Đặc điểm ngoại hình và khả năng thích nghi của gà khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của gà ri vàng rơm nuôi tại trang trại ông nguyễn văn tuyên xã tân khánh, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 50)

•Màu lông :

Bảng 4.2. Đặc điểm màu lông gà khảo nghiệm

Tuần tuổi Màu lông Số lượng %

Sơ Sinh Màu trắng 4 4 Màu vàng 86 86 Màu vàng có sọc đen 10 10 5 tuần tuổi Vàng 73 76,04 Xám 6 6,25 Nâu đỏ 17 17,69 10 tuần tuổi Trống Mái Số lượng % Số lượng % Vàng Rơm 28 49,12 23 62,16 Xám 9 15,79 4 10,81 Nâu đỏ 5 8,77 2 5,41 Đốm 5 8,77 2 5,41 Hoa mơ 10 17,55 6 16,21

37

4.3. Đặc điểm ngoại hình và khả năng thích nghi của gà khảo nghiệm

•Màu chân :

- Sơ sinh: Màu chân màu vàng bóng mượt tỷ lệ 100% - 5 tuần tuổi : Màu chân vẫn không thay đổi

- 10 tuần tuổi : Màu chân vàng nhạt

•Màu da :

- Vàng hoặc vàng trắng

•Khả năng thích nghi của gà khảo nghiệm

Trong chăn nuôi công tác phòng bệnh rất quan trọng, vì đây là yếu tố quyết định sự thành, bại trong chăn nuôi. Khi gà bị bệnh khả năng sinh trưởng của gà kém, giảm chất lượng thịt và nếu không được phòng trị bệnh kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn về kinh tế. Do vậy, trong quá trình nuôi chúng tôi thường xuyên vệ sinh trong và xung quanh chuồng trại, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm. Định kỳ phun thuốc khử trùng, tẩy uế máng ăn và máng uống.

Tiêm phòng vaccine để tạo miễn dịch cho đàn gà, giúp đàn gà khỏe mạnh, tránh dịch bệnh đáng tiếc xảy ra. Lịch sử dụng vaccine cho gà như sau:

Bảng 4.3. Lịch dùng vaccine cho đàn gà Ngày

tuổi Vaccine Phòng bệnh Cách dùng

3 Newcastle + Bronchitis

Newcastle + viêm phế quản

truyền nhiễm Nhỏ mắt

7 Bursine Plus Gumboro Nhỏ miệng

15 Newcastle + Bronchitis

Newcastle + viêm phế quản

truyền nhiễm Nhỏ mắt

21 Bursine Plus Gumboro Nhỏ miệng

30 AI Cúm gia cầm Tiêm

35 Newcastle (Killed) Newcastle Tiêm

38

Tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu góp một phần quan trọng quyết định hiệu quả chăn nuôi và đây là một chỉ tiêu mà người chăn nuôi hết sức chú ý và quan tâm. Thông qua chỉ tiêu này người ta có thể đánh giá được khả năng thích nghi của giống gà với điều kiện môi trường và điều kiện nuôi dưỡng. Nếu đàn gà khỏe mạnh, tỷ lệ nuôi sống cao, phản ánh khả năng thích nghi cao và ngược lại nếu đàn gà yếu dẫn đến dễ mắc bệnh nên khả năng thích nghi kém. Để xem xét khả năng thích nghi của gà Ri vàng rơm, tôi đã theo dõi và thực hiện quy trình chăn nuôi gà theo phương thức bán chăn thả. Kết quả được trình bày tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà khảo nghiệm qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Số gà đầu kỳ(con) Số gà cuối kỳ (con) Tỷ lệ nuôi sống trong tuần (%) Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) SS 100 100 100 100 1 100 99 99 99 2 99 98 98,99 98 3 98 97 98,98 97 4 97 97 100 97 5 97 96 98,97 96 6 96 95 98,96 95 7 95 94 98,95 94 8 94 94 100 94 9 94 94 100 94 10 94 94 100 94 11 94 94 100 94 12 94 94 100 94

39

Qua bảng theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ nuôi sống giảm dần. Tuy nhiên, ở 12 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của gà Ri vàng rơm vẫn đạt ở mức cao 94%. Số gà chết chủ yếu là ở giai đoạn còn nhỏ, gà yếu ớt, sức đề kháng còn yếu, dẫn đến khả năng thích nghi với môi trường còn kém.

