Những kiến nghị

Một phần của tài liệu Tiểu luận đề tài văn hóa giải trí ở thành phố hải phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 82 - 96)

- Khu đô thị OLIMPIA Dự án xây dựng Khu đô thị Olympia được Bộ Kế hoạch và

3.4. những kiến nghị

Chúng tôi xin đề xuất với Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân cùng các cơ quan hữu quan của thành phố một số kiến nghị sau:

1. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố cần xây dựng và hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2010 - 2020 ở các địa bàn khác nhau, các loại hình hoạt động khác nhau. Hệ thống quy hoạch này phải đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu giải trí của cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố.

2. Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển văn hoá giải trí và các loại hình văn hoá vui chơi giải trí lành mạnh ở thành phố. Đó là các chính sách về xã hội hoá, chính sách về đầu tư và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực vui chơi giải trí, chính sách mở rộng giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí. Đề nghị thành phố xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của một số ngành, một số cơ quan của thành phố trong việc quản lý và tổ chức hoạt động các loại hình văn hoá giải trí. Việc phân công, phân cấp quản lý phải rõ ràng, tránh chồng chéo và phải tạo ra được sự thống nhất trong quản lý của thành phố, tránh tình trạng cục bộ, khép kín.

3. Hải Phòng là thành phố công nghiệp lớn có đội ngũ công nhân lao động đông đảo. Trong nhiều năm qua, Hải Phòng đã xây dựng nhiều khu công nghiệp tập trung, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất và một số lượng công nhân lao động không nhỏ đến đây làm việc. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có số lượng công nhân lớn. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì lợi nhuận đã gia tăng cường độ lao động, ít quan tâm đến điều kiện vật chất, tinh thần cho người lao động, bên cạnh đó là điều kiện ăn, ở của CNLĐ tại các khu công nghiệp tập trung gặp rất nhiều khó khăn, đó là chưa kể đến đời sống văn hoá tinh thần của họ rất thiếu thốn, ít có điều kiện để giải trí, hồi phục sức khoẻ, trong khi xung quanh những nơi ở của họ có không ít những tệ nạn xã hội, những hoạt động giải trí phản văn hoá, tiêu cực. Vì vậy, đề nghị Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố và các ban ngành chức năng thành phố cần quan tâm:

+ Trong quy hoạch về chiến lược phát triển thành phố những năm 2010 - 2020, ngoài việc cấp đất cho các doanh nghiệp đầu tư cơ sở sản xuất, cần tạo điều kiện về quỹ đất để doanh nghiệp xây dựng các khu nhà ở, khu vui chơi giải trí, công viên, cây xanh dành cho công nhân lao động của các doanh nghiệp này.

+ Thành phố có cơ chế, chính sách, quy định cụ thể yêu cầu các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm túc Bộ luật lao động và các quy định của thành phố về thời gian lao động, thời gian nghỉ ngơi và những điều kiện về đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho người lao động.

4. Uỷ ban nhân dân thành phố cần quan tâm đầu tư nhiều hơn trong lĩnh vực văn hoá để tạo ra động lực mới cho quá trình phát triển các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí ở Hải Phòng. Các lĩnh vực trọng điểm đó là:

+ Đầu tư vào các hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của thành phố Hải Phòng (như hoạt động giải trí trong sinh hoạt lễ hội truyền thống, du lịch sinh thái nhân văn...)

+ Đầu tư vào các khu vực sáng tạo các hoạt động vui chơi giải trí theo hướng dân tộc, hiện đại, nhân văn, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, sáng tạo các loại hình vui chơi giải trí độc đáo của Hải Phòng.

+ Đầu tư vào ngành công nghiệp giải trí như sản xuất các chương trình giải trí trên phát thanh, truyền hình, điện ảnh, Video... đặc biệt là khai thác lợi thế của các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục, định hướng các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh ở thành phố Hải Phòng.

5. Sở Văn hoá Thông tin, Sở Du lịch, Báo Hải Phòng, Đài Phát thanh -Truyền hình Hải Phòng và các cơ quan thông tin đại chúng khác cần đẩy mạnh tuyên truyền về văn hoá vui chơi giải trí lành mạnh cho nhân dân thành phố, đồng thời phê phán xu hướng giải trí tiêu cực, chống các phản giá trị trong lĩnh vực văn hoá vui chơi giải trí.

Kết luận

1. Từ việc nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về vai trò, vị trí, chức năng xã hội của các hoạt động vui chơi giải trí, coi các hoạt động vui chơi giải trí như một bộ phận trọng

yếu của văn hoá, có tác động to lớn đến việc xây dựng môi trường văn hoá, xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống xã hội, nhất là trong tình hình hiện nay, luận văn " Văn hoá giải

trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay" đã đánh giá thực trạng và đề

xuất các phương hướng và giải pháp phát triển văn hoá giải trí ở thanh phố Hải Phòng trong thời gian tới, làm cho văn hoá giải trí trở thành một động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu tinh thần ngày càng cao của nhân dân thành phố Hải Phòng.

