4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
4.1.3. Biện pháp giảm thiể uô nhiễm trong giai đoạn hoạt động
Biện pháp giảm thiểu chung:
- Trong quá trình thiết kế, quy hoạch dự án phải tuân theo TCVN 5307/2009/BXD kho dầu mỏ_sản phẩm dầu mỏ _ yêu cầu thiết kế; ngoài ra còn phải tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế khác đi kèm với tiêu chuẩn này như:
- TCVN 2622/1998 têu chuẩn phòng cháy cho nhà công trình
- TCVN 4090/1995 tiêu chuẩn đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu _ tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 5334/2007 thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ _ Yêu cầu an toàn trong thiết kế lắp đặt và sử dụng
4.1.3.1 Giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thảia. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí
a1. Bụi và khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông
Bụi trong dự án chủ yếu là do hoạt động của xe và tàu thuyền vận chuyển nhiên liệu bằng đường thủy và đường bộ và các hoạt động tham gia giao thông của công nhân và bụi khuếch tán từ bên ngoài vào, lượng bụi này không đáng kể. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng môi trường không khí về lâu dài, một số biện pháp giảm thiểu được thực hiện như sau:
- Đối với tàu thuyền: lắp đặt biển báo chỉ dẫn khi ra vào dự án.
- Đối với xe máy, xe ô tô, xe tải: lắp đặt biển chỉ dẫn, biển báo giảm tốc độ khi ra vào dự án.
- Bê tông hoá đường giao thông nội bộ.
- Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng các phượng tiện vận chuyển theo đúng quy định; - Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế nồng độ ô nhiễm không khí như ngăn bụi phát tán, và che chắn tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí. Vì vậy, Chủ dự án trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên dự án, dọc theo các đường giao thông vừa cải thiện môi trường vi khí hậu, tăng vẽ mỹ quan cho dự án.
a2. Giảm thiểu ô nhiễm do hơi xăng dầu
Đối với bồn chứa và hệ thống đường ống :
- Bồn chứa luôn ở tình trạng kín
- Lắp đặt hệ thống phao chống bay hơi xăng dầu đối với mỗi bể.
- Tồn trữ các sản phẩm xăng, dầu theo đúng khả năng chứa đầy của bồn vì thể tích khoảng trống chứa hơi trên bề mặt xăng, dầu càng nhỏ thì lượng xăng, dầu bay hơi sẽ càng nhỏ.
- Các bồn chứa sẽ luôn được kiểm soát và chống nóng bằng cách : đo nhiệt độ, phun nước tưới mát thành bồn, sơn bằng sơn cao cấp cách nhiệt hoặc phản xạ nhiệt.
- Hiện tượng rò rỉ phụ thuộc vào chất lượng bồn chứa, hệ thống ống dẫn, van, bơm, các thiết bị khác và mức độ thành thạo trong thao tác vận hành của nhân viên. Các biện pháp đã được áp dụng nhằm giảm thiểu lượng rò rỉ tại kho chứa xăng dầu bao gồm :
+ Kiểm tra định kỳ hệ thống bồn chứa, hệ thống đường ống, mặt bích, các khớp nối, hệ thống các van, các mối hàn nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những chỗ rò rỉ hoặc hỏng hóc. Đặc biệt lưu ý các mối hàn giữa đáy và thành bồn, vòng đệm lót kín trong các máy bơm và các cụm nắp bích xoay quanh các ống cổ hạt của giàn xuất nhập, các mối liên kết mặt bích và vòng đệm lót kín của các thiết bị trên bồn, của hệ thống ống trong trạm bơm, hố van...vì đây chính là nơi dễ xảy ra rò rỉ xăng, dầu nếu các vòng đệm và cụm nắp bích bị mài mòn hoặc không được bảo trì tốt.
+ Khi phát hiện thấy các vết dầu trên các mối hàn và trên các lá thép thành bồn có dầu ngấm qua các vòng đệm của van chặn hoặc trong các mặt bích thì sẽ ngưng ngay việc nhập xăng, dầu mới, xuất hết xăng, dầu cũ càng nhanh càng tốt để tu sửa lại.
+ Nhanh chóng khắc phục rò rỉ từ các lỗ nhỏ trên đường ống bằng cách lót đệm và đánh đai lại để chờ thay thế đoạn ống mới. Khắc phục rò rỉ từ các mối liên kết mặt bích bằng các đai ốp tương tự. Đai ốp sẽ giữ chặt các tấm lót cao su, bọc kín toàn bộ mối liên kết mặt bích, ngăn chặn hoàn toàn rò rỉ.
