4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
3.1.3.4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt
Các tác động môi trường do các chất ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động của dự án được tổng hợp trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.36: Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động khi dự án đi vào hoạt động
Đối tượng chịu tác động Không khí Nước mặt Hệ sinh thái Sức khoẻ người dân Tổng cộng Nguồn gây tác động - Tiếng ồn, rung 1 1 - Khí thải, bụi 2 1 1 1 5 - Rác thải 1 1 1 3 - Nước thải 1 3 1 1 6
-Hơi xăng dầu 1 0 1 1 3 Tổng cộng 5 5 3 5 Mức độ đánh giá tác động là • Không tác động: 0 • Tác động ít: 1 • Tác động trung bình: 2 • Tác động nhiều: 3 3.1.4. Tác động do các rủi ro, sự cố
3.1.4.1. Sự cố trong giai đoạn thi công xây dựnga. Sự cố về tai nạn giao thông a. Sự cố về tai nạn giao thông
Đối với giao thông thủy: nhìn chung khi triển khai san lấp mặt bằng dự án sẽ tập có 4 chuyến sà lan ra vào dự án mỗi ngày, Bên cạnh đó tuyến giao thông thủy huyết mạch tại dự án là Sông Hậu do đó sẽ có nhiều phương tiện khác qua lại dự án hàng ngày nên vấn đề xảy ra tai nạn tại dự án cũng có thể xảy ra nếu không có biện pháp giảm thiểu tác động này.
Đối với giao thông đường bộ: theo đánh giá ở phần trên mỗi ngày sẽ có 37 chuyến xe ra vào dự án mỗi ngày trung bình 40 phút/xe. Như vậy mật độ xe ra vào dự án là khá đông. Bên cạnh đó vị trí ra vào dự án giáp tuyến giao thông huyết mạch đường -- do đó sự cố tai nạn giao thông cũng rất dễ xảy ra tại khu vực dự án.
b. Sự cố về tai nạn lao động
Vấn đề tai nạn lao động trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Dự án là vấn đề được đặc biệt quan tâm của các nhà thầu xây dựng, nhà thầu xây lắp thiết bị, Chủ dự án và mọi người lao động hoạt động tại công trường. Sau đây là các loại tai nạn thường gặp tại công trường xây dựng:
- Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do chính các phương tiện này.
- Tai nạn lao động trên công trường có thể xảy ra ở các vị trí làm việc gần các cần cẩu, máy khoan, máy đóng móng cọc, thiết bị bốc dỡ vật liệu, san ủi … trong quá trình thi công.
- Việc thi công các công trình trên cao sẽ làm tăng khả năng gây ra tai nạn lao động như: trượt té trên các giàn giáo, trên các trần nhà đang xây hoặc từ công tác thi công, vận chuyển vật liệu xây dựng lên cao….
- Khi thi công vào những ngày mưa, đất trơn dễ gây trượt té cho công nhân, sụp đổ các đống vật liệu, các sự cố về điện do gió, bão;
- Khi lắp đặt hệ thống điện, sự bất cẩn của công nhân có thể dẫn đến các tai nạn về điện;
c. Sự cố cháy nổ
Sự cố môi trường có thể xảy ra là sự cố chảy nổ có thể xảy ra tại các khu vực như các kho chứa nhiên liệu, các trạm biến điện và sự cố chập điện …
Khi sự cố cháy nổ xảy ra sẽ bị thiệt hại về người và tài sản, do đó các biện pháp phòng chống cháy nổ sẽ được quan tâm chú ý đặc biệt ngay từ giai đoạn thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng.
d. Tác động do sự cố sạc lở bờ sông
Căn cứ vào thuyết minh dự án đầu tư thì trong giai đoạn xây dựng có thi công hạng mục bờ kè dài 150m mặt tiếp giáp với Sông Hậu. Như vậy rất có thể xảy ra sự cố sạc lở vào những tháng mưa lớn hoặc triều cường. Do đó để giảm thiểu sự cố khi thi công hạng mục này Chủ dự án sẽ đưa ra phương án giảm thiểu tác động này trong chương 4 của báo cáo này.
