Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của nhu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đọc và thỏa mãn nhu cầu đọc tại thư viện tỉnh hà nam (Trang 27)

6. Bố cục của khóa luận

1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của nhu

điều kiện xã hội thay đổi, dư luận xã hội, sự lan truyền tâm lý hoặc bầu không khí chung trong xã hội…

1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của nhu cầu đọc cầu đọc

 Hoàn cảnh lịch sử xã hội

Nhu cầu đọc hoặc hứng thú đọc của người đọc được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển của nền kinh tế và xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể. Điều kiện lịch sử - xã hội thể hiện trên hai phương diện cụ thể là chế độ chính trị - xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Chế độ chính trị xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó mặt chế độ chính trị xã hội là mặt chủ yếu tác động đến nhu cầu đọc sách báo của bạn đọc.

Hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phong phú thì nhu cầu đọc, nhu cầu tin ngày càng phong phú, đa dạng, đòi hỏi ngày một cao hơn. Tài liệu điện tử ngày càng phổ biến, thay thế tài liệu truyền thống, mạng internet và công nghệ thông tin ngày càng phổ biến…bên cạnh đó sản xuất phát triển làm cho đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao đã ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sống và nhu cầu đọc của con người. Các thông tin được cung cấp phải chuyên sâu hơn, rộng hơn, bao quát hơn. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi người cung cấp thông tin phải có trình độ chuyên môn sâu, kỹ thuật cao và hiểu biết rộng, am hiểu và tinh thông nhiều vấn đề.

Xã hội ngày càng phát triển, nhiều vấn đề mới nảy sinh, nhiều lĩnh vực mới và nhiều người quan tâm và họ sẽ cần nhiều thông tin liên quan tới các lĩnh vực đó, nhu cầu đọc từ đó sẽ phát sinh theo và cần được đáp ứng những thông tin cụ thể và thiết thực, kịp thời.

Xã hội phát triển, các quan hệ xã hội lành mạnh, hài hòa, chế độ dân chủ cũng góp phần làm cho con người sống thỏa mái, tự do hơn, phong phú hơn, kích thích nhu cầu đọc phát triển.

Đời sống văn hóa tinh thần phong phú là tiền đề cho nhu cầu đọc và nhu cầu tin phát triển.

 Yếu tố nghề nghiệp

Là yếu tố quan trọng tạo nên hứng thú đọc cho người đọc.

Nghề nghiệp là hoạt động lao động chủ yếu của con người trong xã hội. Khi dư luận xã hội đã quan niệm lao động là thước đo giá trị nhân phẩm, giá trị đạo đức thì nghề nghiệp là một trong những nhân tố chính tác động đến nhu cầu, hứng thú đọc sách báo.

Hoạt động lao động, nghề nghiệp là hoạt động chủ đạo trong một giai đoạn rất dài của cuộc đời, từ khi con người đến tuổi lao động đến lúc già yếu không đi làm được nữa. Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người mà lao động còn giúp con người trở nên minh mẫn, sáng tạo, năng động, thông minh, tiến hóa hơn. Vì vậy tính chất hoạt động lao động nghề nghiệp ảnh hưởng lớn tới xu thế phát triển của con người, ảnh hưởng tới mọi hoạt động sống và hệ thống nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu đọc.

Nghề nghiệp là một từ dùng để chỉ những hoạt động lao động khác nhau của mỗi người khác nhau. Mỗi người thì có mỗi lĩnh vực lao động khác nhau hay nói cách khác mỗi người có những nghề nghiệp khác nhau. Ở những nghề nghiệp khác nhau thì lại yêu cầu con người có những kỹ năng, kỹ xảo riêng và đòi hỏi họ phải có một trình độ nhất định. Như vậy để đáp ứng việc nâng cao trình độ thì mỗi đối tượng bạn đọc sẽ phải có nhu cầu đọc những tài liệu riêng phù hợp với nghề nghiệp của mình. Do vậy khi thực hiện công tác người đọc Thư viện hết sức chú ý đến yếu tố này để thỏa mãn nhu cầu đọc của người đọc.

Nghề nghiệp khác nhau thì nhu cầu thông tin, tập quán, thói quen sử dụng thông tin của họ cũng sẽ khác nhau.

