Kết quả phân lập mảnh mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm dai tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 39 - 42)

Hình 4.1: Hình nh nm Dai sau khi thu nhn

Mảnh mô của nấm Dai sau khi phân lập được cấy trên môi trường thạch khoai tây chuyển vào tủ ấm điều kiện nhiệt độ tối ưu 30-32oC, ít ánh sáng để phát triển hệ sợi. Tuy nhiên trong lần phân lập đầu tiên 100% các đĩa môi trường bị nhiễm vi khuẩn, không thu được giống nấm như dự kiến. Nguyên nhân có

thể do môi trường khoai tây giàu chất dinh dưỡng, rất dễ nhiễm vi khuẩn và tốc độ phát triển của vi khuẩn trên môi trường này rất lớn, lấn át sự phát triển của nấm. Bên cạnh đó cũng có những yếu tố khách quan như các vấn đề về thiết bị (trong quá trình thực tập, thí nghiệm bị dừng 1 tháng do sự cố về điện và hỏng hóc thiết bị).

Để giải quyết vấn đề trên, môi trường phân lập được thay đổi sang môi trường thóc, thường sử dụng để làm meo giống. Sau 1 tuần, sợi nấm Dai ăn kín bề mặt cơ chất, không quan sát thấy các vùng thóc bị nát (thường do nhiễm khuẩn hoặc xử lý thóc quá nhiều nước) (Hình 4.2).

Hình 4.2: Phân lp mnh mô nm Dai trên hn hp thóc + 1% bt nh

Việc sử dụng hỗn hợp thóc, bột nhẹ để phân lập nấm trong thực tế không phổ biến vì so với môi trường PDA, chai thóc rất khó quan sát và không đánh giá được meo giống có bị nhiễm vi khuẩn hay không. Tuy nhiên ưu điểm của

phương pháp này là thời gian thu nhận hệ sợi tương đương với môi trường thạch PDA, một đĩa petri PDA có thể cấy ra 30 – 40 đĩa/ chai cơ chất meo nấm, nhưng một chai thóc có thể cấy ra 60- 80 chai thóc khác trong quá trình nhân giống cấp 2. Hơn nữa với loại nấm có sức sống mạnh như nấm dai, sợi nấm có thể phát triển mạnh trên môi trường thóc và ức chế sự phát triển của những vi sinh vật khác, vì vậy tùy trường hợp mà có thể sử dụng cách phân lập giống cho thích hợp.

Do các dạng nấm ăn và dược liệu đều có màu trắng, có mùi thơm nhẹ, rất khó phân biệt nên để chắc chắn đã phân lập được sợi nấm Dai cần có thêm những bằng chứng thuyết phục. Trong đó những bằng chứng về sinh học phân tử như kết quả giải trình tự 18S, là rất đáng tin cậy. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép, chúng tôi tiến hành kiểm tra bằng cách trồng thử giống nấm mới phân lập trên cơ chất mùn cưa gỗ keo. Kết quả, sau 3 tháng thu được thể quả nấm Dai với đặc điểm hình thái giống như các mẫu đã phân lập (Hình 4.3). Điều đó cho thấy sợi nấm thu nhận được là sợi nấm Dai, đồng thời chứng minh khả năng thuần hóa giống nấm ăn hoang dại này là hoàn toàn có thể.

Thời gian thu nhận thể quả của nấm Dai khá lâu, tương đương với thời gian nuôi trồng nấm Linh Chi và lâu gấp 2-3 lần so với nấm sò (so sánh với các thông tin về nấm linh chi và nấm sò). Do vậy cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình nuôi cấy để đạt những hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm dai tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)