6. Bố cục của khóa luận
3.2. 7 Hoàn thiện bộ máy tra cứu
Bộ máy tra cứu truyền thống
Cần củng cố, nâng cấp, hoàn thiện bộ máy tra cứu truyền thồng như: Thay các phích hỏng.
Bổ sung các hộp phích mới để cung cấp đầy đủ hơn nguồn tài liệu của Thư viện.
Cải tiến phương pháp tổ chức, sắp xếp lại kho tài liệu. Đây là một nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tìm tin, phổ biến thông tin đặc biệt là việc phục vụ bạn đọc.
Bộ máy tra cứu hiện đại
Tiến hành cập nhật thông tin cho trang Web Thư viện Hà Nam, thường xuyên duy trì, củng cố, nâng cao hiệu quả mạng thông tin tại Thư viện (mạng INTERNET, mạng LAN)
Thư viện cần tiến hành đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở dữ liệu hồi cố để có thể đưa toàn bộ tiềm năng thông tin của Thư viện vào mục lục điện tử.
Thường xuyên cập nhật thông tin và nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc tra cứu tìm tin trên máy.
Tiếp tục xây dựng các cơ sở dữ liệu mới. 3.3. Kiến nghị
Đề nghị lãnh đạo Sở và Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục quan tâm, triển khai dự án xây dựng trụ sở thư viện tỉnh Hà Nam để thư viện tỉnh Hà Nam sớm có trụ sở riêng, phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của đông đảo quần chúng nhân dân.
Đề nghị các cấp, các ngành từ tỉnh tới huyện, xã quan tâm hơn nữa tới hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn, quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và cán bộ làm công tác thư viện nhằm phát triển nguồn lực thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của bạn đọc góp phần nâng cao trình độ dân trí, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. Thời gian tới, Thư viện cần phát triển đa dạng hơn nữa các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện hơn nữa như: dịch vụ thư viện lưu động, dịch vụ tìm và phổ biến thông tin chọn lọc, phòng đọc doanh nhân,... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và chuyên sâu của bạn đọc.
KẾT LUẬN
Xã hội càng phát triển đặc biệt là sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự phát triển của công nghệ thông tin thì càng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ cho ngành Thông tin – Thư viện. Sứ mệnh của ngành quả thật lớn lao khi xã hội xem các thư viện là nơi quản lý tri thức. Hơn bao giờ hết, các thư viện, trung tâm thông tin cần tự đổi mới chính mình, nâng cao chất lượng hiệu quả phục vụ nhu cầu đọc, nhu cầu tin của bạn đọc để bắt kịp thời đại.
Thư viện là cơ quan văn hóa giáo dục ngoài nhà trường cho nên đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Hiện nay sách báo của Thư viện trở thành phương tiện quan trọng trong việc xây dựng con người mới, giáo dục tinh thần yêu nước, lao động, tinh thần làm chủ tập thể…..vũ trang cho quần chúng những kiến thức cụ thể để họ hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa của Đảng, nhà nước đề ra. Chính vì vậy mà Lê – nin đã đánh giá thắng lợi của cách mạng văn hóa tùy thuộc trực tiếp vào sự nghiệp sách, báo và mức độ phổ biến rộng rãi sách, báo trong nhân dân, vào trình độ công tác Thư viện.
Trong những năm qua mặc dù gặp không ít những khó khăn nhưng công tác phục bạn đọc ở Thư viện tỉnh Hà Nam vẫn không ngừng đi lên cùng với những bước phát triển chung của toàn hệ thống thư viện công cộng cả nước. Công cuộc đổi mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước có ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu đọc, nhu cầu tin của người đọc và người dùng tin trong xã hội và đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho Thư viện Hà Nam.
Thư viện Hà Nam cần có những thay đổi căn bản bản về cơ cấu tổ chức, quản lý, tạo điều kiện cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực một cách đầy đủ, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất cho người dùng tin. Thường xuyên quan tâm đến nhu cầu đọc, nhu cầu tin của bạn đọc để có kế hoạch bổ sung vốn tài liệu một cách hợp lý, đa dạng hóa các loại hình tài liệu, chú trọng
công tác phát triển nguồn tài liệu điện tử. Đồng thời tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho Thư viện góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu của bạn đọc ngày một hiệu quả và chất lượng.
