Nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ Thông tin – Thư viện tại Thư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đọc và thỏa mãn nhu cầu đọc tại thư viện tỉnh hà nam (Trang 45)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.5Nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ Thông tin – Thư viện tại Thư

viện tỉnh Hà Nam

Sản phẩm thông tin – thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin, do một cá nhân, tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của người bạn đọc.

Dịch vụ thông tin – thư viện bao gồm những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của bạn đọc ở các cơ quan thông tin – thư viện nói chung.

Với mục đích cung cấp cho người dùng tin những thông tin có giá trị cao và bổ ích, thư viện phát triển các dịch vụ tương xứng với các sản phẩm thư viện để phục vụ bạn đọc một cách hiệu quả nhất.

 Nhu cầu về sử dụng các sản phẩm thông tin – thư viện tại Thư viện Bảng 5. Nhu cầu về các sản phẩm thông tin – thư viện tại Thư viện

NDT Sản phẩm TT – TV Số lượng Tỉ lệ (%) Hệ thống mục lục 57 38 Thư mục 11 7.3 Cơ sở dữ liệu 61 40.7 Sản phẩm khác 21 14

Hệ thống mục lục: Thư viện đã xây dựng được một hệ thống mục lục

cho hầu hết tất cả các tài liệu của mình: mục lục chữ cái và mục lục phân loại. Theo điều tra có 38% bạn đọc vẫn thường xuyên sử dụng hệ thống mục lục, rất ít người sử dụng hệ thống mục lục phân loại mà chủ yếu sử dụng mục lục chữ cái.

Thư mục: Bao gồm thư mục thông báo sách, thư mục chuyên đề…Khoảng 7.3% bạn đọc thường xuyên sử dụng sản phẩm thư mục.

Cơ sở dữ liệu: Đây là một sản phẩm thông tin – thư viện hiện đại. Hiện nay Thư viện tỉnh Hà Nam đã chuyển sang sử dụng phần mềm tích hợp INFOLIB. Phần mềm này cũng hỗ trợ các chuẩn biên mục quốc tế: MARC21, ACCR2, tạo nhiều thuận lợi trong việc liên kết, kết nối, hội nhập và chia sẻ thông tin có khoảng 40.7% bạn đọc sử dụng sản phẩm này. Có hai loại cơ sở dữ liệu tiêu biểu là cơ sở dữ liệu toàn văn và cơ sở dữ liệu thư mục. Các sản phẩm thông tin – thư viện khác bạn đọc cũng quan tâm sử dụng nhưng tỉ lệ rất ít

 Nhu cầu về các dịch vụ thông tin – thư viện

Bảng 6. Nhu cầu về sử dụng các dịch vụ TT – TV tại Thư viện NDT

Dịch vụ TT – TV Số lượng Tỉ lệ (%)

Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc 78 52 Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu 29 19.4 Dịch vụ thông tin theo yêu cầu 23 15.3

Dịch vụ thông tin đa phương 11 7.3

Dịch vụ khác 9 6

Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc: Bao gồm có đọc tài liệu tại chỗ và mượn

tài liệu về nhà được bạn đọc sử dụng nhiều nhất 52%. Dịch vụ thông tin theo yêu cầu là dịch vụ cung cấp các thông tin có nội dung và hình thức đã được xác định từ trước một cách chủ động và định kỳ tới người dùng tin và chiếm tỉ lệ 15.3%.

Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc: Bạn đọc khi đến thư viện do điều kiện, thời gian của bản thân không thể ngồi đọc tài liệu tại Thư viện thì có thể đăng ký photo tài liệu tại Thư viện. Dịch vụ được thực hiện tại hai phòng đọc là phòng đọc sách tổng hợp và phòng đọc báo, tạp chí. Bạn đọc vẫn thường xuyên sử dụng và quan tâm tới dịch vụ này chiếm tỉ lệ 19.4%.

