Bảo quản tôm tại công ty

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình sản xuất tôm sú cấp đông iqf và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tại công ty cafatex (Trang 27)

Sau khi nguyên liệu về tới nhà máy thì tôm được tiến hành đem đi sản xuất ngay tránh tôm bị biến đổi chất lượng. Nếu lượng tôm nhiều quá hoặc quá trình sản xuất bị ứđọng nguyên liệu hay trục trặc kỹ thuật, máy móc thiết bị... Khi đó nguyên liệu tôm cần phải được sơ chế và bảo quản cẩn thận để đảm bảo tôm có chất lượng tốt nhất trước khi đưa vào chế biến.

19

2.5. CÁC CHỈ TIÊU CẢM QUAN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÔM

Dựa trên yêu cầu của khách hàng về chỉ tiêu cảm quan chất lượng tôm sú nguyên liệu dùng để chế biến các sản phẩm xuất khẩu, có thể phân chia tôm sú nguyên liệu thành 3 loại theo bảng 2. Tương ứng với mỗi loại chất lượng có thể sản xuất một số loại sản phẩm khác nhau với giá trị khác nhau trên thị trường. Trong đó tôm loại đặc biệt có chất lượng cao nhất được dùng để chế biến mặt hàng tôm nguyên con (HOSO), tôm loại 2 có chất lượng thấp nên chỉ chế biến được tôm vỏ bỏđầu loại 2 (HOSO loại 2), tôm loại 1 có thể

dùng để chế biến được hầu hết tất cả các sản phẩm trừ mặt hàng tôm nguyên con.

Bảng 2. Chỉ tiêu cảm quan chất lượng tôm sú nguyên liệu

Các thông số chất

lượng

Loại đặc biệt Loại 1 Loại 2

Màu sắc

Màu sắc bên ngoài - Có màu sắc đặc

trưng của tôm sú, sáng bóng - Không bị bạc màu - Không có đốm đen ở bất cứ điểm nào trên đầu, thân, đuôi - Không bị xanh đầu - Có màu sắc đặc trưng của tôm sú, sáng bóng - Không bị bạc màu -Không có đốm đen ở bất cứ điểm nào trên thân, đuôi, nếu có cạo nhẹ phải mất đi - Bạc màu nhẹ - Cho phép biến hồng nhẹ - Không sáng bóng - Có không quá 3 đốm đen ở phần thân và đuôi

Màu sắc của thịt - Thịt tươi trong

- Không bị xanh ở phần thịt gần đầu (thịt hàm) - Không có bất cứđốm đen nào trên thịt - Thịt tươi trong - Không bị xanh ở phần thịt gần đầu (thịt hàm) - Không có bất cứđốm đen nào trên thịt - Thịt bạc màu - Chấp nhận xanh nhạt ở phần thịt gần đầu - Không có bất cứ điểm đen nào Trạng thái

Trạng thái bên ngoài - Nguyên vẹn, không bị

khuyết tật - Đầu dính chặt vào thân - Không vỡ gạch - Không giãn đốt - Không vỡ vỏ - Cho phép long đầu, vỡ gạch hoặc rụng đầu, giãn đốt - Không nứt đốt - Không mềm vỏ - Không vỡ vỏ - Không sứt vỏ - Không nứt đuôi - Cho phép long đầu, vở gạch, rụng đầu, mềm vỏ, vỡ vỏ - Không sứt vỏ (bong tróc vỏ ) - Không đứt đuôi Trạng thái của thịt Thịt đàn hồi, săn chắc Thịt đàn hồi, săn chắc Thịt kém đàn hồi.