Ví dụ: Nếu bạn đọc là giáo viên thì nhu cầu đọc của họ sẽ thiên nhiều về lĩnh vực giáo dục, các tài liệu giảng dạy, nghiên cứu. Bạn đọc là kỹ sư thì nhu cầu đọc của họ chủ yếu là các tài liệu về kỹ thuật, khoa học tự nhiên. Bạn đọc là bác sỹ thì nhu cầu đọc của họ chủ yếu là các tài liệu về y học, về phương pháp điều trị bệnh….

 Trình độ văn hóa

Trình độ học vấn ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đọc, nhu cầu tin của bạn đọc. Trình độ văn hóa của bạn đọc càng cao thì nhu cầu đọc, nhu cầu tin càng lớn, càng sâu rộng và bạn đọc càng tích cực sử dụng Thư viện. Trình độ văn hóa của bạn đọc thấp thường có nhu cầu tin đơn giản hơn, thông tin ít hơn, thông tin cung cấp cần dễ hiểu và có nội dung đơn giản hơn. Số lượt bạn đọc đến Thư viện cũng như số lượng và chất lượng của những sách báo mà bạn đọc mượn cũng tỉ lệ thuận với trình độ văn hóa của họ.

 Yếu tố lứa tuổi

Mỗi giai đoạn lứa tuổi trong cuộc đời con người có những đặc điểm tâm sinh lý riêng do hoạt động chủ đạo chi phối. Tâm lý học phân chia cuộc đời con người thành bốn giai đoạn lứa tuổi tương ứng những hoạt động chủ đạo có tính chất khác nhau: giai đoạn trước tuổi học, giai đoạn học tập, giai đoạn tham gia lao động sản xuất, giai đoạn nghỉ lao động. Các đặc điểm tâm lý lứa tuổi ảnh hưởng khá rõ rệt đến nhu cầu đọc, nhu cầu tin, nội dung và phương thức thỏa mãn nhu cầu đọc của người đọc.

Tuổi tác có ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức của con người, do đó ảnh hưởng đến nhu cầu đọc của người đọc. Tuổi tác càng cao thì nhu cầu đọc chủ yếu về chuyên sâu hơn, bạn đọc trẻ thường có nhu cầu đọc mang tính khám phá khoa học, nhiều thông tin hơn.

Trong Thư viện cũng phân thành các nhóm lứa tuổi bạn đọc để phục vụ bạn đọc tốt hơn. Thường chia thành hai nhóm chính: Nhóm lứa tuổi thiếu nhi và người lớn.

 Yếu tố giới tính

Đặc điểm giới tính là đặc điểm của nhóm người có những nét đặc thù riêng mà không phụ thuộc vào sự phân chia theo ý muốn chủ quan của Thư viện. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến nhu cầu, hứng thú đọc tạo nên trong họ những cảm xúc, tình cảm đối với những tài liệu khác nhau, những thị hiếu đọc khác nhau.

Ở nam giới có tính cách mạnh mẽ, tự tin, phóng khoáng, thích cái mới và tìm tòi cái mới, có đầu óc sáng tạo, tư duy logic…nên nhu cầu đọc của họ cũng khác với nữ giới có tính cách mềm mại, dịu dàng, không thích sự xê dịch, tính cách bảo thủ hơn…

Các đặc điểm giới tính cũng được biểu thị trong sắc thái nội dung và cách thức thỏa mãn nhu cầu đọc của mỗi người.

 Yếu tố sở thích cá nhân

Nói đến sở thích cá nhân là nói đến cái riêng biệt, cái đơn nhất ở từng đọc cụ thể.

Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do hai yếu tố: Sự tác động của môi trường, xã hội, hoàn cảnh sống đến mỗi người là không giống nhau và sự tiếp thu ở từng người đọc trước sự tác động của những nhân tố khác quan cùng một lúc.Mỗi người đều có những nhu cầu, sở thích, tính cách khác nhau, không ai giống nhau, do đó nhu cầu đọc, nhu cầu tin của mỗi người cũng khác nhau. Sở thích cá nhân khác nhau nên nhu cầu nói chung và nhu cầu đọc, nhu cầu tin là khác nhau.

