Nhu cầu đọc về ngôn ngữ tài liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đọc và thỏa mãn nhu cầu đọc tại thư viện tỉnh hà nam (Trang 38 - 41)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.2 Nhu cầu đọc về ngôn ngữ tài liệu

Xã hội ngày càng phát triển và hiện đại thì nhu cầu đọc, nhu cầu thông tin càng lớn, xu thế hội nhập, giao lưu học hỏi là một xu thế tất yếu và cần

thiết, một nhiệm vụ quan trọng. Muốn làm tốt và thành công nhiệm vụ này, con người phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ và chuyên môn của mình và quan trọng hơn là nâng cao trình độ ngoại ngữ của bản thân. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập nói chung, gia nhập WTO của nước ta thì việc nâng cao trình độ ngoại ngữ chính là yếu tố then chốt, công cụ quan trọng đưa nước ta tiếp cận tới tri thức, khoa học tiến bộ, mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác đưa nước ta phát triển toàn diện, hiện đại.

Tuy nhiên trình độ ngoại ngữ của bạn đọc đang còn thấp cho nên một số lượng tài liệu ngoại văn chưa được khai thác triệt để, bạn đọc không chú trọng lắm tới nguồn tài liệu quý giá này.

Đây là bảng số liệu thống kê nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu của bạn đọc ở Thư viện

Bảng 2. Nhu cầu đọc về ngôn ngữ tài liệu của bạn đọc tại Thư viện Hà Nam

Nhóm Ngôn ngữ Tổng số phiếu Nhóm trí thức Nhóm HS – SV Nhóm cao tuổi, LĐ, thiếu nhi Tổng % SL % SL % SL % Tiếng Việt 150 100 30 20 50 33.3 70 46.7 Tiếng Anh 57 38 17 11.3 37 24.7 3 2 Tiếng Nga 33 22 14 9.3 19 12.7 Tiếng Trung 27 18 11 7.3 15 10 1 0.7 Ngôn ngữ khác 6 4 2 1.3 4 2.7

Biểu đồ về Nhu cầu đọc ngôn ngữ tài liệu của bạn đọc tại Thư viện 30 15 15 11 2 50 37 20 15 4 70 3 1

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Nga Tiếng Trung

Ngôn ngữ khác

Nhóm người cao tuổi, lđ, thiế u nhi

Nhóm HS - SV Nhóm tri thức

Kết quả điều tra cho thấy, 100% bạn đọc đều có nhu cầu đọc về ngôn ngữ tiếng Việt, điều này cũng dễ hiểu vì tiếng Việt là ngôn ngữ chính – tiếng mẹ đẻ của nước ta, tất cả mọi hoạt động giao tiếp hàng ngày và sách giáo khoa, giáo trình.. chủ yếu là sách tiếng Việt. 38% bạn đọc có nhu cầu đọc về ngôn ngữ tiếng Anh, 18% bạn đọc có nhu cầu đọc về ngôn ngữ tiếng Trung, 22% bạn đọc có nhu cầu đọc về ngôn ngữ tiếng Nga, 6% ngôn ngữ khác.

Trong mỗi nhóm bạn đọc thì nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu lại khác nhau. Ngoài ngôn ngữ tiếng Việt thì các tài liệu bằng tiếng Anh, Trung, Nga đều được quan tâm sử dụng trong đó: Nhu cầu đọc của nhóm bạn đọc trí thức về ngôn ngữ tiếng Việt là 20%, tiếng Anh là 11.3%, tiếng Nga là 9.3%, tiếng Trung 7.3%, ngôn ngữ khác 1.3%. Ở nhóm bạn đọc là học sinh – sinh viên thì nhu cầu đọc về ngôn ngữ tiếng Việt là 33.3%, tiếng Anh 24.7%, tiếng Nga 12.7%, tiếng Trung 10%, ngôn ngữ khác 2.7%. Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, lao động, thiếu nhi nhu cầu đọc về ngôn ngữ tiếng Việt là 46.7%, tiếng Anh là 2%, tiếng Trung 0.7%.

Qua kết quả điều tra nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu ở ba nhóm đọc chính cho thấy, cả ba nhóm người dùng tin này tập trung chủ yếu vào tài liệu ngôn ngữ tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ, bạn đọc cũng quan tâm đến các tài liệu ngôn ngữ tiếng nước ngoài; trong đó tập trung nhất là ngôn ngữ tiếng Anh 38% bởi vì Tiếng Anh ngày nay là ngôn ngữ thông dụng nhất, là ngôn ngữ giao dịch chung của quốc tế, trong tất cả các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học hầu như trường nào cũng lấy tiếng Anh là môn học ngoại ngữ bắt buộc đối với học sinh, sinh viên nên nhu cầu đọc về ngôn ngữ này là rất lớn. Trong những năm gần đây, tiếng Trung 18%, tiếng Nga 22%, các ngôn ngữ khác được bạn đọc quan tâm sử dụng rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngôn ngữ đó ở Việt Nam là không thông dụng và chỉ những bạn đọc nào theo chuyên ngành học hay làm việc liên quan tới ngôn ngữ đó thì mới có nhu cầu sử dụng, còn những bạn đọc khác không quan tâm tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đọc và thỏa mãn nhu cầu đọc tại thư viện tỉnh hà nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)