Sức sản xuất thịt của gia cầm là khả năng hình thành cơ ở giai đoạn sớm, chi phí thức ăn cho tăng trọng ít, nghĩa là đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trên mỗi đơn vị sản xuất, khả năng này của các loài gia cầm liên quan mật thiết với đặc điểm ngoại hình, thể chất, tốc độ sinh trưởng…
Năng suất thịt là chỉ tiêu quan trọng và thông dụng để đánh giá sức sản xuất thịt của gia cầm. Năng suất thịt được đánh giá thông qua khối lượng cơ thể, tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ức và tỷ lệ mỡ bụng. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả thì năng suất thịt phụ thuộc vào loài, giống, tuổi, tính biệt và chế độ chăm sóc.
Trong chăn nuôi gia cầm hướng thịt, phải đánh giá gia câm sống theo các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất thịt như sau:
+ Trọng lượng ở 30 - 40 ngày tuổi
+ Tốc độ mọc lông ở 1 hoặc 10 ngày tuổi
+ Ngoại hình và sự phát triển của cơ lưỡi hái (độ lớn góc ngực). + Chi phí thức ăn cho tăng trọng
+ Tỷ lệ sống của đàn nuôi thịt
Đồng thời sau khi giết thịt phải đánh giá theo các chỉ tiêu sau: + Tỷ lệ thịt xẻ
18 + Tỷ lệ thịt đùi + Tỷ lệ thịt ngực + Tỷ lệ mỡ bụng 2.1.6. Vài nét về loại gà nghiên cứu Nguồn gốc giống gà Ri:
Đây là một giống gà có da vàng thịt trắng chân vàng, là một trong
những giống gà năng suất cao. Chúng phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung
(ở miền Nam ít hơn). Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các điểm đốm
đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu vàng tía, sặc sỡ, đuôi
có lông màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.
Gà Ri là giống gà địa phương có từ lâu đời trên đất nước ta và được nuôi phổ biến ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, phổ biến nhiều nhất ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ và trung Nam Bộ. Ngoại hình : Qua nhiều năm, gà Ri bị pha tạp nhiều, sắc lông không đồng nhất, gà mái có màu lông vàng, nâu, nâu nhạt, đen hoặc điểm các đốm đen ở đầu, cánh, cổ và chót đuôi. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu, nhất là lông cổ và đuôi, nhưng đa số có màu vàng đậm, tía. Đầu thanh đa số mào đơn (95%). Da chân vàng, chân có 2 hàng vẩy, thịt vàng, vẩy chân có khi màu đen gọi là chân chì. Gà Ri mọc lông sớm, chỉ hơn 1 tháng con đã đủ lông như gà trưởng thành. Phần lớn gà Ri có màu lông vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ, thanh, có mào đơn . Gà trống có lông màu đỏ tía, cánh và đuôi có lông đen, dáng chắc khỏe, ngực vuông và mào đứng. Hình ảnh về giống gà Ri vàng rơm ở xã Tân Khánh - Phú Bình - Thái Nguyên
Khối lượng cơ thể lúc mới nở là 37g , lúc 4 tháng tuổi gà trống trung bình đạt 1,7 kg, gà mái 1,2 kg, khối lượng cơ thể khi 1 năm tuổi, con trống nặng 1,8 - 2,5 kg; con mái nặng 1,3 - 1,8 kg. Gà Ri vàng rơm là giống phát dục sớm : 4- 4,5 tháng đã bắt đầu đẻ. Sản lượng trứng đạt 120 - 150
19
quả/mái/năm. Nếu nuôi tốt, thực hiện chế độ cai ấp khi có con có thể cho sản lượng 164 - 182 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 40 - 45 g, tỷ lệ trứng có phôi đạt 89 - 90%, tỷ lệ nở trứng ấp: 94% tỷ lệ nuôi con đên 2 tuần tuổi là 98% . Ưu điểm nổi bật nhất của gà Ri vàng là gà mọc lông, phát dục sớm, thịt trứng thơm ngon, thích nghi với khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, ít mẫn cảm đối với bệnh cầu trùng, bạch lỵ, đường hô hấp. Nhưng tầm vóc bé, trứng bé, sản lượng trứng thấp và tính đòi ấp cao. Vì vậy, gà Ri vàng rơm thích hợp với chế độ nuôi quảng canh theo hướng cả thịt và trứng ở từng hộ gia đình. Trong tương lai, khi mà trên đại trà ngành gà nuôi các giống gà cao sản, nuôi thâm canh thì gà Ri vàng rơm sẽ được coi là một đặc sản.
