Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sự hình thành thể quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm dai tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 43)

Giá thể là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất thể quả nấm. Giá thể phù hợp sẽ mang lại năng suất nấm cao, chất lượng tốt và ngược lại. Vì vậy cần chuẩn bị giá thể nấm một cách thận trọng.

Thông thường một loại nấm ăn có thể mọc trên một hoặc nhiều cơ chất. Những cơ chất trồng nấm thường là các nguyên liệu của nông lâm nghiệp, có số lượng lớn, dễ tìm kiếm và không quá tốn kém. Để tìm kiếm những nguồn nguyên liệu tại địa phương, nấm Dai được trồng thử nghiệm trên các cơ chất là rơm rạ, cành cây nhỏ và mùn cưa. Kết quả cho thấy, nấm dai không phát triển với cơ chất là rơm rạ, phát triển tốt trên cành cây nhỏ và mùn cưa cây lá rộng (Hình 4.5). Trên mùn cưa cây lá rộng, nấm Dai cho thể quả với kích thước khá lớn, số lượng nhiều với hình thái tương đặc trưng.

A: Nm Dai trng trên cành cây nh B: Nm Dai trng trên mùn cưa g keo

4.4. Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật giảm giá thành sản phẩm

a) Ci tiến nút bông

Để giảm giá thành meo giống, nút bông truyền thống của các túi giống được thay bằng giấy ăn (Hình 4.6). Một túi giấy ăn có giá thành khoảng 40,000 đồng, có thể làm được 500 túi meo giống. Như vậy giá thành nguyên liệu làm nắp chai giống giảm xuống hơn 4 lần so với trước mà khả năng phát triển của hệ sợi nấm vẫn giữ nguyên.

Hình 4.6: Chai meo ging có np bng giy ăn

Khi sử dụng giấy để thay thế cho nút bông sẽ gặp khó khăn khi cấy giống vì giấy dễ bị ướt và mềm nát. Do vậy chỉ cấy giống khi chai giống đã nguội và nắp giấy đã khô. Nắp chai bằng giấy cũng không thể sử dụng nhiều lần như nút bông và trong nhiều trường hợp, làm cản trở tầm nhìn. Như vậy trong mỗi quy trình sản xuất đều có những ưu và nhược điểm, cần được điều chỉnh và lựa chọn tùy vào điều kiện sản xuất.

b) Rút ngn thi gian sn xut meo ging

Để rút ngắn thời gian sản xuất meo giống, túi thóc cấy giống được thiết kế cấy từ 2 phía đối diện, kết quả cho thấy, thời gian để hoàn tất quá trình sản xuất meo giống giảm từ 20 ngày xuống còn 10 ngày (Hình 4.7).

Hình 4.7: Túi meo ging nm cy t hai phía

Phương pháp này có ưu điểm tiết kiệm thời gian, đáp ứng được nhu cầu khẩn cấp của người dân, tuy nhiên do thao tác cấy gấp 2 lần bình thường, cùng với việc 2 lần làm nút bông, sẽ làm tăng áp lực cho quá trình làm meo giống, do vậy cần tiếp tục nghiên cứu thêm trong thời gian tới.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại thóc đến sự phát triển của hệ sợi nấm cũng như ảnh hưởng tới quá trình làm meo nấm, có thể sử dụng thóc Khang dân và Tạp giao để làm meo giống theo quy trình.

Giá thể tạo thể quả tốt nhất đã biết hiện nay là mùn cưa những cây lá rộng, không có độc tố hay tinh dầu, tuy nhiên nguyên liệu là các cành cây nhỏ có tiềm năng để trở thành nguồn nguyên liệu mới.

Kỹ thuật làm chai/ túi giống đã rút ngắn được thời gian làm meo giống từ 20 ngày còn 10 ngày, có thể sử dụng nắp chai, túi bằng giấy ăn để giảm giá thành sản phẩm.

5.2. Kiến nghị

Tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm Dai trên một số nguyên liệu làm meo giống như trấu, lá vải, cành cây nhỏ, cám gạo, ngũ cốc khác,… Và một số nguyên liệu làm giá thể tạo thể quả như bã mía, xơ dừa, thân cây ngô…để tạo thêm sự đa dạng về nguồn nguyên liệu nuôi trồng cho người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,

2012.

2. Công Phiên, 2012. Nấm - Dòng sản phẩm chủ lực mới. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 3. Hoàng Thanh Tú, Trịnh Tam Kiệt (2009) nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm

phễu da báo Lentinus tigrinus (Bull.) Fr, Di truyền học và ứng dụng – Chuyên

san Công nghệ sinh học, số 5.

4. Nguyễn Như Hiến và Phạm Văn Dư, 2013. Thực trạng và giải pháp phát triển sản

xuất nấm tại các tỉnh phía Nam. Diễn Đàn Khuyến Nông & Nông Thôn, Chuyên

đề Phát Triển Nghề Trồng Nấm Hiệu Quả, lần thứ 14: 17-25.

5. Minh Huệ, 2012. Bao giờ có thương hiệu nấm Việt Nam. Báo Kinh Tế Nông Thôn.

6. Nguyên Minh Khang (2010), Công nghệ nuôi trồng nấm, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

7. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Tp.HCM, 2012. Tình hình sản xuất nấm

tại thành phố Hồ Chí Minh. Báo Sở Nông nghiệp & PTNT Thành Phố Hồ Chí

Minh.

II. Tiếng Anh

8. Afrida S1, Tamai Y, Watanabe T, Osaki M (2014 ) Biobleaching of Acacia kraft pulp with extracellular enzymes secreted by Irpex lacteus KB-1.1

and Lentinus tigrinus LP-7 using low-cost media , World J Microbiol

Biotechnol., 30(8):2263-71.

9. Kent H. McKnight ( 1987), Peterson field guides-Mushroom, Library of Congress cataloging in publication data

10. Mr Walter Musoga, Joyce Agesa, Geoffrey Opondo, Dr Michael Osoro (2002),

11. Nor Adila Mhd Omar (2011), Nutritional Composition, Antioxidant Activities, and

Antiulcer Potential of Lentinus squarrosulus (Mont.) Mycelia Extract,

Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, Article ID 539356, 8 pages

12. Paul Stamets and J.S. Chilton The Mushroom cultivator A Practical Guide to growing Mushroom at Home.

13. Rich Milton R. Dulay và cộng sự (2012), Optimization of Culture Conditions for Mycelial Growth and Basidiocarp Production of Lentinus tigrinus (Bull.) Fr.,

A New Record of Domesticated Wild Edible Mushroom in the Philippines,

PHILIPP AGRIC SCIENTIST, Vol. 95 No. 3, 278–285.

14. Stella T1, Covino S, Křesinová Z, D'Annibale A, Petruccioli M, Čvančarová M, Cajthaml T (2013) Chlorobenzoic acid degradation by Lentinus (Panus) tigrinus: in vivo and in vitro mechanistic study-evidence

for P-450 involvement in the transformation, J Hazard Mater. 2013 Sep

15;260:975-83.

15. Subhadip Mahapatra (2013), Fungal Exopolysaccharide: Production,

Composition and Applications, Microbiol Insights.

16. Xu L1, Wang H, Ng T. (2012) A laccase with HIV-1 reverse transcriptase inhibitory activity from the broth of mycelial culture of the

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm dai tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)