Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của gà ri vàng rơm nuôi tại trang trại ông nguyễn văn tuyên xã tân khánh, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

- Thun li

+ Xã có diện tích đồi với độ dốc phù hợp cho chăn nuôi gà thả vườn, là tiềm năng phát triển các trang trại, gia trại vừa và nhỏ.

+ Diện tích đất lâm nghiệp lớn (748,5 ha) là điều kiện để xã phát triển cây lâm nghiệp phục vụ nguyên liệu chế biến lâm sản.

+ Diện tích đất màu lớn (trên 200 ha) là điều kiện để cho xã phát triển cây màu có giá trị kinh tế cao như Lạc, Đỗ…

+ Xã có 1 chợ trung tâm, đây là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa rất thuận lợi cho nhân dân trong xã với các xã lân cận.

+ Đảng ủy, HĐND, UBND xây dựng cơ chế, chính sách thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn để phát triển sản xuất chế biến nông lâm sản.

+ Lực lượng lao động trong độ tuổi của xã dồi dào, là nguồn lực để phát triển sản xuất tại địa phương.

- Khó khăn

+ Tân Khánh là xã miền núi, dân cư phân bố rải rác, hạ tầng kinh tế của xã chưa phát triển, trình độ dân trí không đồng đều.

+ Xã còn nhiều xóm có tỷ lệ hộ nghèo cao (La Tú, La Muôi, Cầu Cong), việc vận động đóng góp xây dựng cơ bản của các xóm dân tộc, công giáo rất khó khăn.

+ Nhận thức về chủ trương xây dựng nông thôn mới của một bộ phận nhỏ trong xã hội còn thấp.

27

+ Vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới còn thấp, trong đó, quy mô xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật lại lớn, thu nhập của nhân dân trong xã so với mặt bằng chung của tỉnh còn thấp, việc huy động nội lực và sự đóng góp của nhân dân bị hạn chế.

+ Công tác thú y tại xã vẫn còn yếu, một số hộ gia đình mới chăn nuôi, do vậy, kinh nghiệm chưa nhiều, quản lý dịch bệnh còn khó khăn.

+ Do vốn ít, cơ sở vật chất còn lạc hậu, nên công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.

28

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm được nghiên cứu trên gà Ri vàng rơm nuôi bán chăn thả từ 1 đến 84 ngày tuổi.

Số lượng : 100 con

3.2. Thời gian nghiên cứu

Từ 08/12/2014 đến 24/5/2015

3.3. Địa điểm nghiên cứu

Tại trang trại ông Nguyễn Văn Tuyên xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3.4. Nội dung nghiên cứu

Sức sống và khả năng thích nghi của đàn gà Ri vàng rơm Tỷ lệ mắc bệnh của gà ri vàng rơm

Khả năng sinh trưởng của đàn gà Khả năng chuyển hoá thức ăn Khả năng cho thịt của đàn gà

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Phương pháp nuôi kho sát

- Vệ sinh, đảm bảo điều kiện chuồng trại.

- Giống, thức ăn và quy trình vệ sinh thú y theo quy định chung.

- Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng theo quy trình chăn nuôi gà lông màu: Mật độ nuôi: Trong chuồng 8 con/m2, sân chơi: 4 - 6 m2/con.

29

Bảng 3.1. Sơ đồ nuôi khảo sát

STT Diễn giải Thực hiện

1 Số gà khảo nghiệm 100

2 Giống Gà Ri vàng rơm

3

Phương thức nuôi

1-21 ngày tuổi Nhốt

22- 84 ngày tuổi Nuôi kết hợp thả vườn

4 Thức ăn Dabaco

3.5.2. Chăm sóc, nuôi dưỡng

•Chọn gà khảo nghiệm:

Gà khảo nghiệm được chọn ngay từ giai đoạn 1 ngày tuổi, là những gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không dị hình, không hở rốn, đúng chủng loại giống khảo sát.

•Nuôi dưỡng chăm sóc

Trước khi đưa gà vào chuồng nuôi, chuồng trại phải được cọ rửa sạch. Nền được tẩy uế bằng NaOH 2%, sau đó được quét vôi lại và khử trùng bằng Dinalon 2%. Đệm lót trấu cũng được khử trùng dày 5cm và dải đều trong chuồng. Các dụng cụ như máng ăn, máng uống, chụp sưởi cần được chuẩn bị sẵn. Bóng đèn cần được thắp sáng trong chuồng trước 1-2h trước khi đưa gà vào.

Bảng 3.2. Nhiệt độ duy trì trong chuồng

STT Tuổi gà Nhiệt độ trong quây gà,

chuồng nuôi (oC) 1 1-3 ngày 32-33 2 4-7 ngày 30-31 3 Tuần 2 27-29 4 Tuần 3 25-27 5 Tuần 4 24-26

6 Tuần 5 Nhiệt độ môi trường

30

Thức ăn: Sử dụng thức ăn hỗn hợp cho gà lông màu của công ty thức ăn Dabaco. Cho ăn làm 2-3 lần/ ngày phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gà.