Dịch vụ đa phương tiện: ngày nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển và hiện đại, với những tiện ích mà dịch vụ này mang lại rất nhiều và được bạn đọc quan tâm sử dụng tuy nhiên hiện nay, do điều kiện còn khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị nên dịch vụ này tại Thư viện tỉnh Hà Nam còn hạn chế chiếm 7.3%. và dịch vụ thông tin theo yêu cầu chiếm 15.3%. 2.3 Mức độ đáp ứng nhu cầu đọc của bạn đọc tại Thư viện tỉnh Hà Nam

2.3.1. Mức độ đáp ứng của các sản phẩm và dịch vụ tại Thư viện Tỉnh Hà Nam

Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin, do một cá nhân/ tập thể thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của NDT. Tại Thư viện Hà Nam các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện ngày càng được đa dạng hóa và phát triển liên tục nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đọc của người bạn đọc.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của bạn đọc, Thư viện đã tổ chức các dịch vụ: Đọc tại chỗ, mượn về nhà, cung cấp bản sao tài liệu gốc, dịch vụ thông tin theo yêu cầu…..phần lớn các dịch vụ tại Thư viện đã đáp ứng tương đối đầy đủ và rất tốt nhu cầu đọc, nhu cầu tin của bạn đọc.

Nhằm phục vụ nhu cầu tra cứu của bạn đọc thư viện đã tạo lập các sản phẩm thông tin – thư viện rất đa dạng bao gồm: mục lục truyền thống, thư mục thông báo tài liệu mới, thư mục chuyên đề, cơ sở dữ liệu…

Bảng7: Đánh giá của bạn đọc về phương pháp tra cứu hiện đại ( Cơ sở dữ liệu) NDT Đánh giá Số lượng Tỉ lệ (%) Rất dễ dàng 49 32.7 Dễ dàng 24 16 Khó khăn 9 6

Bảng8: Đánh giá của bạn đọc về phương pháp tra cứu truyền thống (Hệ thống mục lục) NDT Đánh giá Số lượng Tỉ lệ (%) Rất dễ dàng 43 28.7 Dễ dàng 17 11.3 Khó khăn 8 5.3

Theo số liệu điều tra cho thấy: trong số 54.7% bạn đọc sử dụng cơ sở dữ liệu hiện đại để tra cứu và tìm kiếm thông tin thì 32.7% bạn đọc cho rằng tra cứu trên cơ sở dữ liệu rất dễ dàng, 16% bạn đọc cho rằng tra cứu trên cơ sở dữ liệu dễ dàng và 6% ý kiến cho rằng tra tìm tài liệu trên cơ sở dữ liệu khó khăn.

Ngày nay khi mà công nghệ thông tin đã len lỏi ở khắp nơi, các phương tiện tra cứu hiện đại được các Trung tâm, Thư viện áp dụng, bạn đọc đã được tiếp cận và sử dụng các phương tiện đó phục vụ cho việc tra tìm tài liệu. Tuy nhiên qua kết quả điều tra vẫn còn một số lượng khá lớn bạn đọc sử dụng hệ thống tra cứu truyền thống. Trong số 45.3% bạn đọc thường xuyên sử dụng hệ thống tra cứu truyền thống (Hệ thống mục lục) 28.7% ý kiến cho rằng tra cứu trên hệ thống mục lục rất dễ dàng, thuận tiện, 11.3% ý kiến đánh giá sử dụng dễ dàng, 5.3% ý kiến đánh giá còn gặp khó khăn khi sử dụng hệ thống mục lục tra cứu. Thực tế cho thấy tra tìm trên hệ thống mục lục thường mất nhiều thời gian hơn và độ chính xác của các thông tin tìm được thấp hơn, một số phiếu bị mất, bị rách,... Thêm vào đó ý thức của bạn đọc vẫn còn kém, dùng

Qua số liệu điều tra cho ta thấy phần lớn các sản phẩm và dịch vụ tại Thư viện đã đáp ứng tương đối đầy đủ và rất tốt nhu cầu đọc, nhu cầu tin của bạn đọc. Bạn đọc đều rất hài lòng về các sản phẩm và dịch vụ của Thư viện. Số bạn đọc chưa được đáp ứng đầy đủ và chưa hài lòng không nhiều. Do đó, Thư viện cần đẩy mạnh hơn nữa chất lượng và công tác phục vụ bạn đọc thật hiệu quả.

