như: rổ, thau, thùng, kết nhựa, các băng tải đều được làm bằng

nhựa và composite.

Các vật liệu dùng để lót sản phẩm khi xếp khuôn, chứa đựng sản phẩm được làm từ PE hoặc HPE.

Đối với các thiết bị có tiếp xúc bề mặt với sản phẩm đều được thiết kế lắp đặt phù hợp cho việc làm vệ sinh.

Các đồ bảo hộ lao động tiếp xúc với sản phẩm như găng tay, yếm được làm bằng cao su. Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm trước và sau sản xuất đều được vệ sinh đúng cách.

Thực hiện:

* Đối với dụng cụ sản xuất: thau, rổ, kết nhựa… khi sử dụng xong phải:

- Lấy hết các phế liệu còn bám trên dụng cụ. - Rửa bằng nước sạch

- Dùng bàn chải và xà phòng để tẩy các chất còn bám trên dụng cụ, rửa lại bằng nước sạch.

- Ngâm các dụng cụ đã rửa sạch trong bồn chứa chlorine 100 ppm thời gian tối thiểu 30 phút, sau đó tráng lại bằng nước sạch và đặt lên bàn để ráo.

- Nếu thời gian gian giữa 2 ca cách nhau dài thì ngâm dụng cụ trong dung dịch chlorine 100 ppm cho tới trước ca chế biến tiếp theo rồi dùng nước sạch xả lại trước khi sử dụng.

* Đối với máy móc thiết bị:

Rửa theo qui tắc từ trên cao xuống thấp.

Các rãnh khó vệ sinh thì phải có dụng cụ chuyên dùng riêng biệt và phải kiểm tra bằng cách sờ tay vào nếu chỗ cần vệ sinh khuất tầm mắt.

Dội xà phòng, dùng bàn chải chà trên bề mặt để loại bỏ chất bẩn, dùng nước sạch xả xà phòng rồi dùng dd chlorine 100 ppm tráng dội lại các bề mặt thiết bị sau đó dội lại bằng nước sạch cho hết nồng độ chlorine còn bám lại.

4.2.2.2. Vệ sinh các thành phần không tiếp xúc với sản phẩm Thực hiện

48 Dùng bàn chải hoặc khăn lấy hết các phế liệu còn bám trên trần, tường, cửa, thùng chứa phế liệu, rửa lại bằng nước sạch. Dùng bản chải, xà phòng chà rửa loại bỏ các chất bám trên bề mặt và rửa lại bằng nước sạch.

Dội nước pha chlorine 100 ppm lên các bề mặt.

4.3. AN TOÀN LAO ĐỘNG 4.3.1. An toàn vềđiện 4.3.1. An toàn vềđiện

* Điện áp an toàn: đối với các đèn sách tay lưu động hoặc các dụng cụ cầm tay sử dụng

điện qui định diện áp an toàn như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ở nơi ẩm ướt: 12V

- Ở nơi khô ráo: 36V

- Khi sử dụng máy hàn điện thì điện áp của máy hàn khi không tải không được

vượt quá 80V.

*Che chắn: Để bảo vệ an toàn đối với con người thì các máy có điện áp nguy hiểm được

cách ly bằng một khoảng cách an toàn hoặc lập vùng nguy hiểm riêng có rào ngăn và

biển báo hiệu để mọi người điều biết khi đến gần hoặc tiếp xúc.

* Cách điện: Đối với các thiết bị điện, các đường dây dẫn điện và các dụng cụ điện yêu cầu phải được cách bởi một lớp cách điện và phải đạt độ bền cao, chắc chắn không bị tác

động của môi trường ăn mòn.

* Bảo vệ bằng nối đất: Máy móc khi vận hành bình thường các bộ phận có khi không mang điện. Trường hợp có sự cốđiện chạm vỏ xảy ra thì toàn khối máy sẽ mang điện áp nguy hiểm. Để tránh tình trạng trên người ta nối vỏ máy với đất bằng một sợi dây dẫn

điện và các bộ phận nối đất.

Những bộ phận sau đây cần phải nối đất: Các máy phát điện, động cơđiện, máy biến thế

và các thiết bị điện. Dây nối đất phải lớn đểđảm bảo ổn định về cơ và nhiệt ứng với qui

định cho từng loại thiết bị khi sử dụng điện.

4.3.2. An toàn về cháy nổ

Tuyên truyền và giáo dục cho công nhân biết về cách phòng và chữa cháy. Quy định rõ

các việc được phép và không được phép. Cần có trình tự thao tác công việc khi vận hành thiết bịđể tránh gây ra sự cố.