3.1.4.2. Sự cố trong Giai đoạn hoạt độnga. Sự cố về tai nạn giao thông a. Sự cố về tai nạn giao thông
Đối với giao thông thủy:
Khi dự án đi vào hoạt động có khoảng 1 chuyến tàu ra vào dự án mỗi ngày. Như vậy lưu lượng này là khá nhỏ và không ảnh hưởng đến giao thông khu vực. Quá trình vận chuyển nhiên liệu bằng tàu, thuyền ra vào khu vực cảng nhập có thể xảy ra sự cố tai nạn giao thông do bất cẩn hoặc không tuân thủ các nguyên tắc an toàn giao thông đường thủy.
Đối với giao thông bộ:
Khu vực dự án tiếp giáp với đường --, đây là tuyến giao thông nối liền TP. Cần Thơ _ --_ Sóc Trăng do đó mật độ xe trên tuyến giao thông này hàng ngày là rất đông. Do đó khi dự án đi vào hoạt động sẽ rất dễ xả ra tai nạn giao thông tại khu vực này.
b. Sự cố tai nạn lao động
Tai nạn lao động có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hoạt động sản xuất của dự án, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự cố lao động, bao gồm: Việc bất cẩn của cán bộ vận hành các máy móc hoặc vận hành thiết bị không theo đúng quy trình kỹ thuật, thiết bị không được kiểm tra định kỳ do đó rất dễ xảy ra tai nạn lao động.
c. Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Chủ yếu xảy ra do sự cố chập điện hay cháy, nổ từ quá trình dự trữ và sử dụng nhiên liệu cung cấp cho các phương tiện chuyên chở, máy phát điện dự phòng,...
- Hút thuốc trong khu vực dự án, sóng điện thoại tại các nơi có hơi xăng dầu cao.
- Sự cố xì, xăng dầu do không kiểm tra thường xuyên các thiết bị chứa và đường ống dẫn và sự cố nổ hệ thống bồn chứa xăng dầu.
- Cháy, nổ xảy ra do hiện tượng sét đánh.
Các sự cố trên nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của công nhân viên trong nhà máy. Do vậy, Chủ dự án sẽ có các biện pháp phòng ngừa để hạn chế đến mức tối đa các sự cố này.
Nhìn chung khi sự cố cháy nổ xảy ra sẽ gây thiệt hại về của và tính mạng của người dân. Do đó trong quá trình hoạt động của dự án sẽ phải hết sức chú trong đến sự cố này.
d. Sự cố tràn dầu:
Sự cố tràn dầu do các nguyên nhân sau:
+ Sử dụng các thiết bị chứa nhiên liệu không đúng theo hướng dẫn. + Các thiết bị van, đường ống dẫn nhiên liệu bị rò rỉ.
+ Bồn chứa nhiên liệu bị rò rỉ.
+ Tàu vận chuyển nguyên liệu về cảng bị rò rỉ + Sự cố chìm tàu chở nguyên liệu trên sông.
Khi sự cố này xả ra sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước trong khu vực, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tại khu vực dự án và ảnh hưởng đến tài sản cũng như tính mạng của người dân.
Đối với sự cố tràn dầu trên sông thì phải căn cứ vào độ loang của nhiên liêu, vận tốc dòng chảy của sông hậu vào mùa lũ (0,5-0,6)m/s và mùa khô là (0,1- 0,2)m/s. Như vậy khi sự cố tràn dầu xảy ra tại dự án vào mùa lũ thì phạm vi ảnh hưởng theo hướng dòng chảy trong 1h là (1,8 – 2,16)km, vào mùa khô thì phạm vi ảnh hưởng theo hướng dòng chảy (360 – 720)m. Tuy nhiên mức độ tác động của sự cố này còn phụ thuộc rất nhiều vào biện pháp giảm thiểu của sự cố.
