Trong giai đoạn xây dựng

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường kho xăng dầu nam sông hậu (Trang 94 - 99)

4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

4.1.2.Trong giai đoạn xây dựng

4.1.2.1 Giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải

Các biện pháp giảm thiểu tổng hợp mà dự án sẽ áp dụng, bao gồm:

(a). Đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ công nhân. Để đạt được kết quả tốt về các mặt nói trên, dự án sẽ thực hiện các công việc như sau:

- Lập kế hoạch tiến độ thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công;

- Áp dụng các biện pháp thi một cách khoa học, cơ giới hóa các thao tác trong quá trình thi công;

(b). Phần tổ chức thi công phải có các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường và an toàn lao động, cụ thể:

- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập phương án tổ chức thi công như các biện pháp đào đất, vấn đề bố trí máy móc thiết bị, biện pháp phòng ngừa tai nạn điện, bố trí bãi tập kết nguyên vật liệu, lán trại tạm…

- Xây dựng các biện pháp an toàn lao động khi lập phương án thi công như: thời gian và trình tự thi công phải đảm bảo sự ổn định của các bộ phận công trình, bố trí mặt bằng thi công hợp lý để không gây cản trở lẫn nhau…

Tại các mặt bằng thi công được đảm bảo:

- Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đường đi lại tránh chồng chéo công việc tắc nghẽn giao thông cục bộ trong công trường thi công;

- Lập rào chắn cách ly các khu vực dễ xảy sự cố cháy nổ; - Thiết kế chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm;

- Lắp đặt các thiết bị chống ồn cho những khu vực có mức ồn cao như máy nén, máy cưa, máy cắt nguyên liệu…;

- Che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để tưới đường để hạn chế bụi phát sinh trong quá trình thi công hạ tầng dự án vào những lúc trời nắng.

Đây là những biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải bổ sung các biện pháp cụ thể như sau:

a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

Tất cả các máy móc, thiết bị sử dụng trong dự án được kiểm tra mức chất lượng khí thải, nồng độ bụi… Để hạn chế khả năng ảnh hưởng đến môi trường không khí, Chủ dự án sẽ đưa ra các tiêu chí đối với các nhà thầu xây dựng như sau:

- Sử dụng trang thiết bị, máy móc đã qua đăng kiểm định kỳ.

- Các nhiên liệu sử dụng để vận hành các máy móc thiết bị trong công trường là những loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường như dầu DO;

- Phương tiện vận chuyển được bố trí thời gian ra vào hợp lý tránh tập kết vật liệu vào cùng thời điểm. Khu vực dự án tiếp giáp với đường -- do đó mật độ tham gia giao thông vào ban ngày sẽ tăng cao. Để hạn chế tai nạn cũng như bụi phát sinh có thể ưu tiên phương tiện vận chuyển tập kết vật tư vào ban đêm. Trước cổng ra vào công trường phải treo bảng chỉ dẫn, phối hợp với cơ quan có chức năng treo biển báo, biển chỉ dẫn ngay khu dự án.

- Trong những ngày nắng, để hạn chế mức độ ô nhiễm khói bụi tại công trường, dự án thường xuyên phun nước khi vận chuyển tập kết nguyên liệu, phun nước tại các trục đường nội bộ chính, các sân bãi tập kết vật liệu xây dựng nhằm hạn chế bụi, đất cát theo gió phát tán vào môi trường không khí xung quanh.

- Trong công trường sẽ bố trí khu vực vệ sinh phương tiện trước khi rời khỏi công trường nhằm tránh bụi đất bám vào phương tiện, đảm bảo khu vực xe ra vào dự án phải sạch nhằm hạn chế bụi phát tán như tưới rửa đường định kỳ, bố trí công nhân dọn dẹp, vệ sinh khu vực ra vào dự án định kỳ.