Mỗi đơn vị sản xuất cần lập ra đội phòng chữa cháy. Các đội công tác này thường xuyên

được huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về phòng chống cháy nổ.

An toàn về máy móc, thiết bị: Đối với các thiết bị chịu áp lực như bình chứa cao áp, thấp áp, lò hơi, đường ống dẫn ga cần phải có các hệ thống an toàn như van an toàn và phải được tiến hành kiểm tra thường xuyên.

Các vị trí nguy hiểm tùy trường hợp cụ thể cần đặt các phương tiện chống cháy nổ như

49

bằng vật liệu không cháy…

4.3.3. An toàn về tiếng ồn

Trong điều kiện lao động sản xuất, để đảm bảo mức tiếng ồn không quá cao phòng những

ảnh hưởng xấu của tiếng ồn đến sức khỏe người lao động cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

- Cải tiến các thiết bị máy móc phát ra tiếng ồn quá lớn cần thiết sử dụng thiết bị bằng chất dẻo, nhựa, thùng xốp nối ống dẫn bằng nhựa.

- Ngăn chặn sự lan truyền tiếng ồn trong xí nghiệp bằng việc che kín các lỗ thoát âm tại phân xưởng, cách ly nguồn phát ra tiếng ồn và người tiếp cận với tiếng ồn bằng cách tăng khoảng cách giữa các nguồn và người tiếp cận.

- Thực hiện các biện pháp hấp thu tiếng ồn bằng cách trồng nhiều cây xanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng phương tiện cá nhân cho người làm việc ở nơi có cường độ tiếng ồn cao bằng nút cao su bảo vệ tai, bông hay dụng cụ bịt tay.

- Tổ chức giờ giấc lao động hợp lý, bố trí các xưởng ồn làm việc vào các buổi ít người, lập đồ thị làm việc cho công nhân để họ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giảm thời gian có mặt của công nhân tại những phân xưởng có mức ồn cao.

4.3.4. An toàn về hóa chất

- Cần xem rõ hóa chất trước khi sử dụng.

- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hóa chất lạ, nếu không nắm rõ hướng dẫn thì không sử dụng và phải hỏi lại cán bộ hướng dẫn.

- Khi sử dụng các hóa chất có độđộc cao phải được cấp trên cho phép và phải mang bảo hộ lao động an toàn khi tiếp xúc với hóa chất.

- Nếu làm đổ hóa chất thì phải lau dọn sạch ngay lập tức.

- Nếu sử dụng hóa chất có sự cố phải báo ngay cho cán bộ quản lý.

- Hóa chất sử dụng cho sản xuất phải được bọc kín bằng các túi nhựa PE, phòng hóa chất phải đặt ở nơi cách biệt với khu sản xuất và ít người qua lại.

Hướng dẫn bảo quản và sử dụng chất khử trùng

Chất lượng chlorine và cách bảo quản: Chlorine được sử dụng tại các xí nghiệp chế biến

thủy sản thường ở dạng muối canxihypoclorit có công thức hóa học là Ca(OCl)2.

Chlorine có chất lượng tốt phải ở dạng bột trắng mịn, mùi cay khó chịu, khi hòa tan trong nước màu trắng dung dịch không thay đổi. Nếu nhận thấy chlorine đã bị vón cục hoặc ố

vàng là đã kém chất lượng không nên sử dụng.

Cách sử dụng: Dd chlorine dùng khử trùng dụng cụ và khu vực thu mua tôm nguyên liệu

thường có nồng độ 50 – 100 ppm. Khối lượng chlorine dùng để pha thành dung dịch có

nồng độ cần thiết phụ thuộc vào hoạt tính của chlorine. Ngoài ra nên cần có cân phân tích

50

Cách pha dd chlorine: Cho vào thùng hoặc bể lượng nước sạch cần thiết (vd: 100 lít

nước) lấy ra khoảng 1/20 tổng lượng nước (100 lít lấy ra 3 – 5 lít) cho vào thau nhựa để

hòa tan lượng bột chlorine đã được cân xác định, khuấy đều cho đến khi bột chlorine tan hoàn toàn đổ toàn bộ dung dịch vừa pha trở lại thùng hoặc bể nước, khuấy đều rồi sử

dụng.

Một số lưu ý khi sử dụng: dung dịch chlorine sau khi pha sẽ mất dần hoạt tính theo thời

gian. Vì vậy chỉ nên pha đủ dùng trong ngày. Sau khi pha và trước khi dùng nên kiểm tra

lại nồng độ bằng giấy thử chlorine. Trường hợp dung dịch chlorine bị để quá lâu phải kiểm tra nồng độ và pha lại.