Như vậy khi sự cố xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của công nhận tại dự án. Bên cạnh các tác tác động về kinh tế thì khi sự cố tràn dầu xảy ra trên sông sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng nước, môi trường sinh thái xung quanh khu vực, ngoài ra có thể ảnh hưởng đến người dân nuôi thủy sản trong vùng.
Đối với sự cố rò rỉ dầu trên đất liền, khu vực kho chứa, đường ống dẫn dầu đều mang tính cục bộ.
Tóm lại các tác động đến kinh tế và môi trường sinh thái và cảnh quan cũng như con người là rất năng nề khi sự cố xả ra. Do đó Chủ dự án sẽ đưa ra các biện phát giảm thiểu được trình bày ở chương IV đối với từng sự cố.
f. Sự cố sạt lở bờ sông
Nguyên nhân dẫn tới sạt lở bờ sông, chủ yếu do các tác động nội và ngoại sinh như:
- Vào mùa lũ lưu lượng, lưu tốc của dòng chảy lớn lại trùng vào mùa gió có triều cường gây ra sóng lớn xô bờ.
- Dòng chảy chịu ảnh hưởng của thủy triều, nhất là khi triều rút hoặc triều lên, sự thoát nước nhanh tạo lưu tốc lớn, các tàu thuyền cũng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của nước, thay đổi hướng dòng chảy rất có thể ảnh hưởng đến bờ sông noi thực hiện dự án.
- Kết cấu trầm tích ven bờ yếu, hoặc công trình bờ kè không đúng kỹ thuật hoặc chất lượng công trình không đảm bảo cũng sẽ xảy ra sự cố sạc lở bờ sông khi mùa lũ về hoặc triều cường lớn.
- Do đó vấn đề sạc lở bờ sông tại khu vực dự án cũng sẽ được Chủ dự án chú trọng và đưa ra các biện pháp giảm thiểu trong chương 4 của báo cáo này.
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá:
Khi thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Kho xăng dầu --” chúng tôi đã áp dụng các phương pháp để nhận định nguồn gây ô nhiễm, dự báo các tác động tiềm ẩn và biện pháp giảm thiểu những tác động xấu như sau
Các số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội chỉ mang tính chất chung của tỉnh và của huyện. Nhưng nhìn chung các số liệu sử dụng trong báo cáo này có độ tin cậy rất cao do được trích dẫn từ nguồn của Cục thống kê tỉnh --, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh --;
Các số liệu về chất lượng không khí, nước mặt được lấy mẫu trực tiếp tại khu vực dự án và phân tích, so sánh với quy chuẩn Việt Nam. Việc thu và phân tích mẫu được thực hiện bởi Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệCần Thơ – đơn vị chuyên trách về vấn đề này nên có độ tin cậy cao;
Phương pháp phân tích, đánh giá và dự báo các tác động tiêu cực của dự án chỉ mang tính chất định tính và các tác động này được định lượng qua tính toán từ các số liệu thống kê tham khảo từ các dự án cùng loại khác nên có độ tin cậy khá cao.
Hệ thống xử lý nước thải tập, biện pháp xử lý chất thải rắn …được phân tích dựa trên các cơ sở khoa học hoặc những công trình đã được triển khai thực hiện nên có độ tin cậy, khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn.
Từ những nhận định trên, có thể khẳng định nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá có tính thực tiễn và độ chính xác cao.
CHƯƠNG 4
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.1. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó đối với các tác động xấu do dự án gây ra ra
4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị
4.1.1.1 Giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thảia. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải máy bơm cát a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải máy bơm cát
Để hạn chế ô nhiễm khí thải từ máy bơm hút cát ta áp dụng các biện pháp sau: - Khi chuyển khai thực hiện thì máy hút cát được bố trí đặt cách xa nhà dân trên 200m và nằm ở tuyến sông Hậu nên không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân lân cận.
- Thường xuyên bảo trì máy móc thiết bị, sử dụng dầu có chất lượng để hạn chế phát sinh khí thải.
