Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra)

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường kho xăng dầu nam sông hậu (Trang 32 - 36)

4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra)

của dự án

a. Nhu cầu về nguyên – nhiên liệu

Bảng 1.3: Khả năng tiêu thu và năng suất hoạt động dự kiến (đơn vị: triệu lít)

STT NGUYÊN LIỆU NĂM I NĂM II NĂM III - X GHI CHÚ

1 Xăng 92 20 30 40 Nhập khẩu

2 Dầu DO 30 45 50 Nhập khẩu

3 Xăng JET 10 15 30 Nhập khẩu

4 Xăng 92 20 30 40 Mua trong nước

5 Dầu DO 30 45 50 Mua trong nước

Tổng 110 165 210

(Nguồn: Dự án đầu tư án “Kho xăng dầu --”)

- Nguồn cung cấp nhiên liêu: được nhập từ nhà cung ứng trong và nước ngoài. - Thị trường phân phối: Nhiên liệu được phân phối đi các tỉnh ĐBSCL.

- Tính chất hóa lý của xăng dầu

Tính chống nổ: Có hai hiện tượng cháy có thể xảy ra: Cháy bình thường Cháy kích nổ Trị số ốctan của xăng, dầu biểu hiện tính chống kích nổ của xăng. Xăng, dầu có trị số ốctan càng cao thì tính chống kích nổ càng cao.

Tính bay hơi thích hợp: Xăng, dầu muốn cháy được trong máy thì phải bay hơi. Xăng, dầu bay hơi thích hợp thì sẽ cháy tốt trong máy. Nếu xăng, dầu bay hơi không thích hợp thì máy sẽ không phát huy được hết công suất, hao xăng, dầu nhiều và gặp phải những sự cố kỹ thuật.

Tính ổn định hóa học cao: Khả năng giữ vững bản chất hóa học chống lại ảnh hưởng của môi trường xung quanh gọi là tính ổn định hóa học của xăng, dầu. Tính

ổn định hóa học của xăng, dầu bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố: nhiệt độ, diện tiếp xúc với không khí, độ sạch và khô của vật chứa, mức độ tồn chứa và thời gian tồn chứa Xăng, dầu có hàm lượng keo nhựa càng cao thì có tính ổn định hóa học càng thấp.

Không có sự ăn mòn, tạp chất cơ học và nước: Xăng, dầu có tính ăn mòn kim lọai do sự có mặt của các hợp chất lưu huỳnh, các axít, keo nhựa chưa tinh chế hết trong quá trình chế biến Tạp chất cơ học có trong xăng gồm những chất từ bên ngòai rơi vào trong quá trình bơm rót, vận chuyển như cát, bụi, v.v… Nước từ bên ngoài rơi vào xăng, dầu trong quá trình xuất, nhập, tồn chứa .

b. Nhu cầu về nước cấp

Nguồn cung cấp nước

Nguồn nước phục vụ cho Dự án “Kho xăng dầu --” tại --được lấy từ 2 nguồn chính: nguồn nước ngầm và nước mặt.

Nguồn phục vụ cho sinh hoạt và ăn uống được lấy từ nguồn nước ngầm ;

Quy trình xử lý nước ngầm được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 1.3: Quy trình xử lý nước ngầm

Thuyết minh quy trình

Nước ngầm được bơm từ giếng khoan, sau đó được đưa lên bồn phản ứng để khử sắt nhờ dung dịch NaOCl.

Bồn phản ứng còn có tác dụng làm giàu oxi cho nước tăng pH tạo điều kiện để oxi hóa Fe2+ thành Fe3+, thực hiện quá trình thủy phân tạo thành chất ít tan (bông cặn) Fe(OH)3.

Sau đó nước dẫn vào bồn lọc thô (lọc cát thạch anh) sau đó về bể chứa và sử dụng bơm áp lực đưa sang bồn lọc áp lực sử dụng 2 vật liệu lọc than Anthracite và cát thạch anh để loại các bông cặn, cặn lơ lửng và các thành phần độc hại như: Asen, mangan. Nước sau lọc áp lực sẽ dẫn sang hệ thống trao đổi ion và đưa về bề chứa nước cấp sinh hoạt...Đây là phương pháp xử lý nước ngầm thông dụng được

Nước từ giếng khoan

Hệ thống trao đổi ion Bồn phản ứng

Bồn lọc thô

Bồn chứa Dung dich NaOCl

áp dụng rộng rãi, nước ngầm sau khi xử lý đảm bảo được chất lượng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân viên của dự án.

Nhu cầu dùng nước (theo QCXDVN 01:2008/BXD):

- Theo QCXDVN 01:2008/BXD thì nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa giai đoạn dài hạn (20 năm) là khoảng 100 lít/người/ngày. Với số lượng cán bộ công nhân viên tại dự án là 30 người và vệ số không điều hòa trong ngày Kng=1,25 thì nhu cầu dùng nước của dự án là:

Q= 30 người x 100 lít/người/ngày x 1,25/1000 = 3,8 m3/ngày. - Nước phục vụ nhà ăn là : 25 lít/người.ngày x 50 người = 1,25 m3/ngày.