+ Khi phát hiện rò rỉ ở các bồn chứa đầy thì sẽ lập tức tháo hết sản phẩm xăng dầu ra bồn chứa ứng cứu sự cố, gắn ngay mát-tít dự phòng sự cố lên chỗ có rò rỉ hoặc vá bằng keo epoxy.
+ Trường hợp có sự cố tại các van cầu hoặc van chặn thì sẽ ngừng bơm ngay lập tức rồi dùng nêm gỗ nút chặt chỗ rò rỉ lại.
+ Liên lạc chặt chẽ giữa tàu chở dầu và các nhân viên trong kho trong quá trình nhập xăng, dầu vào bồn chứa. Thông báo kịp thời với các tàu xuất dầu khi thấy có hiện tượng tăng áp bất thường để có thể dừng bơm kịp thời trước khi xảy ra sự cố vỡ đường ống.
- Các hố ga thường xuyên đậy nắp để chống bốc hơi tự nhiên, gây ô nhiễm khu vực nhà bơm, ảnh hưởng đến công nhân vận hành.
Đối với phương thức vận hành
- Để giảm thiểu sự bay hơi của xăng, dầu hoạt động xuất nhập tại kho chứa xăng dầu đã tuân theo một số quy định sau :
+ Quá trình xuất, nhập xăng, dầu luôn ở trạng thái nhúng chìm. Xăng, dầu bơm vào bồn từ dưới đáy lên. Trong quá trình nhập vào các xe bồn, có thể giảm
lượng bay hơi bằng cách rút ngắn thời gian nhập. Số lượng bơm chuyển trong nội bộ kho sẽ được giảm đến mức tối thiểu.
+ Hạn chế tối đa việc súc rửa bồn chứa khi thay đổi loại sản phẩm chứa trong bồn bằng cách có kế hoạch nhập từng chủng loại hàng một cách hợp lý, tránh nhập dồn một lúc gây nên tình trạng thiếu bồn chứa.
- Mặc khác, theo mặt bằng tổng thể của dự án khu vực kho chứa xăng dầu nằm trong vùng cách ly khá rộng so với khu dân cư, đồng thời xung quanh khu vực văn phòng trồng nhiều cây xanh. Do đó, ô nhiễm hơi hydrocacbon và hơi chì hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe nhân viên văn phòng và dân cư khu vực lân cận.
Trồng cây xanh như thảm cỏ xung quanh khu vực bồn chứa. Cây xanh có tác dụng làm vật chỉ thị khi không khí xung quanh khu vực bồn chứa có nhiều hơi xăng dầu.
b. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải
Nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của dự án bao gồm: nước mưa chảy tràn không nhiễm dầu, nước mưa chảy tràn nhiễm dầu, nước thải sinh hoạt, nước thải nhiễm dầu.
Đề đảm bảo cho công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước trong quá trình hoạt động của dự án, Chủ dự án thực hiện các biện pháp như sau:
- Xây dựng các đường cống thoát nước riêng biệt như sau.
- Đối với nước mưa xung quanh dự án không nhiễm dầu được thoát bằng hệ thống thoát nước riêng thông qua các hố Gas lắng cặn và thải ra Sông Hậu.
- Đối với nước thải nhiễm dầu, nước mưa nhiễm dầu sẽ được thu gom bởi hệ thống thoát nước riêng
- Đối với nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý riêng.
Như vậy quy trình thoát nước của dự án như sau: Sơ đồ chung cho việc thu gom và thoát nước phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án như sau:
Nước mưa chảy tràn
không nhiễm dầu Lưới chắn rác + Hố Gas Nguồn tiếp nhận Sông Hậu
Nước mưa chảy tràn nhiễm dầu, nước thải
nhiễm dầu
Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu
Đạt QCVN 29:2010/BTNMT
Cột A
Nước thải sinh hoạt Bể tự hoại Xử lý sinh học
Đạt QCVN 14:2008/BTNMT
Cột A
b1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn được quy ước là nước sạch nên lượng nước ở đây không cần xử lý mà theo kênh dẫn qua song chắn rác, hố ga rồi thải ra nguồn tiếp nhận sông Hậu.