2.3.2 Mức độ đáp ứng về tài liệu của Thư viện

Vốn tài liệu của Thư viện hiện có hơn 80.000 cuốn. Nguồn bổ sung tài liệu của thư viện từ các nguồn: nhận lưu chiểu, biếu tặng và được Nhà nước cấp kinh phí để mua sách, báo, tạp chí. Bên cạnh đó Thư viện còn nhận được tài liệu tài trợ từ các tổ chức, các cơ quan thông tin, cá nhân trong và ngoài nước, tài liệu nộp lưu chiểu của một số nhà xuất bản, khóa luận, luận văn. Quy trình bổ sung tài liệu được thực hiện bởi nhiều công đoạn, song công đoạn có nhiều ý nghĩa nhất đó là Thư viện luôn gửi danh mục tài liệu mới cần bổ sung về các phòng ban để lấy yêu cầu của bạn đọc trước khi bổ sung tài liệu. Công việc này giúp trung tâm lựa chọn tài liệu có định hướng, sát với nhu cầu của bạn đọc. Tuy nhiên do kinh phí bổ sung còn hạn chế nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc và nhiều bạn đọc cho rằng Thư viện nên bổ sung các tài liệu chuyên ngành và các tài liệu liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu của họ, sách bộ đặc biệt truyện dài tập, các tuyển tập nên bổ sung đầy đủ, cập nhật thường xuyên hơn nữa các tài liệu mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 9: Mức độ đáp ứng tài liệu tại Thư viện NDT

Mức độ đáp ứng Số lượng Tỉ lệ (%)

Đáp ứng đầy đủ 81 54

Chưa đầy đủ 46 30.7

Theo kết quả điều tra cho thấy có 54% ý kiến của bạn đọc cho rằng Thư viện đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tài liệu của họ, có tới 30.7% ý kiến bạn đọc cho rằng Thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu tài liệu của họ và 15.3% ý kiến bạn đọc cho rằng Thư viện không đáp ứng được nhu cầu tài liệu của họ. Do nguồn kinh phí được cấp để bổ sung vốn tài liệu cho Thư viện còn hạn chế nên tổng số vốn tài liệu của Thư viện còn ít khoảng hơn 80.000 cuốn sách, chưa thực sự phong phú về nội dung nên việc thỏa mãn nhu cầu về tài liệu của bạn đọc tại thư viện chưa cao.

Nguyên nhân của việc mà nhiều bạn đọc cho rằng Thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu tài liệu của họ thì có rất nhiều lý do. Do nguồn kinh phí được cấp cho việc bổ sung vốn tài liệu còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Nhiều bạn đọc cho rằng họ gặp phải những khó khăn khi tra tìm tài liệu. Hầu hết bạn đọc là những người cao tuổi, những người lao động và các em thiếu nhi thì họ gặp khó khăn trong việc tra tìm tài liệu trên các cơ sở dữ liệu của Thư viện vì người già và trẻ em không quen với việc sử dụng máy tính. Cũng có những ý kiến cho rằng khi mượn tài liệu họ bị chối là do có người khác mượn đã mượn rồi, cũng có những ý kiến cho rằng họ bị từ chối khi mượn tài liệu vì tài liệu có trong Thư viện nhưng đang chờ xử lý nghiệp vụ (có thể đem đi đóng, tu sửa lại tài liệu). Ngoài ra còn có các lý do khiến bạn đọc bị từ chối khi mượn tài liệu là do ghi sai kí hiệu tài liệu, thiếu thông tin và cũng có những lý do bị từ chối khi mượn tài liệu là do tài liệu của Thư viện bị mất.

2.3.3 Tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ

Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hứng thú và nhu cầu đọc của bạn. Điều này được thể hiện rõ thông qua kết quả thu được từ những thông tin phản hồi của bạn đọc tại Thư viện.

Bảng 10. Thái độ của cán bộ thư viện ảnh hưởng tới nhu cầu đọc, nhu cầu tin

NDT

Mức độ ảnh hưởng Số lượng Tỉ lệ (%)

Ảnh hưởng nhiều 117 78

Ảnh hưởng ít 25 16.7

Không ảnh hưởng 8 5.3

Có 78% bạn đọc cho rằng tinh thần và thái độ của cán bộ thư viện ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu đọc, nhu cầu tin của họ, 16.7% bạn đọc cho rằng tinh thần, thái độ của cán bộ thư viện có ảnh hưởng ít tới nhu cầu đọc, nhu cầu tin của họ và 5.3% bạn đọc cho rằng tinh thần, thái độ của cán bộ thư viện không ảnh hưởng tới nhu cầu đọc của họ.

Bảng 11:Đánh giá tinh thần, thái độ của cán bộ thư viện

NDT

Tinh thần, thái độ cán bộ Số lượng Tỉ lệ(%)

Nhiệt tình, thân thiện 113 75.3

Bình thường 28 18.7

Không nhiệt tình, thiếu thân thiện 9 6

Về đánh giá tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ thư viện thì có 75.3% bạn đọc cho rằng cán bộ thư viện nhiệt tình và thân thiện khi phục vụ bạn đọc, 18.7% bạn đọc cho rằng cán bộ thư viện bình thường và 6% bạn đọc cho rằng cán bộ thư viện không nhiệt tình và thân thiện.

