của hệ sợi nấm
Thóc là cơ chất rất phổ biến để sản xuất meo nấm ăn và nấm dược liệu nói chung vì chúng giàu chất dinh dưỡng, rẻ tiền và rất dễ kiếm ở Việt Nam. Mặt khác các loại meo nấm trên thóc đã cho thấy kết quả thực tiễn rất tốt, được nhiều địa chỉ sản xuất meo giống nấm sử dụng như Viện Di truyền Nông nghiệp, Hà Nội hay khoa Công nghệ sinh học- Công nghệ thực phẩm, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tuy nhiên các loại thóc khác nhau sẽ có độ nở của hạt khác nhau. Điều này có tác động rất lớn tới quy trình làm meo nấm. Để tìm ra loại thóc tốt nhất cho quy trình sản xuất meo giống nấm Dai, các loại thóc có sẵn tại địa phương gồm: Thóc Khang dân, thóc Tạp giao, thóc non, thóc lẫn
tạp (rẻ tiền) được thử nghiệm và đánh giá chất lượng meo giống trên từng loại thóc.
Quá trình chuẩn bị các loại thóc được tiến hành giống nhau, cụ thể: - Cân lượng thóc cần dùng, rửa nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn thóc lép. Ngâm thóc trong nước sạch khoảng 12-16 giờ để thóc ngậm nước.
- Cho thóc vào nồi, cho lượng nước vừa ngập toàn bộ thóc, đun thóc trong khoảng 30 phút, cho đến khi thóc nứt hạt.
- Vớt thóc ra để ráo nước khoảng 15 phút.
- Bổ sung 1% bột nhẹ theo công thức, rồi trộn đều.
- Cho thóc vào túi nilon chịu nhiệt (hoặc lọ thủy tinh) với lượng vừa đủ, đậy nắp bằng nút bông.
- Hấp khử trùng ở 121°C trong thời gian 30 phút. - Để nguội và cấy giống.
- Ủ ở 30oC trong 2-3 ngày, ít ánh sáng, theo dõi, kiểm tra và ghi lại sự phát triển của hệ sợi.