 Chất lượng và hoạt động thông tin

Chất lượng và hoạt động thông tin được thể hiện ở chỗ Thư viện có thỏa mãn đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho bạn đọc không? Nếu được thỏa mãn thì nhu cầu đọc sẽ không lắng dịu đi mà càng phát triển ở mức độ cao hơn, tính chu kỳ của nhu cầu đọc được lặp lại và nội dung của nhu cầu

đọc được nâng cao. Nếu không được thỏa mãn thì sẽ là một trong những nguyên nhân làm cho nhu cầu đọc của người đọc bị triệt tiêu.

Đây là bảy yếu tố tác động đến nhu cầu đọc của người đọc. Trong đó các yếu tố như: Hoàn cảnh lịch sử xã hội, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, lứa tuổi, giới tính, chất lượng hoạt động thông tin là yếu tố khách quan, là những nhân tố xã hội, những tính chất chung cho một tập thể hay một lớp người đọc đông đảo còn nhân tố sở thích cá nhân là nhân tố chủ quan thuộc về từng người đọc. Bảy nhân tố này có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó có 3 nhân tố đóng vai trò cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến nhu cầu đọc sách báo của người đọc đó là: hoàn cảnh lịch sử xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp.

Chương 2. THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐỌC CỦA BẠN ĐỌC VÀ MỨC ĐỘ THỎA MÃN NHU CẦU ĐỌC

TẠI THƯ VIỆN TỈNH HÀ NAM 2.1 Đặc điểm bạn đọc của Thư viện tỉnh Hà Nam

Bạn đọc là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động của một cơ quan Thông tin – Thư viện nào. Bạn đọc và nhu cầu của họ là cơ sở để định hướng cho toàn bộ hoạt động thông tin của một cơ quan Thông tin – Thư viện. Việc nghiên cứu nhu cầu đọc để đáp ứng kịp thời đầy đủ và chính xác nhu cầu đọc của bạn đọc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các Thư viện nói chung và Thư viện tỉnh Hà Nam nói riêng.

Thư viện tỉnh Hà Nam là Thư viện công cộng nên bạn đọc của Thư viện rất đa dạng và phong phú, thuộc mọi tầng lớp nhân dân với trình độ nghề nghiệp khác nhau. Với thành phần bạn đọc đa dạng cùng với sự tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, sư tăng nhanh và phong phú các xuất bản phẩm, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giới thiệu sách báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo điều kiện cho nhu cầu đọc tăng lên nhanh chóng.

Mỗi bạn đọc đều có sở thích, hứng thú và nhu cầu đọc khác nhau song đều có điểm chung: Họ vừa là người khai thác sử dụng, vừa là người cung cấp thông tin. Do đó việc nghiên cứu nhu cầu đọc của họ để biết được họ cần gì? Thư viện đáp ứng được nhu cầu đọc của họ đến đâu? Những tồn tại và hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu đọc của bạn đọc….từ đó Thư viện sẽ có những kế hoạch, những hoạt động, phương pháp phù hợp, xây dựng các sản phẩm, đổi mới các dịch vụ nhằm đem lại hiệu quả cao cho bạn đọc.

Chúng ta có nhiều dấu hiệu khác nhau để phân loại bạn đọc của Thư viện Hà Nam

Nếu căn cứ vào lứa tuổi ta có phân thành các nhóm sau: Dưới 20 tuổi

Từ 20 – 29 tuổi Từ 30 – 40 tuổi Trên 40 tuổi

Nếu căn cứ vào trình độ ta có thể chia thành các nhóm sau: Trình độ phổ thông, trung cấp

Trình độ đại học Trình độ trên đại học

Nếu căn cứ vào nghề nghiệp ta có thể chia thành các nhóm sau: Học sinh, sinh viên

Giáo viên Nhà nghiên cứu Cán bộ quản lý Người lao động

Các nghề nghiệp khác

Tuy nhiên tựu chung lại ta có thể chia bạn đọc của Thư viện Hà Nam thành 3 nhóm chính với những đặc điểm nhu cầu đọc tương đối khác biệt

Nhóm bạn đọc trí thức

Nhóm bạn đọc là học sinh, sinh viên

Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, nhân dân lao động, thiếu nhi.

Để nghiên cứu các đặc điểm của từng đối tượng bạn đọc ta phải trả lời những câu hỏi sau:

Họ là ai?

Bao nhiêu tuổi? Trình độ văn hóa?

Thường sử dụng loại tài liệu gì?