Chlorine là chất ăn mòn nên khi pha chế phải mang găng tay cao su, dụng cụ chứa đựng phải là loại không bịăn mòn.

Bảng 16. Tính sẵn khối lượng bột chlorine

Lượng nước (lít) 5 ppm 10 ppm 50 ppm 100 ppm Dùng cho chlorine có hoạt tính 70% 5 10 20 50 100 0,03570 0,0140 0,1428 0,3570 0,7140 0,07140 0,1428 0,2856 0,7140 1,428 0,3570 0,7140 1,428 3,570 7,140 0,7140 1,428 2,856 7,140 14,280 Dùng chlorine có hoạt tính 60% 5 10 20 50 100 0,041666 0,08333 0,1666 0,41666 0,8333 0,08333 0,1666 0,3332 0,8333 1,6666 0,41666 0,8333 1,6666 4,1666 8,3333 0,8333 0,6666 3,3332 8,3333 16,6666 Dùng chlorine có hoạt tính 40% 5 10 20 50 100 0,0725 0,1250 0,2500 0,7250 1,2500 0,1250 0,250 0,500 1,2500 2,600 0,725 1,250 2,500 7,250 12,500 1,250 2,500 5,000 12,500 25,500

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

51

4.4. XỬ LÝ NƯỚC THẢI 4.4.1. Sơđồ quy trình

Nước thải từ phân xưởng chế

biến cá

Nước thải từ phân xưởng chế biến tôm Bể lắng cấp 1 Bể lắng cấp 2 Bể USB Sục khí cấp 1 Bể vớt mỡ Bểổn định điều hòa Bểổn định điều hòa Bể USB Bể lắng cấp 2 Bể lắng cấp 2 Sục khí cấp 1 Bể lắng cấp 1 Hồ sinh học cấp 2 sông Ba Láng Hồ sinh học cấp 1 Hình18. Sơđồ quy trình xử lý nước thải

52

4.4.2. Thuyết minh quy trình nước thải

Nước thải từ xưởng tôm cá được gom về qua 2 hệ thống ống dẫn độc lập nhau và được

đưa về khu xử lý của trung tâm. Trên mỗi ống dẫn có xây một số hố gas với mục đích tạo

điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh cống rãnh. Đồng thời tại các hố gas có đặt các hệ

thống lưới inox để thu hồi một phần chất thải rắn.

Quá trình xử lý nước thải được thực hiện qua các công đoạn:

Giai đoạn 1: Nước thải từ phân xưởng chế biến chảy theo đường ống qua hệ thống các hố gas chính có song inox chắn rác thải rắn. Tại đây chất thải rắn được thu hồi và đem xử

lý riêng.

Giai đoạn 2: Sau khi tách chất thải rắn riêng thì nước thải được đua qua hệ thống bểổn

định – điều hòa. Tại đó chất thải được làm giảm ô nhiễm dần theo thời gian. Riêng đối với nước thải cá sau khi ra khỏi bểổn định – điều hòa được đưa vào bể vớt mở.

Giai doạn 3: Tại bể kị khí USB, nước thải được lưu lại từ 8 – 12 giờ, ở đây các vi sinh vật kị khí bắt đầu hoạt động giải phóng một lượng lớn khí C2H2 và H2S. Do đó để đảm bảo an toàn cho môi trường thì khí thải phải được lọc khô qua các ống dẫn có than hoạt tính.

Giai đoạn 4: Tiếp đó nước thải được đưa qua bể sục khí cấp 1, tại bể này không khí được

đưa vào bằng hệ thống quạt áp suất và giảm lượng khí bằng cách oxy hóa lượng khí H2S tạo môi trường lợi khí. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí hoạt

động làm giảm đáng kể các chỉ số COD, BOD của nước thải.

Giai đoạn 5: Nước thải được đưa tiếp vào các bể lắng cấp 1 và cấp 2 nhằm điều hòa lại nước thải và lắng những tạp chất có lẫn bùn và vi sinh, lượng bùn này được cấp lại một phần vào bể Arotein để tăng sinh khí ở bể Arotein (hồ sinh học).

Giai đoạn 6: Đối với nước thải cá sau giai đoạn lắng cấp 2 được đưa vào hồ sinh học sục

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình sản xuất tôm sú cấp đông iqf và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tại công ty cafatex (Trang 54)