2. Việc khảo sát, phân tích, đánh giá văn hoá giải trí trên địa bàn thành phố Hải Phòng là một công việc gặp nhiều khó khăn, phức tạp, vì vậy luận văn mới chỉ tập trung vào khảo sát một số lĩnh vực cơ bản là: Văn hoá giải trí qua các thiết chế văn hoá công cộng; văn hoá giải trí qua các phương tiện thông tin đại chúng; văn hoá giải trí qua các dịch vụ văn hoá nghệ thuật; văn hoá giải trí qua các sinh hoạt văn hoá truyền thống; văn hoá giải trí qua các hoạt động du lịch; hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực văn hoá giải trí...

Có thể nói, trong thời gian qua, các hoạt động văn hoá giải trí ở Hải Phòng đã có sự chuyển biến tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân thành phố. Các loại hình này đã được phát triển một cách đa dạng hơn, từng bước đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao của công chúng thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Những mặt hạn chế trong lĩnh vực văn hoá giải trí thể hiện cả về phương diện lãnh đạo quản lý và cả về tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí. Đó là những bất cập về nhận thức, quản lý, điều hành và giám sát, kiểm tra của các cơ quan có trách nhiệm đối với lĩnh vực này.

3. Trên cơ sở dự báo về nhu cầu văn hoá giải trí cuả nhân dân thành phố Hải Phòng trong thời gian tới, đề tài đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển văn hoá giải trí trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện nay, tốc độ phát triển các loại hình của văn hoá giải trí diễn ra rất mạnh mẽ, bao gồm cả xu hướng tích cực và tiêu cực, trong khi đó, các chính sách và công tác quản lý văn hoá giải trí còn chưa theo kịp, hoặc còn lúng túng, bị động. Do vậy, thành phố cần quan tâm hơn về việc ban hành, bổ sung hoàn thiện các chính sách về lĩnh vực

này để các lĩnh vực của văn hoá giải trí thành phố Hải Phòng phát triển đúng hướng, góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh và sự phát triển toàn diện con người Hải Phòng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế.

Danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài

1. Nguyễn Quang Linh (2006), "Tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí cho công nhân lao động ở Thành phố Hải Phòng hiện nay", Thông tin Văn hóa và phát triển, (9), tr.54-57.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hoá sử cương, Quan Hải tùng thư, Huế.

2. Bảo tàng Hải Phòng, (2005) Báo các tổng hợp một số hoạt động Bảo tồn - Bảo tàng

từ năm 2001 - 2005, Hải Phòng.

3. Bộ Văn hoá- Thông tin - Thể thao (1992), Mấy vấn đề văn hoá và phát triển ở Việt

Nam hiện nay, Hà Nội.

4. Bộ Văn hoá Thông tin (1994), Các văn bản pháp quy về văn hoá thông tin, Tập 4,

Hà Nội.

5. Bộ Văn hoá Thông tin (2000), Các văn bản pháp quy về văn hoá thông tin, Tập 5,

Hà Nội.

6. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Văn Bính (1998), Phương pháp và tổ chức hoạt động Cung văn hoá, Nhà văn

hoá lao động trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Luận Văn thạc sĩ Văn hóa học, Đại

học văn hoá, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Bính (2003), Giao tiếp và ứng xử với tư cách là thành tố văn hoá

trong hoạt động doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,

Luận án tiến sĩ Lịch sử, Viện Văn hoá thông tin, Hà Nội.

9. Đinh Thị Vân Chi (2001), Nhu cầu giải trí của thanh niên, Luận án tiến sĩ Xã hội

học, Đại học quốc gia, Hà Nội.

10. Đoàn Văn Chúc (1999), Xã hội học văn hoá, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

11. Trần Tất Chủng (1997), "Còn không các trò vui chơi giải trí dân gian?", Tạp chí Du

lịch Việt Nam, (50), Hà Nội.

12. Công đoàn công ty LD du lịch quốc tế Hải Phòng, (2005), Báo cáo tóm tắt một số

hoạt động Công đoàn từ năm 2001 - 2005, Hải Phòng.

13. Công ty cổ phần thông tin kinh tế thương mại (2003) Hải Phòng, Thế và lực trong

thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Cục Thống kê Hải Phòng, Báo cáo phân tích đời sống các tầng lớp dân cư thành

15. Cung Văn hoá LĐHN Việt Tiệp Hải Phòng (2006), Tổng hợp kết quả hoạt động từ năm

2001 - 2005, Hải Phòng

16. Đại Bách khoa thư Xô viết (1985), Nxb Bách khoa toàn thư Xô Viết, M., (tiếng

Nga).

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành

Trung ương (khoá VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng bộ thành phố Hải Phòng (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIII, Nxb Hải Phòng.

21. Đồ Sơn thắng cảnh và du lịch (1997), Nxb Hải Phòng.