Gà ri vàng rơm lại được phân chia thành 2 loại đó là: Gà ri vàng rơm sinh sản và gà ri vàng rơm lấy thịt. Đối với gà ri sinh sản, quá trình chọn tạo được thực hiện ở các giai đoạn 1 ngày tuổi, 9, 19 và 38 tuần tuổi. Các cá thể này được chọn lọc thông qua các chỉ tiêu như: Tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cá thể, tiêu thụ thức ăn qua 1 - 19 tuần tuổi.
Gà ri vàng rơm lấy thịt thì trọng lượng khoảng 1,1 - 1,3 kg là có thể bán ra thị trường. Nếu nuôi đúng kỹ thuật, gà ri vàng rơm lấy thịt sẽ đạt trọng lượng chuẩn qua 15 tuần nuôi dưỡng. Để đánh giá chất lượng của đàn giống thương phẩm này, ngoài yếu tố về trọng lương nêu trên, tỷ lệ sống, tiêu thụ thức ăn từ 0 - 12 tuần tuổi cũng rất quan trọng. Yếu tố cuối cùng là các chỉ tiêu chất lượng thịt.
Mọi điều kiện chăn nuôi như chuồng trại, nguồn nước, thức ăn…phải được đảm bảo. Chuồng nuôi phải được xây trên địa bàn cao ráo, sạch sẽ và thoáng mát, nên xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam.
Tường bao quanh chuồng trại cao khoảng 40 cm, phía trên gắn lưới mắt cáo, bên ngoài che bạt hoặc phê che nhằm chống gió lùa và nước mưa hắt
20
vào. Có một điểm cần lưu ý đó là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mỗi khu chăn nuôi nên xây dựng các hố để sát trùng, tránh bệnh tật không đáng có.
Gà ri vàng rơm có thể nuôi theo nhiều hình thức như nuôi nhốt tập trung, bán chăn thả hay chăn thả hoàn toàn.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Tác giả Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) [10], đã khái quát: “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng trưởng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền của đời trước”.
Trần Công Xuân (1995), [16] đã nghiên cứu xác định mức năng lượng 21 - 19% cho 3 giai đoạn tuổi 0 - 10, 11 - 28 và 29 - 56 ngày. Với gà Ross V35 và protein tối ưu trong khẩu phần cho gà thịt. Kết quả thí nghiệm cho thấy với gà Ross 208, sử dụng mức năng lượng 3200 - 3300 - 3370 kcal/kg và mức protein 23 - là 3200 - 3300 - 3370 kcal ME/kg và 24 - 22- 20% protein thô và với gà AV35 là 3100 - 3300 - 3370 kcal ME/kg và 24 - 22- 20% protein thô. Nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lượng và protein cho gà.
Hoàng Toàn Thắng và cs (1996), [13] đã nghiên cứu nhu cầu năng lượng và tỷ lệ năng lượng/potein cho gà thịt nuôi hỗn hợp và nuôi tách riêng trống mái. Tác giả kết luận rằng đối với gà trống sử dụng mức năng lượng là 3200 kcal ME/kg, 23% protein thô và mức 3300 kcal ME/kg, 21% protein thô. Đối với gà mái sử dụng mức năng lượng là 3300 kcal ME/kg, 23% protein thô và mức 3400 kcal ME/kg, 21% protein thô. Đối với gà thịt nuôi hỗn hợp, mức năng lượng và protein đảm bảo hiệu quả cao là 3200 - 3300 kcal ME/kg và 23 - 21% protein thô.