Như vậy đa số bạn đọc đánh giá cao tinh thần và thái độ phục vụ của cán bộ thư viện. Đây cũng chính là sự động viên, tinh thần khích lệ từ phía bạn đọc đối với cán bộ để giúp họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong điều kiện làm việc còn hết sức khó khăn như hiện nay. Tinh thần, thái độ của bạn đọc ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả làm việc của cán bộ thư viện và hiệu quả hoạt động của Thư viện

2.3.4 Phương thức phục vụ tại Thư viện

Giờ mở cửa và phương thức phục vụ của Thư viện có ảnh hưởng đến việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tại Thư viện, cũng như thời gian tra

cứu, sử dụng và tìm kiếm thông tin của bạn đọc.

- Giờ mở cửa của Thư viện: Sáng: 7h30 phút -> 11h30 phút; Chiều:

13h30 phút -> 16h30 phút.

Hầu hết các bạn đọc được hỏi thì họ đều hài lòng với giờ đóng, mở cửa của Thư viện, chỉ có một số ít bạn đọc không hài lòng giờ đóng cửa của Thư viện, một số ý kiến cho rằng Thư viện nên mở của phục vụ bạn đọc vào các ngày thứ 7, chủ nhật.

Về hình thức phục vụ tài liệu tại Thư viện có 90% bạn đọc thích hình thức sử dụng tài liệu theo kho mở, được tự chọn tài liệu mà họ cần và 10% bạn đọc thích hình thức sử dụng tài liệu theo kho đóng. Còn đối với cán bộ tại Thư viện khi được hỏi thích phục vụ bạn đọc theo hình thức kho nào thì hầu hết cán bộ thư viện thích phục vụ bạn đọc theo hình thức kho mở và chỉ có rất ít cán bộ thư viện thích phục vụ bạn đọc theo hình kho đóng. Mỗi hình thức tổ chức kho đều có những ưu và nhược điểm, tuy nhiên để có thể tổ chức hình thức kho phục vụ như thế nào còn tùy thuộc vào số lượng bạn đọc, cơ sở vật chất, trang thiết bị, số lượng cán bộ của mỗi Thư viện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THỎA MÃN NHU CẦU ĐỌC CỦA BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TỈNH HÀ NAM

3.1 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới nhu cầu đọc và nhu cầu tin của Thư viện tỉnh Hà Nam tin của Thư viện tỉnh Hà Nam

 Những thuận lợi:

Nguồn kinh phí cho các hoạt động luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và ban lãnh đạo của Thư viện. Giúp Thư viện có nguồn kinh phí để bổ sung cũng như thanh lý tài liệu và tổ chức thành công các hoạt động cộng đồng. Ngoài ra Thư viện còn nhận được các nguồn tài trợ từ các tổ chức từ thiện.

Vốn tài liệu của Thư viện đa dạng về loại hình: Sách, báo, tạp chí… và phong phú về nội dung thuộc mọi lĩnh vực tri thức khác nhau luôn bám sát nhiệm vụ của Đảng, của Nhà nước và địa phương, đặc biệt Thư viện còn có vốn tài liệu địa chí phong phú đáp ứng tối đa nhu cầu của bạn đọc khi đến Thư viện. Cách bố trí, sắp xếp tài liệu trong kho rất gọn gàng, hợp lý, dễ dàng trong việc tìm kiếm tài liệu của cán bộ và bạn đọc.

Thư viện không ngừng đa dạng hóa các hình thức phục vụ bạn đọc, bạn đọc có thể mượn đọc trực tiếp tài liệu tại chỗ, mượn về nhà, sao chép tài liệu. Công tác phục vụ bạn đọc luôn luôn đáp ứng kịp thời các yêu cầu của bạn đọc một cách nhanh nhất và thoả mãn các yêu cầu của bạn đọc. Hơn nữa, các phòng ban của thư viện được tổ chức dưới dạng kho mở nên thuận lợi cho việc tìm kiếm tài liệu của bạn đọc. Đây là điều kiện thuận lợi để Thư viện phát triển và không ngừng nâng cao các hình thức phục vụ để gửi tới bạn đọc

những dịch vụ tốt nhất khi đến với Thư viện.

Cơ sở vật chất – trang thiết bị: được trang bị tương đối đầy đủ gồm: máy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đọc và thỏa mãn nhu cầu đọc tại thư viện tỉnh hà nam (Trang 45)