Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
Bảng 4.6. Khối lượng của gà Ri vàng rơm qua các tuần tuổi (g)
Tuần tuổi X ±mx Cv(%) SS 37,00 ±0,32 4,29 1 99,54 ±0,59 8,65 2 195,40±0,69 6,13 3 332,40 ±1,01 7,65 4 471,60 ±1,26 8,45 5 632,40±1,47 8,60 Trống Mái TB x X ±m Cv (%) X ±mx Cv (%) 6 850,4 ±1,86 10,2 735,6±1,41 6,74 793,0 7 1105,8±1,79 7,27 841,2 ±1,10 3,57 973,5 8 1378,8±3,47 21,85 987,2±1,98 9,92 1183,0 9 1604,8±1,67 4,36 1176,0±2,51 13,38 1390,4 10 1810,0±2,25 7,02 1346,0±2,23 9,24 1578,0 11 1938,8±2,36 7,16 1523,2±1,91 5,97 1731,0 12 2076,4±2,89 10,08 1698,8±1,65 4 1887,6
42
Qua bảng 4.6 cho thấy, khối lượng cơ thể gà Ri tăng dần qua các tuần tuổi. Điều này, cho thấy quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng là phù hợp, phản ánh đúng quy luật sinh trưởng chung của gia cầm.
Từ sơ sinh đến tuần tuổi thứ 5, chúng tôi tiến hành cân chung gà trống và mái. Vì lúc này chưa phân biệt rõ trống và mái. Từ 6 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi, lúc này đã phân biệt rõ trống và mái thì chúng tôi tiến hành cân riêng
Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ sinh trưởng của gà ở các tuần, giữa gà trống và gà mái có sự chênh lệch của con trống, mái là khác nhau, cụ thể qua các tuần như sau: Sự khác biệt này là do thức ăn, thời tiết khí hậu, bệnh tật và tính biệt ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng. Cụ thể : Ở tuần tuổi thứ 1 khối lượng gà đạt 99,54g tăng 89,6 g/con/tuần; ở 5 tuần tuổi khối lượng gà đạt 632,40g tăng 160,80 g/con/tuần.
Bắt đầu từ tuần 6 trở đi tôi tiến hành tách đàn trống, mái tôi thấy giữa con gà trống và gà mái có sự chênh lệch về khối lượng do yếu tố tính biệt quyết định.
+ Tuần 6: Khối lượng trung bình của gà đạt 793,30g/con, trong đó - Con trống đạt: 850,4g/con
- Con mái đạt: 735,60g/con
Khối lượng chênh lệch giữa con trống, mái là 114,4g
+ Tuần 7: Khối lượng trung bình của gà đạt 973,5g/con, trong đó - Con trống đạt: 1105,8g
- Con mái đạt: 841,2g
Khối lượng chênh lệch giữa con trống, mái là 264,6g
+ Tuần 8: Khối lượng trung bình của gà đạt 1183g/con, trong đó - Con trống đạt: 1378,8g
43
- Con mái đạt: 987,2g
Khối lượng chênh lệch giữa con trống, mái là 391,6g
+ Tuần 9: Khối lượng trung bình của gà đạt 1390,4g/con, trong đó - Con trống đạt: 1604,8g
- Con mái đạt: 1176g
Khối lượng chênh lệch giữa con trống, mái là 428,8g
+ Tuần 10: Khối lượng trung bình của gà đạt 1578 g/con, trong đó - Con trống đạt: 1810g
- Con mái đạt: 1346g
Khối lượng chênh lệch giữa con trống, mái là 464g
+ Tuần 11: Khối lượng trung bình của gà đạt 1731g/con, trong đó. - Con trống đạt: 1938,8g
- Con mái đạt: 1523,2g
Khối lượng chênh lệch giữa con trống, mái là 406,6g.