Trong các nghiên cứu trước về nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt, các tác giả tập trung xác định nhu cầu dinh dưỡng trao đổi, protein thô và tỷ lệ năng lượng/protein. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu protein thô chưa phản ánh
21
chính xác nhu cầu của con vật, mà phải đi sâu nghiên cứu nhu cầu các axit amin mới chính là bản chất vấn đề. Lã Văn Kính và cs (1995) [6] đã nghiên cứu khẩu phần cân bằng một số axit amin giới hạn cho gà thịt và từ đó giảm hàm lượng protein thô trong khẩu phần. Kết quả thí nghiệm cho thấy vơi việc giảm protein thô trong khẩu phần (khoảng 20%) và cân bằng axit amin trong khẩu phần cho gà thịt 0 - 4 và 5 - 8 tuần tuổi chứa 21 - 19% protein thô; 1,2 - 1% lysine; 0,64 - 0,54 Methionine đã tiết kiệm 11% chi phí thức ăn cho kg tăng trọng.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
- Wash Burn, K.wetal (1992) [20] cho biết nhiệt độ cao làm gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực chăn nuôi gà broiler công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới.
- Chamber J.R (1990) [17] hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng với tiêu tốn thức ăn thường là rất cao (0,5 - 0,9) còn tương quan di truyền giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là thấp từ (0,2 - 0,8).
- Theo tác giả R.A Epym và cộng sự (1979) [18] thì dinh dưỡng không chỉ cần thiết cho sinh trưởng mà còn cần thiết để thể hiện khả năng di truyền của sinh trưởng. Gà Broiler Ross 308 phát triển mạnh nên đòi hỏi lượng thức ăn lượng thức ăn tương ứng để phát huy khả năng di truyền của chúng. Chi phí thức ăn chiếm 70% giá thành của gà Broiler, do vậy để có năng suất cao trong chăn nuôi gia cầm đặc biệt phát huy tiềm năng sinh trưởng thì một trong những vấn đề cơ bản là lập ra khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm qua từng giai đoạn nuôi.
2.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Tân Khánh là một xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Với diện tích là 2.115,73 ha và dân số 7.468 người, xã có vị trí địa lý:
22
+ Phía Bắc giáp với xã Bàn Đạt huyện Phú Bình, xã Tân Lợi huyện Đồng Hỷ.
+ Phía Nam giáp với xã Bảo Lý, huyện Phú Bình. + Phía Tây giáp xã Đào Xá, huyện Phú Bình. + Phía Đông giáp xã Tân Kim, huyện Phú Bình.
- Địa hình đất đai: Địa hình của xã Tân Khánh bao gồm đồi núi thấp xen kẽ là những cánh đồng, địa hình có xu thế dốc dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các suối làng Ngò, Ngòi Tranh, làng Cà.
- Đặc điểm khí hậu thủy văn: Xã Tân Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,86oC. Nhiệt độ cao nhất trong năm là vào giữa tháng 6, 7, trong những tháng này nhiệt độ lên tới 36,5oC. Nhiệt độ thấp nhất trong năm là vào tháng 12, 1 là khoảng 11oC, lạnh nhất có thể xuống đến 8oC. Tổng lượng mưa bình quân năm là 2332,3mm, mưa tập trung cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9 lượng mưa bình quân trong các tháng này là 350 - 400mm. Lượng mưa thấp nhất vào các tháng 10, 11, 12 trung bình đạt 16,5 - 31,3mm. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.644 giờ, tập trung cao vào các tháng 5, 6, 7, 8. (Nguồn: Trạm Khí tượng huyện Phú Bình)
- Giao thông: Xã có tuyến đường liên xã Bảo Lý - Tân Khánh - Tân Lợi (Đồng Hỷ) đã được trải nhựa, thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và phát triển. Tuy nhiên, các con đường liên thôn, liên xóm chỉ được trải sỏi, nên việc đi lại của nhân dân trong xã còn nhiều khó khăn.
2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
- Điều kiện xã hội:
+ Dân số: Tổng số hộ trong xã là 1.928, tổng số nhân khẩu là 7.468 người, trong đó, nữ là 3.725 người. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 75,17%.