- Khu vực dự án nằm cách xa khu dân cư gần nhất trên 200m do đó có thể cho tập kết vật liệu vào ban đêm. Ngoài ra vị trí dự án tiếp giáp với Sông Hậu do đó có thể ưu tiên tập kết vật tư bằng đường thủy thay cho đường bộ nhằm giảm mật độ phương tiện giao thông đường bộ ra vào khu vực dự án.

- Bố trí nhân viên vệ sinh bánh xe trước khi rời khỏi công trường để hạn chế đất cát rơi vãi khi tham gia giao thông.

- Bêtông nhựa nóng phục vụ cho mặt đường được bố trí ở những nơi cách xa cho cán bộ, công nhân làm việc tại công trường;

- Các thiết bị máy móc cơ khí thi công trên công trường được bảo trì thường xuyên và đúng thời hạn 3 tháng 1 lần;

- Không đốt các nguyên, vật liệu tại khu vực dự án;

- Khu vực hàn kim loại được bố trí trong công trường xây dựng, cuối hướng gió, cách xa các công nhân xây dựng khác và xa nhà dân.

- Tất cả các công nhân phải được trang bị bảo hộ lao động như: khẩu trang, găng tay, mũ bảo hộ, áo bảo hộ lao động… khi làm việc trong khu vực dự án;

Tất cả các tiêu chí trên sẽ được đưa vào hồ sơ mời thầu trong quá trình thi công các hạng mục của dự án. Nhà thầu nào đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công, vốn, biện pháp thi công khoa học sẽ là điều kiện yêu tiên khi xét duyệt hồ sơ trúng thầu.

b. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải

b1. Nước mưa chảy tràn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn san lấp, đê bao của dự án cao hơn cos san lấp là +0,2m và mặt bằng của khu dự án chủ yếu là đất cát nên nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng không ảnh hưởng đến các khu vực lân cận. Trong trường hợp mưa kéo dài liên tục trong quá trình thi công xây dựng dự án, biện pháp tạm thời là tạo rãnh thoát nước xung quanh khu vực trộn vật liệu xây dựng. Nước mưa chảy tràn được dẫn qua một ao lắng tạm thời để giữ lại các vật chất nặng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt tại khu vực dự án. Sau khi xây dựng cơ bản hoàn chỉnh, ao này sẽ được lấp lại hoặc xây dựng lại thành các bể chứa nước khi dự án đi vào hoạt động ổn định.

b2. Nước thải sinh hoạt của công nhân

Nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường có lưu lượng không lớn. Nước thải trong giai đoạn này chỉ xảy ra trong khoảng thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy tại công trình sẽ sử dụng các nhà vệ sinh di động. Sau khi kết thúc giai đoạn thi công Chủ dự án sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng đến hút bùn trong hầm tự hoại theo định kỳ để xử lý.

c. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn

c1. Rác thải sinh hoạt

Lượng rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng khoảng 45 kg/ngày. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt như sau:

- Yêu cầu các công nhân không xả rác bừa bãi;

- Bố trí 2 – 3 thùng thu gom rác tại khu vực lán trại để thu gom và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng tại đại phương đến thu gom mỗi ngày.

Rác thải xây dựng chủ yếu là các loại xà bần, cốp pha, vật liệu xây dựng hư hỏng. Các chất thải này sẽ được tập trung lại và phân loại ra thành các nhóm và xử lý như sau:

- Các loại cốp pha bằng gỗ được thu gom và tái sử dụng cho các công trình khác.

- Các loại sắt, thép vụn được thu gom lại và bán cho các cơ sở phế liệu.

- Các loại rác khác như bao giấy (bao xi măng), thùng nhựa... tách riêng để bán cho các cơ sở tái chế.