Bảng 3.3. Thành phần và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn sử dụng

Thành phần Đơn vị tính Giai đoạn (1-21) ngày tuổi Giai đoạn (22-42) ngày tuổi Giai đoạn (43-xuất bán)

Năng lượng trao đổi (ME) (tối thiểu) Kcal/kg 3000 3000 3050 Protein thô (CP) (tối thiểu) % 20,5 18,5 17,5

Ca (Min-Max) % 0,9-1,2 0,8-1,3 0,8-1,3

P (tối thiểu) % 0.6 0.6 0,6

Muối (Min-Max) % 0,2-0,5 0,3-0,6 0,3-0,6

Xơ thô (tối đa) % 4 6 6

Độ ẩm (tối đa) % 13 14 14

Lysine (tối thiểu) % - 0.8 0,8

3.5.3. Phương pháp điu trđiu tr bnh trên đàn gà:

Điều trị bệnh cho gà khảo nghiệm trên toàn đàn, cho uống nước có pha thuốc, tiêm toàn đàn để điều trị bệnh.

3.6. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

- Tỷ lệ nuôi sống của gà khảo nghiệm - Khả năng sinh trưởng.

+ Sinh trưởng tích luỹ + Sinh trưởng tuyệt đối + Sinh trưởng tương đối

- Khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn - Chỉ số sản xuất

31

- Khảo sát khả năng cho thịt gà thí nghiệm ở 12 tuần tuổi

Tỷ lệ nuôi sống: Ghi chép số lượng gà chết hàng ngày rồi tính theo công thức:

Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số gà cuối kỳ (con) x 100 Số gà đầu kỳ (con)

Khả năng sinh trưởng

- Sinh trưởng tích luỹ: Được xác định bằng khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi từ 1- 12 tuần tuổi

Lấy mẫu bằng cách quây ngẫu nhiên và cân khối lượng với số lượng 50% tổng số con

Thời gian cân vào lúc 8h - 9h trước khi cho ăn

- Sinh trưởng tuyệt đối: Tính theo công thức (TCVN2 - 39, 1977)[17] A = P2 - P1

t Trong đó:

A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày ) P1: Khối lượng cơ thể cân đầu kì (g ) P2: Khối lượng cơ thể cân cuối kì (g ) t : Khoảng cách giữa hai lần cân (ngày )

- Sinh trưởng tương đối: Tính theo công thức (TCVN2-40,1977) [16] R (%) =

P2 - P1

x 100 (P2 + P1)/2

Trong đó:

R (%): Sinh trưởng tuyệt đối

P1: Khối lượng cơ thể gà cân đầu kì (g) P2: Khối lượng cơ thể gà cân cuối kì (g)

32

Khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn

Tiêu tốn thức ăn cho một con gà thí nghiệm ở giai đoạn từ 1 - 12 tuần tuổi, lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày cần chính xác, lượng thức ăn đổ vào máng vào giờ cố định đến đúng giờ đó hôm sau.

Hàng tuần cân thức ăn để theo dõi về khối lượng thức ăn mà gà ăn hết trong tuần từ đó tính:

+ Lượng thức ăn trung bình/ gà/ ngày (g) =

+ Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng (tuần) =

+ Tiêu tốn thức ăn cộng dồn/ kg tăng khối lượng =

Khả năng cho thịt:

Để đánh giá chính xác khả năng sản xuất thịt của gà khảo nghiệm, tiến hành mổ khảo sát lúc 12 tuần tuổi.

- Khối lượng và tỉ lệ thân thịt

Tỷ lệ thân thịt (%) = x 100

Tổng lượng thức ăn tiêu thu trong 7 ngày (g)

7 x số gà bình quân trong tuần (con)

∑ lượng thức ăn tiêu thụ (tuần) kg

∑ khối lượng gà tăng (tuần) kg

∑ thức ăn tiêu thụ cộng dồn đến thời điểm tính kg

∑ khối lượng gà tăng cộng dồn đến thời điểm tính (kg)

Khối lượng thân thịt (g) Khối lượng sống (g)

33 - Khối lượng và tỷ lệ thịt đùi

+ Khối lượng thịt đùi được xác định bằng khối lượng đùi trái x 2 + Tỷ lệ thịt đùi (%) =

- Khối lượng và tỷ lệ cơ ngực

+ Khối lượng cơ ngực được tính bằng khối lượng cơ ngực trái x 2 + Tỷ lệ thịt ngực(%) =