Trên đây là một số kết luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu về nhu cầu đọc tại Thư viện Hà Nam. Những ý kiến của em có thể chưa phản ánh được đầy đủ mọi mặt về hoạt động của Thư viện. Hy vọng rằng khóa luận của em là một bài viết nhỏ góp phần tìm hiểu về nhu cầu đọc và thỏa mãn nhu cầu đọc của bạn đọc tại Thư viện Hà Nam nhằm góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của bạn đọc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Ngọc Anh (2012), Nhu cầu tin của người dùng tin và mức độ đáp ứng tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
2. Báo cáo tổng kết hoạt động Thư viện tỉnh Hà Nam năm 2011 3. Báo cáo tổng kết hoạt động Thư viện tỉnh Hà Nam năm 2012
4. Marie Bertrand; Nguyễn Thị Hạnh (dịch) (2010), Việc đào tạo cán bộ Thư viện nhất thiết phái liên tục, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (Số 4), tr.19-22. 5. Nghiêm Phú Diệp (1996), Công tác với người đọc, Nxb. Đại học Văn hóa
Hà Nội, Hà Nội.
6. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
7. Đỗ Thu Huyền (2006), Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Thư viện Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội. 8. Phạm Thế Khang (2003). Nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc của hệ thống
thư viện công cộng, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Thư viện Quốc Gia Việt Nam, Hà Nội.
9. Nguyễn Mạnh Kiêm, Lê Thanh Hà (2009), Thư viện tỉnh, thành phố phục vụ thông tin cho công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và sản xuất, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (Số 1), tr.60.
10. Âu Thị Cẩm Ninh, Nguyễn Viết Ngoạn, Nguyễn Văn Bằng (2008) Tổ chức và quản lí công tác thư viện, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Kim Nhung (2013), Nghiên cứu nhu cầu thông tin của sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tạp chí Thư viện Việt Nam, ( Số 1), tr.31 – 35.
12. Trần Thị Minh Nguyệt (2010), Người dùng tin và nhu cầu tin: Giáo trình dành cho sinh viên ngành Thông tin – Thư viện và quản trị thông tin, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội
13. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện: Giáo trình, Nxb. Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
14. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học đại cương: Giáo trình dành cho sinh viên ngành Thông tin – Thư viện và quản trị thông tin, Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
15. Lê Văn Viết (1996), Thư viện công cộng, Nxb. Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
16. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề Thư viện, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
17. Nguyễn Yến Vân, Vũ Dương Thúy Ngà (2006), Thư viện học đại cương, Nxb. Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
18. http://thuvien.hanam.gov.vn 19 . http://www.thuvientre.com
PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu nhu cầu đọc, nhu cầu tin của bạn đọc tại Thư viện tỉnh Hà Nam nhằm nâng cao chất lượng bạn đọc và đáp ứng tốt nhất nhu cầu đọc của bạn đọc. Rất mong các bạn giúp đỡ để tôi hoàn thành bản điều tra này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của các bạn.
Khoanh tròn vào phương án mà bạn lựa chọn.
1. Xin bạn vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân Giới tính: A – Nam B – Nữ
Đối tượng
A – Nhóm bạn đọc trí thức (Gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy)
B – Nhóm bạn đọc là học sinh – sinh viên
C – Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, nhân dân lao động, thiếu nhi. Trình độ/ Học hàm, học vị
A – Đại học B – Cao đẳng C – Trung cấp D – Trên đại học
E – Tiểu học, trung học, trung học phổ thông.