Hệ thống thoát nước phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn thiết kế xây dựng Việt Nam TCXDVN 51 : 2008 thoát nước – mạng lưới đường ống và công trình – tiêu chuẩn thiết kế.
b2. Nước nhiễm dầu
Theo tính toán ở chương 3 thì Tổng lượng nước thải nhiễm dầu cần phải xử lý là 2.452,3 m3/ngày. Trong đó, nước thải nhiễm dầu phát sinh thường xuyên là 2.331,3 m3/ngày và nước thải nhiễm dầu không phát sinh thường xuyên là 121 m3/ngày. Do đó các khu vực có nước thải nhiễm dầu sẽ được thu gom và dẫn về hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu:
Hình 4.2: Sơ đồ thi gom nước nhiễm dầu
Việc tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu của dự án là dựa trên lượng nước thải nhiễm dầu lớn nhất và thường xuyên. Còn lại các nguồn thải không thường xuyên sẽ tận dụng hệ thống xử lý đã có sẵn để xử lý.
- Nước thải nhiễm dầu phát sinh thường xuyên với tổng lưu lượng 2.331,3 m3/ngày. Lượng nước thải nhiễm dầu được xử lý bằng thiết bị SS-OST-R15B do Trung tâm Công nghệ môi trường -ECO chế tạo và đã được lắp đặt vận hành ở một số kho xăng dầu lớn (các kho xăng dầu dự trữ quốc gia). Thiết bị này hoạt động trên nguyên lý tách dầu cơ học kết hợp quá trình hấp phụ dầu, có hiệu quả phân tách giữa dầu và nước cao. Bên trong thiết bị được bao phủ bằng vật liệu chống dầu. Các chi tiết lắp đặt trong thiết bị đều bền trong môi trường dầu. Vật liệu hấp phụ dầu được nhập từ nước ngoài (Japan, USA), có hiệu suất làm việc cao và có khả năng tái sinh nhiều lần. Nước mưa nhiễm dầu Nước làm mát bồn chứa Nước vệ sinh định kỳ Nước xả đáy bồn Hố gom Hệ thống xử lý nước nhiễm dầu
- Chọn lưu lượng nước thải nhiễm dầu thiết kế là 2.400 m3/ngày. Thiết kế HTXL nước thải nhiễm dầu sẽ được chia thành 4 hệ thống xử lý nhỏ với công suất xử lý tương đương nhau, mỗi HTXL là 600 m3/ngày và đặt ở bốn góc của kho chứa xăng dầu (đính kèm bản vẽ ở phần phụ lục).
Sơ đồ công nghệ như sau:
Hình 4.3: quy trình xử lý nước thải nhiễm dầu
Chất thấm dầu
Hình 4.4: Mặt cắt điển hình hệ thống tách dầu trong nước thải nhiễm dầu
Thuyết minh:
Nước thải nhiễm dầu
C = 200-1000mg/l Hố gom Bể bẫy dầu và lắng cặn
Bộ phận tách cặn (lắng trọng lực) Bộ phận tách dầu và vật liệu hấp thụ Bộ phận hấp thụ dầu Nước sạch (dầu < 1mg/l) Đạt QCVN 29/2010/BTNMT Nguồn tiếp nhận (Sông Hậu) Làm mát bồn chứa;
nước mưa nhiễm dầu; vệ sinh và xúc
rửa bồn chứa
Thùng chứa dầu Thùng chứa bùn cặn
Nước thải nhiễm dầu có hàm lượng bất kỳ, được thu gom vào bồn tách dầu sơ bộ (1), khi qua bồn này các hạt dầu có kích thước lớn sẽ nổi lên mặt nước của các ngăn. Các hạt dầu có kích thước nhỏ hơn sẽ theo dòng nước chảy sang hố bơm (2). Hàm lượng dầu trong nước thải khi sang hố bơm (2) sẽ giảm đi đáng kể. Một máy bơm chìm sẽ bơm nước thải từ hố bơm (2) vào thiết bị SS-OST-R15B.
Quá trình xử lý diễn ra trong thiết bị SS-OST-R15B như sau : trước hết, nước thải đi qua bộ phận tách cặn (A), tại đây các loại cặn có kích thước lớn, tỷ trọng cao như : bùn, cát...sẽ tách ra khỏi dòng nước theo trọng lực, lắng xuống phần đáy dưới của thiết bị. Các hạt dầu có kích thước lớn cũng sẽ nổi lên trên, được thu gom và đưa về ngăn chứa dầu.
Nước thải tiếp tục chảy sang bộ phận tách dầu cơ học (B), khi đi qua bộ phận tách dầu nhờ cơ chế keo tụ cơ học, các hạt dầu có kích thước nhỏ sẽ liên kết lại với nhau thành hạt dầu lớn và nổi lên trên, nhờ phễu thu dầu, dầu được gom lại và dẫn về ngăn chứa dầu.