Tỷ lệ nuôi sống của gà Ri vàng rơm là 94%, điều đó khẳng định là giống gà này thực sự thích nghi với môi trường trên địa bàn Phú Bình - Thái Nguyên và với phương thức nuôi bán chăn thả ở nông hộ.

Bảng 4.5.Tình hình bệnh tật ở gà khảo nghiệm STT Loại bệnh mắc Tổng số gà khảo nghiệm (con) Số lượng gà mắc bệnh Kết quả điều trị khỏi Số lượng con % Số lượng con % 1 Bệnh Cầu 100 63 63,0 61 96,8 2 Trùng Bệnh CRD 100 35 35,0 33 94,2

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà tại trại gà đẻ thương phẩm, chúng tôi luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán và có những hướng điều trị kịp thời. Thời gian thực tập ở trại, chúng tôi thường gặp một số bệnh sau:

• Bệnh cầu trùng (Coccidiosis):

+ Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do 9 loại Coccidia gây ra. Chúng ký

sinh ở tế bào biểu mô ruột.

+ Triệu chứng: Tùy theo từng chủng loại và vị trí gây bệnh và có những triệu chứng bệnh khác nhau.Thường gặp ở 2 thể:

Cầu trùng manh tràng: thường gặp ở gà con 4 - 6 TT. Gà bệnh có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều, phân lỏng lẫn máu tươi hoặc có màu

40

sôcôla, mào nhợt nhạt (do thiếu máu). Mổ khám thấy manh tràng sưng to, chứa đầy máu.

Cầu trùng ruột non: bệnh thường ở thể nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là gà ủ rũ, lông xù, cánh rũ, chậm chạp; phân màu đen như bùn, lẫn nhầy, đôi khi lẫn máu; gà gầy, chậm lớn; chết rải rác kéo dài, tỷ lệ chết thấp..

+ Điều trị: Khi đàn gà bị nhiễm cầu trùng chúng tôi tiến hành điều trị

như sau:

+ Dùng Han Eba 30% và Coxymax: Liều trị 1g/2 lít nước uống. + B.complex: Liều 1g/2 lít nước.

+ Glucose K-C: Liều 1g/2 lít nước.

Cho gà uống liên tục 4 ngày thì thấy gà hoạt động và ăn uống bình thường, không thấy máu trong phân nữa. Trở lại dùng thuốc với liều phòng cầu trùng, liều phòng bằng 2/3 liều điều trị.

• Bnh CRD:

- Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Bệnh thường xảy ra ở đàn gà 3 tuần tuổi trở đi. Bệnh phát triển mạnh vào thời điểm mưa phùn, độ ẩm cao.

- Triệu chứng: Các triệu trứng qua quan sát gà bệnh thấy một số con thở khò khè, há hốc mồm ra để thở, gà hay cạo mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có con chảy nước trứng trênmắt, nước mũi. Khớp khuỷu sưng rất to trong bao khớp có nhiều dịch nhầy, gà có tư thế ngồi lên khuỷu chân.

- Bệnh tích:Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực.

+ Mổ khám thấy xoang mũi, khí quản có nhiều dịch nhầy, túi khí viêm đục. Màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày có màu trắng ngà, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở khớp, thoái hóa bề mặt của khớp, viêm bao gân và viêm màng hoạt dịch, có hiện tượng xuất hiện những đám nhạt màu ở não.

41

- Điều trị: Sau khi quan sát thấy các triệu chứng như trên chúng tôi chẩn

đoán gà bị mắc bệnh CRD và tiến hành điều trị như sau.

+ Bắt riêng những gà có biểu hiện bệnh nặng sang chuồng khác để cách ly và tiến hành điều trị.+ Cho gà uống Anti - CRD với liều 2g/lít nước uống đồng thời cho uống B.complex với liều 1g/2 lít nước uống, cho gà uống liên tục trong 4 ngày.

Sau 4 ngày điều trị gà trở lại bình thường, không có các triệu.

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của gà ri vàng rơm nuôi tại trang trại ông nguyễn văn tuyên xã tân khánh, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)