20 Mùi Tự nhiên - Mùi đặc trưng của tôm sú - Không có mùi lạ - Mùi đặc trưng của tôm sú - Không có mùi lạ

- Cho phép thoảng mùi khai

- Không có mùi lạ

Sau khi luộc chín - Thơm đặc trưng của

tôm sú luộc

- Không có mùi khai - không có mùi lạ

- Thơm đặc trưng của tôm sú luộc

- Không có mùi khai - Không có mùi lạ

- Cho phép thoảng mùi khai

- Không có mùi lạ

Vị sau khi luộc chín - Vị ngọt tôm

- Nước luộc trong - Vị ngọt - Nước luộc trong - Vị kém ngọt - Nước luộc hơi vẫn đục

(nguồn: Huỳnh Nguyễn Bảo Duy và cộng sự, 2002)

2.6. NHỮNG BIẾN ĐỔI THỦY SẢN TRONG QUÁ TRÌNH LẠNH ĐÔNG 2.6.1. Biến đổi vi sinh 2.6.1. Biến đổi vi sinh

Khi thủy sản hạ nhiệt độ xuống điểm đóng băng, vi sinh vật hoạt động chậm lại. Xuống

đến 100C các loại vi trùng không phát triển được nhưng nấm men nấm mốc chưa bị ức chế, xuống đến -150C nấm men nấm mốc mới ngừng phát triển. Do đó dưới -150C sẽ

ngăn chặn được vi trùng và nấm men nấm mốc vì ở khoảng nhiệt độ này ẩm độ còn lại rất thấp.

Ngoài ra, ở khoảng nhiệt độ -1 đến -50C gần như đa số nước tự do của tế bào thủy sản kết tinh thành đá. Nếu lạnh đông chậm, các tinh thể nước đá to, sắc làm vỡ tế bào vi khuẩn mạnh nhất ở giai đoạn này. Do đó phương pháp lạnh đông chậm tiêu diệt vi sinh vật tốt hơn phương pháp lạnh đông nhanh nhưng lại gây hại cho cấu trúc của sản phẩm.

2.6.2. Biến đổi hóa học *Biến đổi protein

Protein của sản phẩm luôn thường xuyên biến đổi trong thời gian làm lạnh đông và tốc độ

biến tính protein tùy thuộc đa phần vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ dưới điểm đóng băng một

chút, ví dụ -20C những chất miozin và miogien hòa tan biến tính trở thành không tan,

thủy sản sẽ mất vẻ trong suốt mà hóa mờ đục đi. Tốc độ hư hỏng do ở biến tính protein và tốc độ này chậm lại nếu bảo quản ở nhiệt độ càng thấp. Chỉ có nhiệt độ dưới -200C mới đảm bảo lượng protein hầu như nguyên vẹn.

*Biến đổi lipid

Chất béo của thủy sản có thể biến đổi hư hỏng trong thời gian bảo quản. Thời gian bảo quản dài cùng với sự có mặt của oxy thì sự oxy hóa chất béo xảy ra càng nhanh. Chất béo bị thủy phân và hàm lượng acid béo có thể tự do phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian bảo

21

quản. Nếu nhiệt độ -120C sau vài tuần chỉ số peroxit tăng lên rõ rệt, sau 30 tuần chỉ số

này vượt quá quy định về phẩm chất vệ sinh. Oxy hóa chất béo xảy ra nhanh chóng nếu nhiệt độ tăng cao do đó bảo quản ở nhiệt độ càng thấp càng giảm sự biến đổi hư hỏng này. Những loại thủy sản béo có thểđược bảo quản tốt một mức nhất định nếu được mạ

băng hoặc bao gói trong túi nhựa và hàn kín trong điều kiện chân không.

*Biến đổi glucid

Khi lạnh đông chậm glycogen phân giải ra nhiều acid lactic. Ở nhiệt độ thấp thì phản ứng sinh ra acid lactic chậm lại nhưng ở nhiệt độ cao thì phản ứng sinh ra nhiều.

*Biến đổi vitamin

Vitamin ít bị mất trong giai đoạn lạnh đông đa số chúng bị mất trong lúc rửa và chế biến.

Ở nhiệt độ lạnh vitamin A bền vững, vitamin B2, PP bị mất một ít, vitamin C mất nhiều khi sản phẩm mất nước cháy lạnh, vitamin E bị hao hụt toàn bộ.

*Biến đổi chất khoáng

Nhiệt độ không ảnh hưởng đến chất khoáng nhưng do sự biến đổi cơ cấu sản phẩm khi làm lạnh đông khiến hao hụt một lượng lớn khoáng chất tan trong dịch tế bào chảy ra ngoài khi rã đông.