2. Bạn có thường xuyên đến sử dụng Thư viện hay không? A – Thường xuyên
B – Thi thoảng C – Không bao giờ
3. Loại hình tài liệu nào mà bạn hay sử dụng A – Sách tiếng Việt B – Sách ngoại văn C – Báo D – Tạp chí Việt E – Tạp chí ngoại
F – Loại hình tài liệu khác
4. Bạn sử dụng tài liệu của thư viện vào mục đích gì A – Học tập
B – Nghiên cứu khoa học C – Gải trí, thư giãn
5. Bạn thường sử dụng tài liệu thuộc ngôn ngữ nào? A – Tiếng Việt
B – Anh
C – Trung Quốc D – Nga
F – Ngôn ngữ khác
6. Bạn thường sử dụng tài liệu thuộc lĩnh vực nào? A – Chính trị - Xã hội
B – Văn học nghệ thuật C – Văn hóa giáo dục D – Khoa học kỹ thuật E – Kinh tế
F – Pháp luật G – Tài liệu địa chí H – Các lĩnh vực khác
7. Bạn đã sử dụng dịch vụ nào sau đây của Thư viện A – Dịch vụ cung cấp tài liệu
B – Dịch vụ thông tin theo yêu cầu
C – Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc D – Dịch vụ khác
8. Bạn đã sử dụng sản phẩm nào sau đây của Thư viện A – Mục lục truyền thống
B – Cơ sở dữ liệu C – Thư mục D – Sản phẩm khác
9. Bạn thường tra tìm tài liệu bằng phương pháp tra cứu truyền thống (Hệ thống mục lục) và mức độ tra cứu đó như thế nào?
A – Rất dễ dàng B – Dễ dàng C – Khó khăn
10. Bạn thường tra tìm tài liệu bằng phương pháp tra cứu hiện đại ( CSDL) và mức độ tra cứu đó như thế nào?
A – Rất dễ dàng B – Dễ dàng C – Khó khăn
11. Bạn thấy chất lượng các sản phẩm và dịch vụ tại Thư viện đã đáp ứng được nhu cầu của bạn hay chưa?
A – Đáp ứng tốt
B – Đáp ứng chưa đầy đủ C – Chưa đáp ứng
12. Tài liệu của Thư viện có thỏa mãn được nhu cầu nghiên cứu, học học tập, giải trí của bạn không?
A – Đáp ứng đầy đủ B – Chưa đầy đủ C – Không đáp ứng
Lý do bạn bị từ chối khi mượn tài liệu
Hết tài liệu
Tài liệu bị mất
Ghi sai kí hiệu, thiếu thông tin
Tài liệu đang xử lý
Lý do khác
13. Bạn thấy thái độ phục vụ của cán bộ Thư viện như thế nào? A – Nhiệt tình, thânh thiện
B – Bình thường
C – Không nhiệt tình, thiếu thân thiện
14. Thái độ của cán bộ thư viện ảnh hưởng như thế nào tới nhu cầu đọc và hứng thú đọc của bạn?
A – Ảnh hưởng nhiều B – Ảnh hưởng ít C – Không ảnh hưởng
15. Bạn thường sử dụng hình thức tra cứu nào? A – Tra cứu truyền thống (Hệ thống mục lục) B – Tra cứu hiện đại ( CSDL)
16. Bạn có những đề xuất, kiến nghị gì để nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ nhu cầu đọc của bạn đọc tại Thư viện trong thời gian tới? ……… ………
……… ……….…… ……… ……….…… ……… ……….…… ……… ……….……
PHỤ LỤC 2
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU TIN CỦA BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN HÀ NAM
1. Một vài thông tin về bản thân Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 67 44.7 Nữ 83 53.3 Đối tượng Nhóm bạn đọc trí thức (Gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ nghiên cứu,
giảng dạy)
42 28
Nhóm bạn đọc là học sinh – sinh viên 90 60 Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, nhân
dân lao động, thiếu nhi.
18 12 Trình độ Trung cấp 36 24 Cao đẳng 51 34 Đại học 29 19.3 Trên đại học 12 8
Tiểu học, trung học, trung học phổ thông.