(Theo QCXDVN 01:2008/BXD - Nước phụ vụ nhà ăn là 25 lít/người.ngày )

Nguồn nước cấp làm mát bồn chứa, tưới cây, PCCC được lấy từ sông Hậu.

Quy trình xử lý nước mặt như sau:

- Nước cấp làm mát kho chứa: chu vi mỗi bồn 59,6m (định mức nước làm mát cho 1m chu vi bể là 0,2l/s). Do đó tổng lượng nước cần làm mát cho cả 9 bồn chứa là 107,3 lít/s = 386,3m3/h.

Nước phục vụ cho PCCC, tưới cây, rửa đường

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động cần có một lượng nước dự trữ để phòng cháy chữa cháy và nước tưới cây, mặt đường trong những ngày nắng nóng. Nguồn nước phục vụ cho PCCC, tưới cây, rửa đường sẽ được lấy từ sông Hậu.

Theo tiêu chuẩn TCXDVN 33-2006:

- Nhu cầu nước tưới mặt đường : 0,5 lít/m2/lần tưới - Nhu cầu nước tưới cây cỏ, bồn hoa : 4 – 6 lít/m2/lần tưới - Nhu cầu nước phục vụ cho PCCC : 20 lít/s/đám cháy  Bể chứa nước

Căn cứ và nhu cầu dùng nước, lượng nước cần dự trữ tại bồn chứa, xây dựng bể chứa nước sinh hoạt là 113 m3 và hồ cứu hỏa là 900 m3 (theo thiết kế kỹ thuật PCCC), vị trí đặt ở ngoài sân (xem vị trí ở bản vẽ tổng thể)

Thiết kế lắp đặt hạng mục “hệ thống PCCC” nằm trong thiết kế lắp đặt các hạng mục phần báo cháy, được thực hiện tuân theo quy chuẩn và tiêu chuẩn sau đây:

- TCVN 5684: 2003 TC phòng cháy kho xăng dầu;

Nước mặt Bể phản ứng Bể Lằng Bể chứa

- TCVN 2622:1995 phòng chống cháy nổ cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế.

c. Nhu cầu về điện

Thiết kế hệ thống cấp điện: phải thiết kế theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 263 – 2002 lắp đặt cáp và dây điện cho công trình.

Nguồn cung cấp điện: nguồn cung cấp điện được cung cấp từ hệ thống lưới điện quốc gia, đường dây điện trung thế 22 KV đi qua, cấp từ nguồn cấp chung của cụm công nghiêp. Để đảm bảo nguồn điện liên tục cho sản xuất, dự án sẽ đầu tư 1 trạm biến áp 250 KVA và 2 máy phát điện dự phòng 300 KVA đề phòng sự cố về điện đảm bảo sản xuất liên tục.

Nhu cầu tiêu tốn điện trung bình dự tính 2.000 kwh/ngày (bao gồm điện cho sản xuất và cho sinh hoạt của toàn nhà máy), Vậy nhu cầu tiêu thụ điện là 730.000 Kwh/năm.

d. Hệ thống thoát nước

Thoát nước mưa

Thiết kế cống thoát nước mưa đảm bảo lưu lượng thoát nước mưa lơn nhất trong năm và thiết kế theo TCVN 7957-2008 Thoát nước - mạng lưới và công trình ngoài trời.

Hướng thoát nước mặt chọn giải pháp tự chảy. Nước mưa từ các sàn mái nhà, mặt sân sẽ thoát vào hố ga sau đó thoát nước ra sông Hậu (tuyến thoát nước chung là tuyến cống ngầm BTCT).

Đường kính cống D600mm với độ dốc đặt ống là 1,670/00.

Hệ thống thoát nước mưa là tuyến ngầm BTCT được xây dựng mới hoàn toàn và đi riêng với hệ thống thoát nước thải.

Thoát nước thải

Thiết kế cống thoát nước đảm bảo vận chuyển nước thải trong giờ thải nước lớn nhất. TCVN 4474 – tiêu chuẩn thiết kế bên trong công trình. Hệ thống cống thoát nước thải thiết kế xây dựng tách riêng đối với hệ thống thoát nước mưa chảy tràn không nhiễm dầu. Trong đó sẽ phân ra hai hệ thống thoát nước thải như sau:

- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt

- Hệ thống thoát nước thải nhiễm dầu tại kho chứa và khu vực xuất nhập xăng dầu. Nước thải phải được xử lý cục bộ trước khi thải ra cống chung, nước thải sinh hoạt (phân tiểu) phải xử lý bằng hầm tự hoại trước khi dẫn đến hệ thống xử lý. nước nhiễm dầu sẽ được dẫn đến hệ thống tác dầu trước khi thải ra sông Hậu.

Lượng nước thải tính bằng 80% lượng nước cấp. Đường kính cống D200mm với độ dốc đặt ống là 50/00. Vật liệu cống: dùng ống PVC

Nước thải từ các khu sinh hoạt sau khi xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn QCVN 14-2008-BTNMT và nước thải nhiễm dầu sau xử lý đạt QCVN 29:2010/BTNMT (giới hạn mức A) cho phép trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là sông Hậu.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường kho xăng dầu nam sông hậu (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w