Thường sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ gì?

Họ có mong muốn gì thêm về loại tài liệu mà Thư viện Hà Nam cần cung cấp thêm?

Họ đánh giá như thế nào về thái độ, tinh thần phục vụ của cán bộ thư viện. Họ có ý kiến nào khác để cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư viện.

Qua việc điều tra những câu hỏi như trên ta xác định được tính chất, nội dung của từng loại nhu cầu của từng nhóm bạn đọc để tránh cung cấp những thông tin, tài liệu không phù hợp với các đối tượng bạn đọc khác nhau.

2.1.1 Nhóm bạn đọc trí thức

Nhóm bạn đọc trí thức chiếm khoảng 20% trong tổng số bạn đọc của Thư viện tỉnh Hà Nam. Nhu cầu đọc của nhóm này đòi hỏi có sự tổng hợp, bao gồm những người làm công tác quản lý, lãnh đạo tỉnh, các cán bộ nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, giáo viên…Nhóm bạn đọc thường không ổn định.

 Những người làm công tác quản lý, lãnh đạo

Nhóm bạn đọc này là những nhà lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng, chính quyền Thành phố các cấp, các ngành….Họ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của cơ quan mà họ quản lý và lãnh đạo. Họ là những người ra quyết định hoặc chuẩn bị ra quyết định ở các cấp khác nhau trong tỉnh. Họ có nhiệm vụ là chỉ đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, chủ trương, kế hoạch của Đảng, Nhà nước và của tỉnh. Họ cần những thông tin có tính tổng hợp, nhưng thông tin mang tính chiến lược, dự báo chung (những thông tin ở tầm vĩ mô) và phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, kịp thời, khách quan và mang tính định hướng. Họ có nhu cầu cao về các chính trị - xã hội, kinh tế - pháp luật, khoa học kỹ thuật…Họ cần những thông tin mang tính thời sự, nóng hổi, các tài liệu chỉ đạo như: chỉ thị, nghị quyết. Hình thức sử dụng thông tin của họ là các thông tin chuyên đề, các thông tin được chọn lọc mang tính chuyên sâu và hệ thống.

 Những người làm công tác nghiên cứu giảng dạy

Gồm có những cán bộ nghiên cứu, những người đang tham gia các đề tài nghiên cứu ở các cấp tỉnh, cấp ban nghành đến cấp cơ sở của tỉnh. Những người trực tiếp tham gia giảng dạy tại các trường đại hoc, cao đẳng, trung học…, là các giáo sư, tiến sỹ. Loại hình tài liệu được họ quan tâm chủ yếu là nhóm tài liệu chuyên ngành, giáo trình, giáo khoa và đặc biệt là những thông tin mới mang tính khoa học và giáo dục cao. Những thông tin về các công trình nghiên cứu khoa học, thông tin tư liệu để nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể. Họ thường quan tâm đến báo, tạp chí và các bản tin nhanh. Để phục vụ tốt nhu cầu của nhóm này thì cán bộ thư viện phải là những người có hiểu biết sâu rộng, có hiểu biết về các vấn đề kinh tế, xã hộ, văn hóa… mới có thể đáp ứng nhu cầu của nhóm này một cách tốt nhất.

2.1.2. Nhóm bạn đọc là học sinh – sinh viên

Nhóm bạn đọc này chiếm số lượng đông đảo nhất chiếm 65% tổng số bạn đọc của Thư viện Hà Nam. Họ là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông trong địa bàn tỉnh. Với sinh viên của các trường với các chuyên ngành khác nhau nên nhu cầu đọc của họ rất đa dạng, cần tài liệu về nhiều lĩnh vực khác nhau để phục vụ cho việc học tập, làm các đề tài và làm khóa luận tốt nghiệp. Với các em học sinh thì nhu cầu đọc của nhóm này khá đơn giản. Các em chủ yếu đọc sách văn học nghệ thuật, sách khoa học tự nhiên và xã hội, những cuốn sách về lịch sử, địa lý, sách khoa học thường thức để khám phá những điều mới lạ, để hiểu biết về cuộc sống.

Trước nhu cầu như vậy đòi hỏi cán bộ thư viện luôn phải cập thông tin,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đọc và thỏa mãn nhu cầu đọc tại thư viện tỉnh hà nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)