+ Lao động: Tổng số lao động của xã là 5.614 người chiếm 75,17%. Tỷ lệ lao động nông thôn trên địa bàn thiếu việc làm chiếm 37,1% so với tổng số
23
lao động. Lao động nông nghiệp chiếm 78%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 7%, dịch vụ thương mại chiếm 15%.
+ Cơ sở vật chất: Trên địa bàn xã có 1 trường trung học cơ sở, 1 trường tiểu học, 1 trường mầm non. Đội ngũ giáo viên là 89 người, trong đó giáo viên mầm non là 21, tiểu học là 35, trung học cơ sở là 33, trình độ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp là 100%. Những điều kiện trên giúp cho dân trí của xã được nâng lên, chất lượng dạy và học ngày được nâng cao.
Xã có 1 trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất của trạm được xây dựng khang trang, các thiết bị khám sức khỏe ban đầu cho nhân dân được trang bị tương đối đầy đủ.
- Tình hình kinh tế: Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,5%, tổng giá trị sản xuất của xã đạt 47,52 tỷ đồng. Trong đó, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 81%, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đạt 19%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 10,8 triệu đồng/người/năm, bằng 73,4% so với thu nhập bình quân đầu người của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 24,5%.
- Tình hình văn hóa - xã hội: Công tác văn hóa thông tin tuyên truyền của xã luôn được quan tâm. Vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn minh được phổ biến sâu rộng dưới nhiều hình thức như tuyên truyền trên loa phát thanh, hệ thống tiếp sóng đài FM của xã. Công tác vận động phong trào toàn dân xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư được Mặt trận Tổ quốc xã triển khai sâu rộng xuống các xóm. Các hoạt động văn hóa thể thao như bóng đá, kéo co, các hoạt động văn nghệ thường xuyên được tổ chức, các lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát triển. Đến năm 2012, có 15 xóm xây dựng hương ước làng văn hóa. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng cải thiện, đến hết tháng 12/2012 có 6 xóm đạt làng văn hóa chiếm 24%, số gia đình đạt gia đình văn hóa là 1728 hộ chiếm 71,68%.
Tình hình dân tộc, tôn giáo, văn hóa tư tưởng được giữ vững ổn định. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được giải quyết kịp thời. An ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững.
24
2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
- Tình hình sản xuất của ngành trồng trọt:
Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp là 687,5 ha, chất đất chủ yếu là đất thịt nhẹ, đất cát pha, diện tích đất nông nghiệp đảm bảo cung cấp đủ lương thực trên địa bàn xã và một phần cung cấp lương thực cho thị trường trong tỉnh. Trong toàn xã có 59,06 ha diện tích mặt nước dùng để thả cá và tích nước phục vụ công tác thủy lợi tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
- Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi cung cấp nhu cầu thực phẩm cho toàn xã, cũng như các vùng lân cận, ngành chăn nuôi sử dụng lực lượng lao động dư thừa, tăng thu nhập cho nhân dân, đồng thời sử dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt vào chăn nuôi, làm tăng giá trị sản phẩm. Tổng số trang trại, gia trại trên địa bàn năm 2012 là 98, tổng số lao động trực tiếp trong các trang trại, gia trại là 200 lao động. Xã có 2 câu lạc bộ chăn nuôi, đó là câu lạc bộ chăn nuôi xóm Cà và xóm Thông. Các câu lạc bộ chăn nuôi hoạt động có hiệu quả và phấn đấu đến năm 2014 phát triển thành hợp tác xã chăn nuôi.
Tổng đàn trâu bò trong xã là 1.910 con, trong đó, có 1200 con trâu và 710 con bò. Đàn trâu bò được chăm sóc khá tốt, tuy nhiên, do mùa đông lạnh lượng thức ăn tự nhiên ít, việc sản xuất và dự trữ thức ăn còn hạn chế. Công tác tiêm phòng đã được người dân chú trọng hơn nên không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã.
Tổng đàn lợn hiện có của xã là 7.256 con. Trong đó, công tác giống lợn đã được quan tâm, chất lượng con giống tốt, nhiều hộ gia đình nuôi lợn giống