2.6.3. Biến đổi vật lý *Tăng thể tích *Tăng thể tích

Nước trong thủy sản đóng băng làm tăng thể tích lên 10%. Do quá trình lạnh đông làm nước ở thể rắn chiếm diện tích nhiều hơn thể lỏng do quá trình giãn nở của nước. Làm cho sản phẩm bị gồ ghề ở giữa do khi lạnh đông phần nước phía ngoài sẽ được đóng băng trước và tăng thể tích, đẩy phần nước chưa được đóng băng vào giữa và khi phần nước ở giữa đóng băng thì tăng thể tích, phần nước này không còn chổ để giãn ra nên bắt buộc phải nhô lên trên làm cho sản phẩm bị gồ ghề bề mặt.

* Giảm trọng lượng

Sản phẩm lạnh đông bị giảm trọng lượng do bốc hơi nước hoặc do thiệt hại lý học trong quá trình làm lạnh đông. Thiệt hại lý học có thể xảy ra do xáo động trong khi lạnh đông khiến cho nhiều mảnh nhỏ bị vỡ vụn ra: Chẳng hạn như khi sản phẩm bị

hóa lỏng bởi luồng không khí mát. Hình thức thiệt hại khác là thủy sản dán chặt vào mâm cấp đông hoặc đai chuyền, làm tróc mất một phần trọng lượng khi tách khỏi mâm. Nếu xịt nước dưới mặt đáy để tách sẽ giảm được thiệt hại này. Riêng việc giảm trọng lượng do bốc hơi tùy thuộc vào các yếu tố như thiết bị cấp đông, thời gian lạnh

đông, chênh lệch áp suất hơi nước trên bề mặt sản phẩm với môi trường, loại sản phẩm, cỡ dạng sản phẩm, tốc độ dòng khí thổi và điều kiện vận hành máy.

Nếu bao gói cá khi lạnh đông không chặt thì trọng lượng cá bị hao hụt do bốc hơi bề

mặt bên trong lớp bao gói. Người ta có thể hạn chế sự giảm trọng lượng bằng cách

22

chế được sự bốc hơi ẩm của sản phẩm.

* Thay đổi màu sắc

Do mất nước, các sắc tố hemoglobin, myoglobin và hemoxyamin chuyển thành

methemoglobin, metmyoglobin và methemoxyamin làm màu sắc sậm lại. Ngoài ra do

tốc độ lạnh đông chậm hay nhanh mà tinh thể đá được hình thành to hay nhỏ, nhiều hay ít, sẽ có tiết xạ quang học khác nhau. Tinh thể băng nhỏ thì thuỷ sản đông lạnh có màu nhạt hơn thuỷ sản làm lạnh đông chậm có tinh thể băng to.

* Sự thoát ẩm trên bề mặt nguyên liệu

Hiện tượng này có thể không xảy ra khi làm lạnh đông trong máy đông được thiết kế đúng kĩ thuật nhưng sẽ xảy ra khi một thời gian dài bảo quản trong kho trữ.

Khi thủy sản trữ đông bị mất nước nhiều, bề mặt trở nên khô đục và xốp tạo nên hiện tượng cháy lạnh, kết quả hình thành các đốm nâu không mong muốn trên bề mặt sản

phẩm. Một số loại hàng không có tính thuận nghịch khi cháy lạnh hàng không phục

hồi bị biến tính, sản phẩm mất màu, bị khô, dai không còn mùi vị khi luộc chín. Trong quá trình lạnh đông người ta có thể hạn chế sự cháy lạnh bằng cách châm nước đầy đủ, tính toán thời gian lạnh đông thích hợp và điều chỉnh nhiệt độ lạnh đông ổn định.