+ Tuần 12: Khối lượng trung bình của gà đạt 1887,6g trong đó: - Con trống đạt 2076,4g
- Con mái đạt 1698,8g
Khối lượng chênh lệch giữa con trống mái là 377,6g
Để thấy rõ hơn sự sinh trưởng tích lũy của đàn gà khảo nghiệm, chúng tôi đã minh họa cụ thể bằng đồ thị sinh trưởng tích lũy sau:
44 gam 0 500 1000 1500 2000 2500 ss 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tr?ng Mái
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà khảo nghiệm
Qua đồ thị hình 4.1, ta thấy sinh trưởng tích lũy của gà khảo nghiệm từ Sơ sinh đến tuần tuổi thứ 5tôi tiến hành nuôi nhốt chung không có sự phân biệt, Từ 6 tuần tuổi trở đi tôi tiến hành phân biết tách đàn trống mái theo dõi riêng và thấy sự chênh lệch giữa gà trống và gà mái.
Sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của gà khảo nghiệm
Sinh trưởng tuyệt đối là khối lượng, kích thước của vật nuôi tăng lên trong một đơn vị thời gian.
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm của phần khối lượng (thể tích, kích thước) tăng lên so với khối lượng (thể tích, khối lượng) thời điểm cân đo lần trước.
Qua 2 chỉ tiêu theo dõi này, ta có thể đưa ra quyết định kết thúc giai đoạn vỗ béo ở thời điểm nào để đạt hiệu quả chăn nuôi cao nhất. Để xác định 2 chỉ tiêu này chúng tôi đã tiến hành theo dõi diễn biến khối lượng của gà khảo nghiệm qua từng tuần tuổi trên cơ sở đó tính sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm:
45 Kết quả được thể hiện ở bảng 4.7
Bảng 4.7. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của gà Ri vàng rơm
Giai đoạn ST (Tuần tuổi)
Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
Sinh trưởng tương đối (%) Trống Mái Trống Mái SS - 1 8,93 91,60 1 - 2 13,69 65,00 2 - 3 19,57 51,91 3 - 4 19,89 34,63 4 - 5 22,97 29,13 5 - 6 31,14 14,74 29,4 15,09 6 - 7 36,49 15,09 26,11 13,39 7 - 8 39,00 20,90 21,97 15,97 8 - 9 32,29 27,20 15,15 17,59 9 - 10 29,31 24,06 12,02 13,35 10 - 11 18,40 25,31 6,87 12,35 11 - 12 19,66 25.09 6,85 10,9
Qua bảng 4.7 cho thấy:
+ Sinh trưởng tuyệt đối của gà Ri vàng rơm tăng dần qua các tuần tuổi từ 1 đến 5 tuần tuổi (từ 8,93 g/con/ngày ở tuần tuổi 1 lên 19,89 g/con/ngày ở tuần tuổi 4. Từ tuần tuổi 4 sang tuần tuổi thứ 5 sinh trưởng tuyệt đối tăng nhưng không mạnh, chỉ tăng từ 19,89 – 22,97g/con/ngày do giai đoạn chuyển giao giữa nuôi úm sang nuôi chuồng cộng với thay đổi nhiệt độ, điều kiện thời tiết không phù hợp. Sang tuần 6 trở đi chúng tôi đã tách đàn trống mái nên đàn gà mạnh ở tuần tuổi thứ 7,8,9 sinh trưởng tuyệt đối đạt là 39g/con/ngày (ở gà trống) vào tuần tuổi thứ 8, và gà mái đạt 27,20g/con/ngày ở 8 tuần tuổi.
46
Như vậy ở tuần tuổi 7,8,9 là thời gian sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà trống và mái là mạnh nhất đây là thời kì thể hiện khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất của đàn gà.
Từ tuần tuổi thứ 10 trở đi sinh trưởng tuyệt đối giảm dần vì thời kỳ này gà bắt đầu tích lũy mỡ nên sinh trưởng tuyệt đối của gà giảm dần.