Các loại xà bần sẽ được tận dụng để san lấp mặt bằng trong dự án hoặc bán cho người dân gần đó nếu họ có nhu cầu.

c3. Chất thải nguy hại

Theo tính toán ở chương 3 thì lượng chất thải nguy hại phát sinh trong suốt quá trình thi công xây dựng dự án như sau: giẻ lao dính dầu mỡ khoảng 21 kg, dầu nhớt thải khoảng 210 lít. Biện pháp quản lý lượng chất thải này được thực hiện như sau:

- Giảm thiểu tối đa việc sửa chữa xe, máy móc tại công trường xây dựng. Các máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình thi công phải được kiểm định chất lượng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản suất.

- Dầu mỡ thải nếu phát sinh tại khu vực dự án, nhà thầu sẽ thu gom vào thùng chứa.

Ngoài ra chất thải nguy hại còn phát sinh hàn và sơn bồn chứa bao gồm: + Xỉ hàn khoảng 200 kg/ tổng thời gian thi công.

+ Hộp lon sơn: 300kg/tổng thời gian thi công.

- Chủ dự án yêu cầu nhà thầu lưu trữ đúng theo quy định theo thông tư số 12/2011/TT-BTNMT, khi dự án đi vào hoạt động sẽ lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và thuê đơn vị có chức năng thu gom, xử lý đúng theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

4.1.2.2 Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải

a. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn của các thiết bị, máy móc và phương tiện thi công

- Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để tránh việc các máy móc gây ồn cùng làm việc, sẽ gây nên tác động cộng hưởng.

- Thường xuyên bảo dưỡng và định kỳ kiểm tra các phương tiện giao thông, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và luôn đảm bảo máy móc hoạt động tốt.

- Lưu ý hạn chế thi công các hạng mục gây ồn (như cắt vật liệu, gò…) vào ban đêm để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân lân cận.

- Những khu vực có mức ồn cao như: máy khoan, khí nén, máy cưa, máy cắt, …cần đặt xa khu dân cư, xa nơi sinh hoạt của công nhân hoặc sử dụng các tấm bạt che kín hạn chế tiếng ồn lan truyền ra xung quanh.

- Quy định tốc độ của xe ra vào công trường từ 5 – 10 km/h khi lưu thông trong công trường để giảm thiểu tiếng ồn từ ngồn này.

b. Biên pháp giảm thiểu độ rung của các thiết bị, máy móc và phương tiện thi công

Các thiết bị thường tạo ra độ rung tương đối lớn trong thi công xây dựng là máy đóng cọc, máy khoan… Do đó, biện pháp giảm thiểu tác động độ rung như sau:

- Các thiết bị máy móc cơ khí thi công trên công trường phải được bảo trì thường xuyên và đúng thời hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng móc đóng cọc, máy khoan hiện đại, đúng nguyên tắc và sử dụng các biên pháp hạn chế độ run trong quá trình xây dựng nhằm giảm thiểu độ run ra khu vực xung quanh;

Tuy nhiên, quá trình xây dựng tương đối ngắn, khoảng cách xây dựng so với nhà dân trên 100 m nên mức độ ảnh hưởng không lớn.

c. Giảm thiểu tác động đến tình hình kinh tế - xã hội địa phương

Trong quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi những tác động đến môi trường kinh tế - xã hội tại khu vực Dự án. Các biện pháp giảm thiểu bao gồm:

- Lấy ý kiến cộng đồng về kế hoạch thực hiện Dự án cũng như thông báo cho chính quyền và dân chúng biết rõ kế hoạch phát triển Dự án;

- Giữ mối liên hệ tốt với chính quyền địa phương và dân cư trong vùng để được thông báo và kết hợp giải quyết các vấn đề phát sinh xung đột trong quá trình thực hiện Dự án;

- Khai báo tạm trú tạm vắng với địa phương để thực hiện quản lý tốt nhân khẩu;

- Ban quản lý công trình có biện pháp quản lý cũng như tuyên truyền, giáo dục ý thức của công nhân nhằm tránh phát sinh mâu thuẫn, xung đột với người dân địa phương, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực;

- Có lực lượng bảo vệ công trường, không cho người không phận sự ra vào công trường.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường kho xăng dầu nam sông hậu (Trang 94 - 99)