Ngoài ra người ta có thể dùng phương pháp mạ băng để làm bóng bề mặt và bổ sung

23

Chương 3. QUI TRÌNH SN XUT TÔM SÚ CP ĐÔNG IQF

3.1. QUI TRÌNH

Hình 7. Sơđồ quy trình tôm sú đông IQF

Tiếp nhận nguyên liệu Rửa lần 1 Sơ chế, lặt đầu Tinh chế, Kiểm cỡ, phân loại Phân cỡ, phân loại Rà kim loại lần 1 Rửa lần 3 Rửa lần 2 Ngâm phụ gia Rửa lần 4, làm ráo

Cân - Vô bao PE Đóng thùng Mạ băng Tái đông Rà kim loại 2 Trữđông Cấp đông trên băng chuyền

24

3.2. GIẢI THÍCH QUY TRÌNH 3.2.1. Tiếp nhận nguyên liệu

Mục đích: Kiểm tra chất lượng tôm đạt yêu cầu khi đưa vào nhà máy đảm bảo nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt và tránh các rủi ro về sau.

Thao tác thực hiện: Nguyên liệu được tiếp nhận từ xe chở chuyên dùng. Các QC kiểm tra các thủ tục cần thiết trong khâu thu mua và chất lượng tôm rồi vớt tôm ra rổ để ráo.

Đưa lên cân chuyển qua khâu sơ chế.

Khâu tiếp nhận nguyên liệu là một trong các khâu quan trọng quyết định đến chất lượng cho sản phẩm. Do vậy nguyên liệu phải được chọn lọc kỹ, đạt độ tươi quy định và phải kiểm tra vi sinh, tạp chất và chất kháng sinh, truy rõ nguồn cung cấp nằm trong vùng cho phép và phải xuất trình các giấy tờ có liên quan theo yêu cầu của công ty đề ra.

Nguyên liệu dùng cho chế biến tôm đông IQF là tôm PTO, PD, HL, EZP đạt chất lượng

tốt, có mùi tươi của tôm, không mùi hư hỏng, không bị bong tróc đầu và không bị biến

đen. (Nếu có thì tỉ lệ rất nhỏ và đạt yêu cầu của công ty).

Nguyên liệu được đưa vào khu tiếp nhận công ty bằng xe tải lớn. Tại đây QC tiến hành kiểm tra chất lượng tôm xem độ tươi, vi sinh, thịt săn chắc có mùi tanh tự nhiên của tôm. Nguyên liệu trước khi đưa vào công ty phải được kiểm tra theo trình tự:

- Kiểm tra tờ khai xuất xứ: Tên đại lý cung cấp, tên người giao hàng, tên địa chỉ, vùng thu

hoạch…

- Kiểm tra dụng cụ và phương pháp vận chuyển và bảo quản nguyên liệu.

- Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nguyên liệu. Lấy từ 3 – 5 mẫu ở các vị trí khác nhau của lô nguyên liệu để:

+ Kiểm tra độ tươi, mùi vị nguyên liệu bằng phương pháp cảm quan. + Kiểm tra tạp chất lột vỏ, xẻ lưng và cạo tạp chất.

Tiến hành lưu mẫu trong thùng lạnh để kiểm tra về mặt vi sinh và dư lượng kháng sinh:

- Vi sinh: tổng số vi khuần hiếu khí (TPC), Coliform tổng số, Staphilococus aureus,

Vibrio Cholerae, Vibrio parahaemolyticus, Escherichia coli, Shigella, Enterobacteriaceae, Listeria monocytogenes

- Kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật và chất bảo quản: Chloramphenicol (CAP),

Nitrofuran (AOZ), Furaltadone (AMOZ), Enrofloxacine(EN), Trifluralin, Ethoxyquin. Kiểm tra xong tiến hành điền vào biểu mẫu theo bảng 3:

25

Bảng 3. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu tôm sú

BÁO CÁO CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU THEO MẪU KIỂM TRA

(material’s quality report)

Ngày sản xuất (Date of production): Ca sản xuất (Shift): Loại nguyên liệu (Material): Mã số lô NL (Lot Code) KL mẫu (kg) (Quantity)

Kết quảđánh giá nguyên liệu (Results): Nhận xét chung (comment): Mùi (Smell) Bệnh Affection Độ tươi Freshness Vật lạ (Foreign matter) Hóa chất lạ (Strange chemical) sulfite Nhiệt độ bảo quản Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3