+ Sinh trưởng tương đối của gà Ri vàng rơm giảm dần từ 91,61% ở 1 tuần tuổi xuống còn 6,85% giảm (gà trống) và 10,9% (gà mái) ở 12 tuần tuổi. Kết quả này phù hợp với quy luật phát triển của gia cầm. Sinh trưởng tương đối giảm mạnh nhất từ tuần tuổi 1 – 5 (từ 91,61% giảm đến 29,13 %). Kết quả này phù hợp với sinh trưởng tích lũy và sinh trưởng tuyệt đối đã trình bày ở trên.
Dưới đây là biểu đồ minh họa sinh trưởng tuyệt đối (hình 4.2) và sinh trưởng tương đối (hình 4.3)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0_1 1_2 2_3 3_4 4_5 5_6 6_7 7_8 8_9 9_10 10_11 11_12 g a m Tuần Trống Mái
47 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0_1 1_2 2_3 3_4 4_5 5_6 6_7 7_8 8_9 9_10 10_1111_12 g a m Tuần Trống Mái
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối
4.5.Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà Ri vàng rơm
Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe của đàn gà, chất lượng thức ăn và trình độ chăm sóc nuôi dưỡng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng từ đó ảnh hưởng đến năng suất của con giống. Số lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn liên quan đến mức năng lượng và Protein trong khẩu phần, từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của gia cầm. Ngoài ra lượng thức ăn tiêu thụ còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác như: Khí hậu, nhiệt độ môi trường, tình trạng sức khỏe đàn gà...
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn, đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng. Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt thì chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượnglà chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả kinh tế, vì thức ăn chiếm 70 - 80% giá thành sản phẩm. Do vậy nó luôn được các nhà chọn giống quan tâm đặc biệt.
48
Trong chăn nuôi gia cầm, giảm chi phí thức ăn là biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế lớn nhất. Kết quả theo dõi về hiệu quả sử dụng thức ăn khảo nghiệm được thể hiện qua bảng 4.8.
Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (kg)
Tuần tuổi Tiêu tốn thức ăn trong tuần Tiêu tốn thức ăn cộng dồn 1 1,3 1,3 2 1,36 1,34 3 1,42 1,37 4 1,57 1,44 5 1,67 1,50 6 2,14 1,64 7 2,33 1,77 8 2,65 1,93 9 2,87 2,07 10 3,10 2,20 11 3,58 2,32 12 4,09 2,45
Qua bảng 4.8 cho thấy, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (trong tuần và cộng dồn) của gà tăng liên tục qua các tuần tuổi của gà. Ở tuần tuổi 4 - 5 tiêu tốn thức ăn chỉ tăng nhẹ, có thể là do gà được chuyển sang môi trường mới chưa thích nghi với điều kiện mới của môi trường. Kết quả này phù hợp với quy luật chung về hiệu suất sử dụng thức ăn cho tăng trọng của gà.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng càng cao, hiệu suất sử dụng thức ăn cho tăng trọng càng giảm theo độ tuổi của gà, là do gà phải sử dụng thức ăn vào việc duy trì cơ thể khi khối lượng cơ thể tăng dần. Kết thúc thí nghiệm ở 12 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn cộng dồn là 2,45kg/kg tăng khối lượng.
49
* Chỉ số sản xuất
Bảng 4.9. Chỉ số sản xuất của gà khảo nghiệm
Tuần tuổi PI Trống Mái 10 12,52 10,39 11 7,45 10,25 12 7,54 9,63 *Phân tích
- Quang bảng 4.9 ta thấy : Chỉ số sản xuất của gà khảo nghiệm có sự thay đổi
+ Trống : 12,52 ở tuần 10 giảm xuống 7,54 ở tuần 12 + Mái : 10,39 ở tuần 10 giảm xuống 9,63 ở tuần 12
Vì vậy ta có thể nói chỉ số sản xuât của gà khảo nghiệm giảm dần là :Kết quả phù hợp với quy luật phát triển của gia cầm, càng đến gần thời điểm bán thì gia cầm càng giảm về chỉ số sản xuất vì gia cầm phát triển mạnh ở tuần 6 7 8 nên chỉ số sản xuất giảm dần theo tuần tuổi..