Từ bộ phận tách dầu nước thải được dẫn sang bộ phận hấp phụ dầu (C), nước thải sau khi qua bộ phận hấp phụ dầu có nồng độ dầu nhỏ hơn tiêu chuẩn thải cho phép và được dẫn vào bồn chứa nước sạch (3), từ đây nước thải sau khi xử lý có thể thải thẳng vào môi trường. Mỗi đơn vị trọng lượng vật liệu hấp phụ có thể giữ được một lượng dầu gấp 50 lần trọng lượng bản thân nó. Hơn nữa, vật liệu này có thể sử dụng lại tới 70 lần. Sau đó sẽ được thu gom, quản lý và xử lý theo đúng quy định của thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. Cặn lắng và dầu thu hồi được lấy ra định kỳ từ các van xả cùng với vật liệu hấp phụ dầu sẽ được xử lý cùng với chất thải rắn nguy hại.
Bể tách dầu được áp dụng theo phương pháp bể bẫy dầu kết hợp chất hấp siêu thấm Cellusorb là chất siêu thấm có khả năng hấp thụ hydrocarbon ở mọi dạng nguyên, nhũ hóa từng phần hay bị phân tán. Cellusorb có khả năng hút tối đa gấp 18 lần trọng lượng bản thân, đặc biệt thích hợp cho xử lý tràn, rơi vãi dầu trên mặt nước hoặc trên mặt bằng dự án. Cellusorb có đặc tính chỉ hút dầu chứ không hút nước.
Hiệu quả xử lý của thiết bị này đạt hiệu xuất 99,8%. Do đó nước thải sau hệ thống xử lý có thể tái sử dụng trong quá trình làm mát. Lượng nước tái sử dụng làm mát này bằng với lượng nước làm mát 9 bồn chứa trong 1 giờ là 386,3m3. Thời gian tồn lưu nước trong hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu từ đầu vào đến đầu ra là 20-25 phút.
b3. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải nhà ăn theo tính toán ở chương 3 khoảng 4,55 m3/ngày đêm (3,8 m3/ngày đêm + 0,75 m3/ngày đêm)
Nước thải sinh hoạt tính toán ở chương 3 là 3,8 m3/ngày đêm. Nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý qua bể tự hoại sau đó xử lý theo phương pháp sinh học nhỏ giọt đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột A trước khi thải ra sông Hậu.
Thể tích bể tự hoại : VBể = VNước + VBùn ; Trong đó: VNước = k x Q - k : hệ số lưu lượng, chọn k = 1,3
- Q : lưu lượng nước thải, Q = 3,8 m3/ngày.đêm Vnước = 3,8 x 1,3 = 5 (m3)
Thể tích bùn được tính theo công thức sau: V bùn =
Trong đó:
- m: tiêu chuẩn cặn lắng cho 1 người (0,4 - 0,5 l/người.ngày.đêm) chọn m = 0,45; - N: số người 30 người
- t : thời gian tích luỹ cặn lắng trong bể tự hoại (180 – 365 ngày.đêm) chọn t = 180; - 0,7 : Hệ số tính đến 30 % cặn để phân giải;
- 1,2 : Hệ số tính đến 20 % cặn giữ lại; - P1 : độ ẩm trung bình của cặn tươi = 95% ;
- P2 : độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại = 90%
V bùn =
Vbùn = 1,1 (m3)
Vậy tổng thể tích bể tự hoại là Vbể = 5 + 1,1 = 6,1 m3. Mô hình bể tự hoại được thể hiện ở hình 4.2:
Hình 4.5: Mô hình bể tự hoại dùng xử lý nước thải sinh hoạt
Bể tự hoại 03 ngăn bao gồm:
- Ngăn chứa phân: có kích thước lớn nhất, chiếm 2/3 dung tích hầm. Nơi đây là nơi tích trữ phân. Phần bùn và các váng nổi bọt bị giữ lại bên ngăn chứa phân.
100.000 0.000 Bể tiếp nhận nước t Nư c t Bể tự hoại t Bể tiếp nhận nước t Nước thải sinh hoạt m.N.t.(100 - P1) .0,7.1,2.(100 - P2) ) 100.000 0,45 x 30 x 180 (100 - 95) x 0,7 x 1,2 (100 - 90)
- Ngăn lọc: Chiếm ¾ thể tích còn lại, nơi này chỉ nhận nước từ ngăn chứa phân đi qua bằng các lỗ thông trên vách.
- Ngăn khử mùi: Nước từ ngăn lọc đi ngược lên trên qua than sẽ bị hấp thu mùi hôi trước khi xả ra bên ngoài.
Bảng 4.1: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau xử lý tự hoại
STT Thông số Đơn vị Nồng độ (mg/L) QCVN 29/ 2010/BTNMTcột A