+ Tỷ lệ thịt ngực+ đùi (%) = - Tỉ lệ mỡ bụng

+ Khối lượng mỡ bụng là toàn bộ khối lượng mỡ ở xoang bụng

+ Tỷ lệ mỡ bụng (%) =

3.7. Phương pháp mổ khảo sát

Để đánh giá chính xác được khả năng sản xuất thịt của gà thí nghiệm chúng tôi tiến hành mổ khảo sát gà lúc gà 12 tuần tuổi. Chúng tôi tiến hành mổ 6 con (3 trống + 3 mái). Mổ từng con một, cân khối lượng gà sống sẽ là khối lượng gà sống, vặt lông, mổ lấy hết nội tạng, các cơ quan trong ổ bụng ra cân sẽ được khối lượng thị sẻ lấy xẻ, mổ sẻ các phần thịt ngực, cơ đùi, mỡ bụng, thành từng phần riêng và cân ghi lại kết quả. Làm tương tự đối với các con còn lại.

Khối lượng thịt đùi (g)

Khối lượng thân thịt (g) x 100

Khối lượng thịt ngực ( g)

Khối lượng thân thịt (g) x 100 Khối lượng thịt ngực + đùi (g)

Khối lượng thân thịt (g) x 100

Khối lượng mỡ bụng (g)

34

3.8. Phương pháp xử lí số liệu

Xử lý số liệu theo Phương pháp : Thống kê sinh học và phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Exel 2010.

- Số trung bình (X )

- Sai số của số trung bình (mX

) - Hệ số biến dị (Cv %)

35

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Kết quả công tác phục vụ sản xuất

* Công tác phc v sn xut

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, ngoài việc thực hiện quy trình nuôi dưỡng gà thí nghiệm, tôi còn tham gia một số công việc khác:

- Chăm sóc và nuôi dưỡng cho đàn gà Ri vàng rơm từ 1 ngày tuổi đến 84 ngày tuổi

- Tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu sân chơi.

- Dọn chất độn chuồng và tiêu độc khử trùng sau mỗi lần dùng vacxin. - Làm hàng rào chắn khu sân chơi của gà.

- Úm gà con với số lượng 1000 con. - Cắt mỏ gà với số lượng 1957 con. - Tiêm phòng vaccine cho gà.

- Tư vấn cho các hộ gia đình về vệ sinh phòng bệnh, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho gia cầm.

Kết quả công tác phục vụ sản xuất được trình bày qua bảng 4.1

Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

STT Nội dung Số lượng Kết quả (An toàn, khỏi) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1 Phòng bệnh bằng vacxin An toàn Newcastle + Bronchitis 1000 1000 100 Bursine Plus 1000 1000 100 Tiêm AI 996 996 100

Tiêm Newcastle (Killed) 996 996 100

Tiêm Coryza 996 996 100 2 Chẩn đoán và điều trị bệnh Khỏi Bệnh cầu trùng 996 991 99,5 Bệnh CRD 991 987 99,6 3 Công tác khác An toàn

Nuôi dưỡng và chăm sóc cho đàn gà

Ri vàng rơm 2985 2932 98,22

Úm gà con (con) 1000 970 97,00

Sát trùng chuồng+sân chơi(m2) 5300 5300 100

Cắt mỏ gà (con) 1957 1957 100

36

* Công tác phòng và điều trị bệnh

- Bệnh Cầu trùng số lượng mắc bệnh : 996 con , điều trị khỏi : 991 con - Bệnh CRD số lượng gà mắc bệnh : 991 con , điều trị khỏi : 987 con

* Công tác chăn nuôi

- Ngoài chăn nuôi gà khảo nghiệm còn nuôi dưỡng và chăm sóc cho đàn gà Ri vàng rơm là 2985 con

- Úm gà con : 1000 con , cắt mỏ gà 1957 con , làm hàng rào sân chơi : 500 m

4.2. Đặc điểm ngoại hình và khả năng thích nghi của gà khảo nghiệm

•Màu lông :

Bảng 4.2. Đặc điểm màu lông gà khảo nghiệm

Tuần tuổi Màu lông Số lượng %

Sơ Sinh Màu trắng 4 4 Màu vàng 86 86 Màu vàng có sọc đen 10 10 5 tuần tuổi Vàng 73 76,04 Xám 6 6,25 Nâu đỏ 17 17,69 10 tuần tuổi Trống Mái Số lượng % Số lượng % Vàng Rơm 28 49,12 23 62,16 Xám 9 15,79 4 10,81 Nâu đỏ 5 8,77 2 5,41 Đốm 5 8,77 2 5,41 Hoa mơ 10 17,55 6 16,21

37

4.3. Đặc điểm ngoại hình và khả năng thích nghi của gà khảo nghiệm

•Màu chân :