Người đánh giá chất lượng (QC): Ngày (Date):

Người thẩm tra (verifier):

(nguồn: Công ty cổ phần thủy sản cafatex)

Tần xuất kiểm tra ghi chép: Mỗi lô. Ghi “Đ” nếu đạt hoặc “K” nếu không đạt vào cột mùi, độ tươi. Ghi “C” nếu có hoặc “K” nếu không vào cột bệnh, vật lạ, hóa chất lạ, Sulfite. (Vật lạ là những gì không phải là tôm bao gồm cảđộng vật gây hại).

Nguyên liệu đến trước nhập trước, đến sau nhập sau ưu tiên nguyên liệu giá trị kinh tế

cao thực hiện theo kế hoạch của Ban Giám Đốc.

Yêu cầu: Nguyên liệu phải đạt các tiêu chuẩn của nhà máy thì mới được tiếp nhận vào nhà máy.

3.2.2. Rửa lần 1

Mục đích: Làm sạch và giảm bớt lượng vi sinh bám trên bề mặt nguyên liệu, loại bỏ tạp chất trong sản phẩm.

Thao tác: Rửa nguyên liệu trong nước đã được làm lạnh ở nhiệt độ <40C và nồng độ

chlorine là 20 ppm, cho nguyên liệu vào bồn rửa. Mở máy sụt khí để tạo dòng chuyển

động kết hợp dùng máy chèo để đảo trộn giúp loại các cặn bẩn ra khỏi nguyên liệu dễ

dàng hơn.

Tùy theo nguyên liệu bẩn nhiều hay ít mà thời gian giữ nguyên liệu trong máy rửa 5-10 phút, cứ khoảng 1000 - 1500kg nguyên liệu thì thay nước rửa một lần.

Sau khi rửa vớt tôm lên khay để ráo và đưa vào sơ chế.

Yêu cầu: Tôm đảm bảo sạch và không còn tạp chất bám trên bề mặt.

3.2.3. Sơ chế

Mục đích: Loại bỏ phần không sử dụng được và loại bỏ lượng lớn vi sinh vật có trong nội tạng tôm để vi sinh vật không xâm nhập vào thịt tôm gây nhiễm bẩn.

26

Hình 8. Công nhân phân loại tôm Thao tác: Lặt đầu tôm. Ngón cái tay thuận đeo móng tay bằng sắt có mũi nhọn, tay còn lại cầm ngửa con tôm, móng sắt bấm mạnh vào 1/3 đầu tôm lật ngược kéo mạnh cho phần vỏ trên đầu tróc ra, sau đó lấy móng sắt tuốt phần chân hàm còn dính lại trên đầu nhưng phải chừa lại phần thịt hàm dính lại. Rồi lột vỏ trên thân chừa lại đốt cuối và đuôi tôm. Sau đó dùng mũi kim nhọn xiêng xéo trên lưng khoảng 2 – 3 cm lấy chỉ lưng ở giữa thân tôm ra. Tiến hành dưới vòi nước chảy liên tục và lượng nước chảy nhẹ mà đủ trôi hết chất bẩn bám trong quá trình lặt đầu rút chỉ trên tôm.

Sau khi sơ chế tôm được rửa với nước đá sạch nhiệt độ dưới 50C .

Trong quá trình sơ chế phải liên tục lắp đá bảo đảm thân nhiệt khi xử lý luôn  100C.

Yêu cầu: Loại bỏ sạch đầu nhưng vẫn phải giữ lại phần thịt hàm. Lấy sạch phần chỉ lưng

chạy dài suốt chiều dài thân tôm. Làm nhanh, tránh giữ tôm lâu trên tay quá lâu sẽ làm

tăng nhiệt độ thân tôm.

3.2.4. Rửa lần 2

Mục đích: Làm sạch tạp chất bám trên thân tôm, giảm vi sinh vật. Hạ nhiệt độ thân tôm

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình sản xuất tôm sú cấp đông iqf và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tại công ty cafatex (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)