22 14.7
2. Bạn có thường xuyên đến sử dụng Thư viện hay không Nhóm bạn đọc trí thức Học sinh – sinh viên Nhóm bạn đọc là người Tổng số
cao tuổi, lđ, thiếu nhi
SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
Thường xuyên 17 11.3 23 15.3 4 2.7 44 29.3 Thỉnh thoảng 23 15.3 63 42 8 5.4 94 62.7
Không bao giờ 2 1.3 4 2.7 6 4 12 8
3. Bạn sử dụng tài liệu của thư viện vào mục đích gì Nhóm bạn đọc trí thức Học sinh – sinh viên Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, lđ, thiếu nhi Tổng số SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
Nghiên cứu khoa học
19 12.7 18 12 2 1.3 39 26
Học tập 17 11.4 62 41.3 9 6 88 58.7
Gải trí, thư giãn 6 4 10 6.6 7 4.7 23 15.3 4. Bạn thường sử dụng tài liệu thuộc lĩnh vực nào?
Nhóm bạn đọc trí thức Học sinh – sinh viên Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, lđ, thiếu nhi Tổng số SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Chính trị - Xã hội 11 34.4 18 56.3 3 9.3 32 21.3 Văn học nghệ thuật 6 33.3 10 55.6 2 11.1 18 12
Văn hóa giáo dục 8 32 15 60 2 8 25 16.7
Khoa học kỹ thuật 7 30.4 14 60.9 2 8.7 23 15.3 Kinh tế 4 18.2 14 63.6 4 18.3 22 14.7
Pháp luật 2 28.6 4 57.1 1 14.3 7 4.7
Các lĩnh vực khác 2 11.8 12 70.6 3 17.6 17 11.3 5. Ngôn ngữ tài liệu mà bạn sử dụng
Nhóm bạn đọc trí thức
Học sinh – sinh viên
Nhóm bạn đọc là người cao tuổi,
lđ, thiếu nhi Tổng số SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Tiếng việt 30 20 50 33.3 70 46.7 150 100 Anh 17 11.3 37 24.7 3 2 57 38 Trung quốc 14 9.3 19 12.7 33 22 Nga 11 7.3 15 10 1 0.7 27 18 Ngôn ngữ khác 2 1.3 4 2.7 6 4
6. Loại hình tài liệu nào mà bạn hay sử dụng Nhóm bạn đọc trí thức Học sinh – sinh viên Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, lđ, thiếu nhi Tổng số SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Sách tiếng Việt 25 16.7 95 63.3 30 20 150 100 Sách ngoại văn 5 3.3 9 6 1 0.7 15 10 Báo 45 30 70 46.7 20 13.3 135 90 Tạp chí Việt 60 40 75 50 11 7.3 146 97.3 Tạp chí ngoại 4 2.7 7 4.6 1 0.7 12 8
Loại hình tài liệu
khác 5 3.3 11 7.4 2 1.3 18 12
7. Bạn đã sử dụng dịch vụ nào sau đây của Thư viện Nhóm bạn đọc trí thức Học sinh – sinh viên Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, lđ, thiếu nhi Tổng số SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
Dịch vụ cung cấp tài liệu
11 7.3 55 36.7 12 8 78 52
Dịch vụ thông tin theo yêu cầu
13 8.7 14 9.4 2 1.3 29 19.4 Dịch vụ cung cấp bản
sao tài liệu gốc
10 6.7 11 7.3 2 1.3 23 15.3 Dịch vụ thông tin đa
phương
6 4 4 2.7 1 0.7 11 7.3
Dịch vụ khác 2 1.3 6 4 1 0.7 9 6
8. Bạn đã sử dụng sản phẩm nào sau đây của Thư viện
Nhóm bạn đọc trí thức Học sinh – sinh viên Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, lđ, thiếu nhi Tổng số SL (%) SL (%) SL (%) SL ( % ) Mục lục truyền thống 15 10 29 19.3 13 8.7 57 38 Thư mục 4 2.7 5 3.3 2 1.3 11 7 Cơ sở dữ liệu 19 12.7 40 26.7 2 1.3 61 40.7 Sản phẩm khác 4 2.7 16 10.7 1 0.7 21 14
9.Bạn thường tra tìm tài liệu bằng phương pháp tra cứu truyền thống (Hệ thống mục lục) và mức độ tra cứu đó như thế nào?