22. Phạm Duy Đức (2004), Hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay những vấn đề

lý luận và thực tiễn, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

23. Trịnh Minh Hiên (1993), Hải Phòng - Di tích lịch sử - Văn hoá, Nxb Hải Phòng.

24. Trịnh Minh Hiên (2006), Lễ hội truyền thống tiêu biểu Hải Phòng, Nxb Hải Phòng.

25. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2002), Văn hóa dân gian trong đời sống đô thị, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian với sự phát triển của xã hội, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

27. Hữu Ngọc (1995), Hồ sơ Văn hoá Mỹ, Nxb Thế giới, Hà Nội.

28. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin (1977), Về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà

Nội.

29. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Quá trình hình thành, phát triển thành phố và đặc tính người Hải Phòng (1987),

Nxb Hải Phòng.

35. Rodentan (1975), Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, Bản Tiếng Việt, Nxb

Sự thật, Hà Nội.

36. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, Kinh tế Hải Phòng 50 năm xây dựng và phát

triển (1955 - 2005), Nxb Thống kê, Hà Nội

37. Sở Thể dục Thể thao Hải Phòng (5/2006), Định hướng phát triển xã hội hoá thể dục

thể thao thành phố Hải Phòng năm 2006 - 2010.

38. Sở Văn hoá Thông tin - Uỷ ban DS - GĐ & Trẻ em thành phố Hải Phòng (2006),

Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03/2000/CT- TTg của Thủ tưởng chính phủ về việc đẩy mạnh các hoạt động Văn hoá, vui chơi, giải trí trẻ em.

39. Sở Văn hoá Thông tin Hải Phòng, Báo cáo tổng hợp quy hoạch ngành văn hoá

thông tin giai đoạn đến năm 2010.

40. Sở Văn hoá Thông tin Hải Phòng, Báo cáo hiện trạng văn hoá Hải Phòng từ năm

1990 đến tháng 9/2002.

41. Sở Văn hoá Thông tin, Quy hoạch ngành Văn hoá Thông tin đến năm 2010 (Chuyên

đề V - khôi phục, phát triển lễ hội truyền thống, văn hoá dân gian, văn hoá làng xã) - Hải Phòng, tháng 10/2003.

42. Sở Văn hoá Thông tin Hải Phòng (2005), 50 năm xây dựng và phát triển 1955 - 2005, Nxb Hải Phòng.

43. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng (1988), Nxb Hải Phòng.

44. Văn Đức Thanh (2004), Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

45. Hoàng Đình Thi (2004), Báo chí Hải Phòng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển

nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Luận văn tốt nghiệp

Đại học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

46. Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2005), Hải

Phòng 50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành 1955 - 2005, Nxb Hải

47. Giang Thu (2006), Xuân về- hấp dẫn trò chơi tổ tôm điếm, Sở Văn hóa Thông tin

Hải Phòng Hướng dẫn nghiệp vụ văn hóa cơ sở.

48. Thư viện Hải Phòng, Báo cáo tổng hợp hoạt động thư viện từ năm 2001 - 2005, Hải

Phòng.

49. Trần Thị Trâm (2005), "Vai trò của văn hoá dân gian trong các sân chơi trên truyền

hình", Tạp chí Nguồn sáng Dân gian, (3).

50. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển bách khoa Việt

Nam, Hà Nội, Tập 3

51. ánh Tuyết (1996), "Du lịch vui chơi giải trí sẽ là ngành phát triển nhanh", Tạp chí

phụ lục

Phụ lục 1

Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá của thành phố Hải Phòng 5 năm (2001 - 2005)

chỉ tiêu Đ.vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 * Tổng sản phẩm trong nước (GDP) Tỷ đồng 9.178 10.153 11,241 12.536 14,071 - Tốc độ tăng trưởng % 9,1 10,40 10,64 10,71 12,25

* GDP B/quân đầu người USD 725,2 793,3 872,8 962,2 1.070,0

* Dân số trung bình Nghìn người 1.723, 5 1.743, 4 1.754, 2 1.770, 1.784,2 - Tỷ lệ dân số đô thị % 45 * Thu hút khách Du lịch Triệu lượt 1,16 1,45 1,68, 2,12 2,43 *Doanh thu ngành D.lịch Tỷ đồng 319 441 457 464 546 * Tỷ lệ hộ nghèo % 11,7 9,5 6,7 4,5 3,0

* Bưu chính viễn thông

- Số điện thoại/100dân Máy 7,4 9,9 12,3 14,9 17,6

- Số người sử dụng Intenet 1000

ng

68 99 177 253 340

bao * Văn hoá - Tổng số sách xuất bản Triệu bản 0,18

- Tổng số Báo xuất bản Triệu

bản

10,7

- Số giờ phát sóng Đài Tiếng nói VN + Đài TP

Giờ/n gày

Một phần của tài liệu Tiểu luận đề tài văn hóa giải trí ở thành phố hải phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 82 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)