- Sơ sinh: Màu chân màu vàng bóng mượt tỷ lệ 100% - 5 tuần tuổi : Màu chân vẫn không thay đổi

- 10 tuần tuổi : Màu chân vàng nhạt

•Màu da :

- Vàng hoặc vàng trắng

•Khả năng thích nghi của gà khảo nghiệm

Trong chăn nuôi công tác phòng bệnh rất quan trọng, vì đây là yếu tố quyết định sự thành, bại trong chăn nuôi. Khi gà bị bệnh khả năng sinh trưởng của gà kém, giảm chất lượng thịt và nếu không được phòng trị bệnh kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn về kinh tế. Do vậy, trong quá trình nuôi chúng tôi thường xuyên vệ sinh trong và xung quanh chuồng trại, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm. Định kỳ phun thuốc khử trùng, tẩy uế máng ăn và máng uống.

Tiêm phòng vaccine để tạo miễn dịch cho đàn gà, giúp đàn gà khỏe mạnh, tránh dịch bệnh đáng tiếc xảy ra. Lịch sử dụng vaccine cho gà như sau:

Bảng 4.3. Lịch dùng vaccine cho đàn gà Ngày

tuổi Vaccine Phòng bệnh Cách dùng

3 Newcastle + Bronchitis

Newcastle + viêm phế quản

truyền nhiễm Nhỏ mắt

7 Bursine Plus Gumboro Nhỏ miệng

15 Newcastle + Bronchitis

Newcastle + viêm phế quản

truyền nhiễm Nhỏ mắt

21 Bursine Plus Gumboro Nhỏ miệng

30 AI Cúm gia cầm Tiêm

35 Newcastle (Killed) Newcastle Tiêm

38

Tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu góp một phần quan trọng quyết định hiệu quả chăn nuôi và đây là một chỉ tiêu mà người chăn nuôi hết sức chú ý và quan tâm. Thông qua chỉ tiêu này người ta có thể đánh giá được khả năng thích nghi của giống gà với điều kiện môi trường và điều kiện nuôi dưỡng. Nếu đàn gà khỏe mạnh, tỷ lệ nuôi sống cao, phản ánh khả năng thích nghi cao và ngược lại nếu đàn gà yếu dẫn đến dễ mắc bệnh nên khả năng thích nghi kém. Để xem xét khả năng thích nghi của gà Ri vàng rơm, tôi đã theo dõi và thực hiện quy trình chăn nuôi gà theo phương thức bán chăn thả. Kết quả được trình bày tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà khảo nghiệm qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Số gà đầu kỳ(con) Số gà cuối kỳ (con) Tỷ lệ nuôi sống trong tuần (%) Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) SS 100 100 100 100 1 100 99 99 99 2 99 98 98,99 98 3 98 97 98,98 97 4 97 97 100 97 5 97 96 98,97 96 6 96 95 98,96 95 7 95 94 98,95 94 8 94 94 100 94 9 94 94 100 94 10 94 94 100 94 11 94 94 100 94 12 94 94 100 94

39

Qua bảng theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ nuôi sống giảm dần. Tuy nhiên, ở 12 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của gà Ri vàng rơm vẫn đạt ở mức cao 94%. Số gà chết chủ yếu là ở giai đoạn còn nhỏ, gà yếu ớt, sức đề kháng còn yếu, dẫn đến khả năng thích nghi với môi trường còn kém.

Tỷ lệ nuôi sống của gà Ri vàng rơm là 94%, điều đó khẳng định là giống gà này thực sự thích nghi với môi trường trên địa bàn Phú Bình - Thái Nguyên và với phương thức nuôi bán chăn thả ở nông hộ.

Bảng 4.5.Tình hình bệnh tật ở gà khảo nghiệm STT Loại bệnh mắc Tổng số gà khảo nghiệm (con) Số lượng gà mắc bệnh Kết quả điều trị khỏi Số lượng con % Số lượng con % 1 Bệnh Cầu 100 63 63,0 61 96,8 2 Trùng Bệnh CRD 100 35 35,0 33 94,2

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà tại trại gà đẻ thương phẩm, chúng tôi luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán và có những hướng điều trị kịp thời. Thời gian thực tập ở trại, chúng tôi thường gặp một số bệnh sau:

• Bệnh cầu trùng (Coccidiosis):

+ Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do 9 loại Coccidia gây ra. Chúng ký

sinh ở tế bào biểu mô ruột.

+ Triệu chứng: Tùy theo từng chủng loại và vị trí gây bệnh và có những triệu chứng bệnh khác nhau.Thường gặp ở 2 thể:

Cầu trùng manh tràng: thường gặp ở gà con 4 - 6 TT. Gà bệnh có biểu

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của gà ri vàng rơm nuôi tại trang trại ông nguyễn văn tuyên xã tân khánh, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)