- Bên cạnh đó, cát được bơm với trạng thái ước nên mức độ phát sinh bụi từ quá trình này không lớn. Do đó, ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng môi trường không khí xung quanh và sức khỏe người dân lân cận ở giai đoạn này.
b. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải san lấp mặt bằng
Nước thải phát sinh từ quá trình này tương đối lớn, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm như sau:
Đắp đê bao xung quanh dự án trước khi tiến hành san lấp. Đệ san lấp phải cao hơn cos mặt bằng hoàn thiện của dự án là +0,2m. Khu đất quy hoạch có cao độ từ +09m +1,7 m (trung bình +1,3m) và cao độ san lấp nền là +2,5m hệ hòn dấu. Vì vậy, đắp đê bao xung quanh dự án cao trung bình khoảng +1,4 m.
- Tận dụng đê bao trong dự án tạo thành ao lắng tạm thời để lắng cặn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nước sau thời gian lắng từ 3-4h có thể xả trả lại Sông Hậu hoạch kênh rạch tiếp giáp với Sông Hậu.
- Trong quá trình san lấp, dự án sẽ phân công cán bộ thường xuyện theo dõi, giám sát tránh tình trạng nước san lấp chảy tràn qua các vùng lân cận. Công tác đắp đê san lấp phải được giám sát, đê bao tại những điểm xung yếu cần phải được gia cố vững chắc trước khi tiến hành san lấp.
c. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn
Chất thải rắn từ hoạt động phá dở nhà cửa và phát quang chủ yếu là chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt của các hộ dân di dời và sinh khối thực vật của quá trình phát quang. Biện pháp xử lý như sau:
- Chất thải rắn xây dựng: Số lượng nhà cửa bị tháo dỡ rất ít. Toàn bộ khối lượng phát sinh sẽ được thu gom để phục vụ cho san lấp mặt bằng cho dự án.
- Chất thải rắn sinh hoạt và bùn thải từ các nhà vệ sinh được thu gom và hợp đồng thuê Công ty TNHH MTV Công Trình Đô Thị --vận chuyển và xử lý.
- Khối lượng bùn hữu cơ nạo vét trong quá trình giải phóng mặt bằng thu gom và hợp đồng thuê Công ty TNHH MTV Công Trình Đô Thị --vận chuyển và xử lý.
- Sinh khối thực vật: Để giảm thiểu ô nhiễm do sinh khối thực vật phát quang, BQL sẽ thực hiện các biện pháp sau:
+ Khuyến khích các hộ dân thu hoạch các loại cây trồng trước khi tiến hành giao đất nhằm tránh lãng phí cũng như giảm thiểu khối lượng sinh khối cần loại bỏ (người dân sẽ được quyền sử dụng sinh khối trên đất thuộc quyền sử dụng của mình).
+ Sinh khối thực vật tại khu vực dự án có thể sử dụng làm gỗ, chất đốt hoặc các mục đích khác tùy thuộc vào tùy loại cây và điều kiện cụ thể.
+ Tất cả các sinh khối thực vật sẽ được phát quang và thu dọn trước khi tiến hành san nền. Sinh khối thực vật phát quang được thu gom tại vị trí thuận tiện trong khu vực dự án để chuyển đi xử lý tiếp. Chủ dự án sẽ liên hệ và ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Công Trình Đô Thị --vận chuyển và xử lý.
4.1.1.2 Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thảia. Giảm thiểu tiếng ồn a. Giảm thiểu tiếng ồn
Quá trình san lấp mặt bằng phát sinh tiếng ồn lớn từ máy bơm hút cát. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện thì vị trí máy bơm cát nằm ở sông Hậu cánh xa nhà dân trên 100m nên tiếng ồn phát sinh ảnh hưởng không đáng kể đến sức khỏe người dân trong vùng phụ cần.
b. Chính sách về đền bù giải tỏa và tái định cư
Chính sách giải phóng mặt bằng được thỏa thuận chuyển nhượng lại giữa Công ty CPTM Đầu Tư Dầu Khí -- và nhà đầu tư trước là Công ty TNHH Mekong